Thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp là vấn đề được nhiều doanh nghiệp mới thành lập quan tâm. Thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cần những gì? Không thành lập công đoàn có bị phạt không? Mời quý bạn đọc cùng AZTAX tìm hiểu về trình tự hồ sơ thủ tục thành lập công đoàn được quy định tại quyết định 174/QĐ-TLĐ và điều lệ công đoàn Việt Nam số 03/HD -TLĐ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Công đoàn là gì?
Căn cứ nội dung quy định tại Điều 1 Luật Công đoàn 2012 số 12/2012/QH13 quy định như sau:
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, có thể hiểu rằng công đoàn là một tổ chức đại diện cho người lao động, hoạt động với mục đích đảm bảo quyền lợi, tuyên truyền vận động giúp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Mọi hoạt động của công đoàn đều tuân theo các quy định của Công đoàn Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp là gì?
Xem thêm: Công ty cổ phần là gì?
2. Quy trình thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp
Để thành lập tổ chức công đoàn cơ sở mới tại doanh nghiệp hợp pháp và được Tổ chức công đoàn cấp trên công nhận thì thủ tục thành lập công đoàn cơ sở phải được thực hiện theo các bước sau.
Các bước thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lập ban vận động công đoàn cơ sở
Đối với những công ty chưa thành lập công đoàn cơ sở, đầu tiên sẽ thành lập ban vận động. Ban vận động sẽ do người lao động tự nguyện bầu ra.
Ban vận động sẽ có chức năng vận động, tuyên truyền và nhận đơn xin gia nhập của nhân viên tại đơn vị. Bên cạnh đó, ban vận động sẽ liên hệ với công đoàn cơ sở các cấp để được hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện.
Khi có từ 05 người trở lên (gồm đoàn viên công đoàn và người lao động muốn gia nhập), họ có thể liên hệ công đoàn cấp trên để được hỗ trợ đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở
Sau khi đáp ứng được điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, ban vận động tiến hành tổ chức đại hội thành lập. Những đối tượng tham gia đại hội gồm:
- Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở
- Người lao động đã là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam
- Đại diện doanh nghiệp, công đoàn cấp trên và các chủ thể liên quan khác nhằm chứng kiến đại hội thành lập công đoàn cơ sở
Ban vận động chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở, có thể mời thêm đoàn viên và người lao động có kinh nghiệm, uy tín tham gia điều hành hoặc làm thư ký.
Nội dung chính của đại hội thành lập công đoàn cơ sở bao gồm:
- Nêu rõ lý do tổ chức đại hội và giới thiệu các đại biểu tham dự
- Trình bày báo cáo về quá trình vận động người lao động tham gia công đoàn và các bước chuẩn bị thành lập công đoàn cơ sở
- Công bố danh sách người lao động đã gửi đơn xin gia nhập công đoàn
- Chính thức tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở
- Phát biểu của đại diện công đoàn cấp trên (nếu có)
- Phát biểu từ phía người sử dụng lao động (nếu có)
- Tiến hành bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở
- Bầu chọn chủ tịch công đoàn cơ sở
- Thông qua kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở
Việc bầu cử trong đại hội thành lập công đoàn cơ sở được tiến hành bằng bỏ phiếu kín, phiếu bầu phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.Sau đại hội, ban vận động bàn giao toàn bộ hồ sơ cho ban chấp hành hoặc chủ tịch mới và chấm dứt nhiệm vụ sau khi đại hội thành công.
Lưu ý: Trong trường hợp không thể triệu tập toàn bộ người lao động do điều kiện sản xuất, ban vận động sẽ tiến hành lấy phiếu giới thiệu nhân sự và phân phát phiếu bầu ban chấp hành, chủ tịch công đoàn cơ sở tại các đơn vị làm việc. Sau khi kiểm phiếu, kết quả sẽ được công bố công khai để tất cả đoàn viên nắm rõ.
