Trong trường hợp công ty thay đổi giấy phép, trụ sở, địa điểm kinh doanh thì cũng sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển quận BHXH khác theo quy định của cơ quan BHXH Việt Nam nhằm thuận tiện cho việc quản lý tại địa điểm mới. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của AZTAX để biết thêm chi tiết về thủ tục này nhé!
1. Cơ sở pháp lý
Việc chuyển cơ quan BHXH quản lý sẽ được thực hiện căn cứ theo Công văn số 1366/BHXH-THU ngày 20/4/2011 của cơ quan BHXH Việt Nam hướng dẫn quy trình chuyển nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT.
2. Những lưu ý trước khi làm hồ sơ chuyển quận BHXH
Dưới đây là một số vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm trước khi thực hiện thủ tục chuyển BHXH từ quận này sang quận khác:
- Thời gian chậm nhất là vào ngày 15 của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi, đơn vị phải hoành thành lập danh sách các phát sinh tăng, giảm nộp cho cơ quan BHXH nơi đi.
- Thực hiện thu hồi thẻ BHYT vẫn còn giá trị sử dụng nộp cho cơ quan BHXH nơi đi trước 5 ngày của tháng giảm. Đối với trường hợp không trả thẻ, công ty phải lập danh sách bổ sung giá trị thẻ còn lại
- Công ty phải thanh toán đầy đủ tiền BHXH, BHYT, lập thủ tục chốt sổ và nộp hồ sơ giải quyết chế độ cho người lao động tại BHXH nơi đi dứt điểm đến thời điểm chuyển đi.
- Đăng ký tham gia BHXH, BHYT kịp thời ngay từ tháng tiếp theo tại BHXH nơi đến (nộp hồ sơ đăng ký ngay, đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên để được cấp thẻ BHYT cho người lao động), không chờ phải giải quyết xong những tồn tại với cơ quan BHXH cũ.
Xem thêm: Dịch vụ làm bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp AZTAX
Xem thêm: Mẫu công văn xin chuyển quận đóng bhxh
3. Thủ tục chuyển quận BHXH khi đổi địa điểm kinh doanh
Sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh hoặc chuyển địa điểm trụ sở công ty, việc chuyển quận Bảo hiểm xã hội (BHXH) là cần thiết để cập nhật nơi đăng ký tham gia BHXH. Quy trình chuyển quận BHXH bao gồm hai bước chính:
Bước 1: Thực hiện báo giảm BHXH, BHYT, BHTN và chốt sổ BHXH tại cơ quan BHXH cũ.
Bước 2: Tiến hành báo tăng BHXH, BHYT, BHTN tại cơ quan BHXH mới quản lý.
3.1 Tại cơ quan BHXH nơi chuyển đi
3.1.1 Báo giảm BHXH
Để thực hiện báo giảm BHXH cho cơ quan BHXH nơi chuyển đi, doanh nghiệp phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ liên quan như sau:
- Bản sao giấy phép kinh doanh mới hoặc quyết định/văn bản của cơ quan nhà nước liên quan đến việc chuyển quận của đơn vị (01 bản);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 01 bản);
- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người);
- Chứng từ nộp tiền (bản sao nếu có);
- Phiếu giao nhận hồ sơ ngừng tham gia BHXH (02 bản);
Hoặc in và gửi hồ sơ điện tử mẫu 600a báo giảm tất cả lao động đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (có ký xác nhận và đóng dấu) lên cơ quan BHXH nơi chuyển đi.
Lưu ý:
- Sau khi nộp hồ sơ giảm 600a điện tử cho cơ quan BHXH, công ty phải liên hệ với người quản lý thu để xác nhận công nợ cần thanh toán. Chậm nhất là trước 15 ngày của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi, đơn vị sẽ thanh toán các khoản nợ nêu trên và nộp hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH.
- Những đơn vị có sử dụng phần mềm kê khai BHXH điện tử, đơn vị không gửi kèm hình ảnh của một số tài liệu. Ví dụ: Bản sao giấy phép kinh doanh mới hoặc quyết định/văn bản của cơ quan nhà nước liên quan đến việc chuyển quận của đơn vị, chứng từ nộp tiền,… thì công ty phải in sao kê và nộp các tài liệu này cùng với thẻ Bảo hiểm y tế (nếu có) và gửi qua đường bưu điện đến cơ quan BHXH (phí bưu điện do cơ quan BHXH chi trả).