Bước 3: Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn cơ sở sau đại hội thành lập
Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn cơ sở sau khi đại hội thành lập kết thúc:
- Trong vòng 10 ngày sau đại hội: Chủ tịch công đoàn cơ sở phải tổ chức cuộc họp ban chấp hành mới để bầu ra các vị trí quan trọng như ban thường vụ, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn.
- Trong vòng 15 ngày sau đại hội:
- Lập hồ sơ thành lập công đoàn:
- Tài liệu đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, cùng kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra, và các vị trí trong ban chấp hành và ủy ban kiểm tra công đoàn.
- Danh sách đoàn viên và đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
- Bản trích ngang lý lịch của các ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, và ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.
- Biên bản về đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
- Biên bản kiểm phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở, cùng với biên bản bầu cử tại cuộc họp ban chấp hành (nếu có).
- Công đoàn cấp trên cần đánh giá quá trình thành lập công đoàn cơ sở, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về tính tự nguyện và khách quan.
- Nếu quá trình thành lập đúng theo quy định, công đoàn cơ sở sẽ được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.
- Nếu không đáp ứng đủ điều kiện, công đoàn các cấp sẽ thông báo bằng văn bản và hướng dẫn cách thành lập lại theo đúng quy định.
- Lập hồ sơ thành lập công đoàn:
- Sau khi được công đoàn cấp trên công nhận: Ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành khắc dấu cho công đoàn. Đồng thời, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp bắt đầu triển khai các hoạt động theo quy định của Luật Công đoàn.
3. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở
Doanh nghiệp cần thỏa mãn được những điều kiện thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp được nêu rõ tại Điều 5 Nghị định số 98/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Công đoàn cơ sở phải được thành lập ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp.
- Có tối thiểu 05 đoàn viên hoặc người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
3. Có bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở không?
Chiếu theo quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn 2012 số 12/2012/QH13 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn quy định như sau sau:
- Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp thành lập công đoàn bởi tổ chức công đoàn được thành dựa trên sự tự nguyện của các thành viên tham gia.Xem thêm: Trình tự các bước thành lập doanh nghiệpXem thêm: Thành lập công ty ở nước ngoài
4. Thành lập công đoàn mất bao nhiêu ngày?
Tối đa 06 tháng sau khi thành lập và bắt đầu hoạt động, công đoàn các cấp (công đoàn ngành, công đoàn khu chế xuất, khu công nghiệp, công đoàn địa phương) liên kết với doanh nghiệp để thành lập công đoàn. Việc thành lập công đoàn giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động theo như quy định tại Luật Lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Luật Công đoàn.Sau mức thời gian quy định mà doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn, công đoàn cấp trên có thể chủ định ban chấp hành công đoàn lâm thời để đại diện bảo vệ các lợi ích chính đáng cho người lao động tại doanh nghiệp.
Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Xem thêm: Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào?
5. Xử phạt vi phạm quyền thành lập công đoàn
Căn cứ theo nội dung về mức xử phạt vi phạm quy định bảo đảm thực hiện quyền công đoàn tại Điều 14 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;
b) Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;
c) Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn;
d) Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Theo như quy định trên, hiện tại theo luật Công đoàn có 02 mức phạt vi phạm quyền công đoàn phụ thuộc vào mức độ vi phạm. Cụ thể như sau:
- Phạt từ 500.000 VND đến 1.000.000 VND: đối với các lỗi không đảm bảo được các điều kiện làm việc cho cán bộ công đoàn.
- Phạt từ từ 10.000.000 VND đến 20.000.000 VND: đối với các lỗi về lạm quyền và không tuân thủ quy định về kỷ luật cán bộ công đoàn.
Như vậy, quy trình thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp đã được AZTAX phân tích đầy đủ trong bài viết này. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về dịch vụ thành lập công ty hoàn toàn miễn phí, cũng như giải đáp các câu hỏi về thành lập doanh nghiệp nhé.
Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp đơn giản nhất 2024
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại AZTAX