- Trường hợp đơn vị nộp hồ sơ và lựa chọn nhận kết quả qua đường bưu điện thì thời hạn giải quyết hồ sơ của cơ quan BHXH sẽ được kéo dài thêm 2 ngày/đợt (tức là 12 ngày/đợt).
3.1.2 Chốt sổ BHXH
Sau khi báo giảm BHXH, công ty tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ để hoàn thành thủ tục chốt sổ tại cơ quan BHXH nơi chuyển đi.
Hồ sơ chốt sổ BHXH gồm có:
- Phiếu giao nhận hồ sơ xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN áp dụng cho mẫu sổ mới (mẫu 321, 02 bản)
- Phiếu giao nhận hồ sơ xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN áp dụng cho mẫu sổ cũ (mẫu 301, 02 bản)
- Tờ rời sổ (nếu có)
- Sổ BHXH (01 sổ/ người)
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (TK1-TS, 1 bản/người)
- Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có)
Thời hạn giải quyết: trong vòng 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ chốt sổ của công ty.
Lưu ý:
- Đơn vị phải thực hiện thanh toán đầy đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN cho đến tháng chuyển đi, nộp hồ sơ giải quyết các chế độ của người lao động tại cơ quan BHXH nơi chuyển đi trước khi chuyển sang cơ quan BHXH mới.
- Đơn vị cần nhanh chóng, kịp thời đăng ký tham gia BHXH tại cơ quan BHXH nơi chuyển đến mà không cần phải đợi cơ quan BHXH nơi chuyển đi giải quyết xong các hồ sơ, yêu cầu của công ty.
3.2 Tại cơ quan BHXH nơi chuyển đến
Tại cơ quan BHXH nơi chuyển đến, doanh nghiệp tiến hành lập 01 bộ hồ sơ báo tăng BHXH, BHYT, BHTN để hoàn tất thủ tục chuyển quận BHXH.
Hồ sơ gồm:
- Thông báo chuyển địa điểm
- Biên bản chuyển địa bàn quản lý BHXH
- Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT
- Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN tại cơ quan BHXH trước đó (mẫu C12-TS, 01 bản)
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (mẫu số TK3-TS, 01 bản)
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu số TK1-TS, 01 bản/người)
- Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh/hoạt động (bản sao có chứng thực)
- Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (mẫu D02-TS, 01 bản)
- Phiếu giao nhận hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc (02 bản)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ trên, công ty tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi chuyển đến.
Lưu ý:
Trong vòng 04 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH, đơn vị phải chuyển ngay số tiền tham gia BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên làm căn cứ cho cơ quan BHXH nơi chuyển đến cấp thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp
4. Dịch vụ làm hồ sơ chuyển quận BHXH tại TPHCM
- Hỗ trợ giải đáp và tư vấn miễn phí 24/7 cho tất cả các thắc mắc liên quan đến hồ sơ BHXH cho khách hàng
- Thực hiện đầy đủ hồ sơ đúng quy trình thủ tục pháp lý
- Giảm thiểu các khoản chi phí và tiết kiệm thời gian
- Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng làm việc trực tiếp với Cơ quan bảo hiểm
- Cam kết bảo mật 100% thông tin khách hàng kể cả khi ngừng hợp tác
- Tiến trình và kết quả sẽ được bàn giao đúng thời hạn.
Hy vọng qua bài viết trên đây, doanh nghiệp có thể hiểu rõ được thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang quận khác cần những gì. Nếu doanh nghiệp còn thắc mắc, băn khoăn và cần được tư vấn, hỗ trợ trong việc tìm hiểu bất cứ vấn đề liên quan đến dịch vụ BHXH hãy liên hệ ngay với AZTAX để được hỗ trợ kịp thời và miễn phí.
Xem thêm: Chuyển quận bhxh
Xem thêm: Quy trình chuyển quận bhxh khi thay đổi địa điểm kinh doanh