}

Thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân hiện nay

Khi thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân cần làm những thủ tục gì? Các trường hợp thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân hiện nay ra sao? Quy định về thành lập doanh nghiệp, Các câu hỏi về việc thay đổi chủ doanh nghiệp sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết những thông tin về việc thay đổi chủ doanh nghiệp trong bài viết sau nhé!

1. Các trường hợp thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

cac truong hop thay doi chu doanh nghiep tu nhan
Các trường hợp thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Từ trước cho đến nay, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/Q14 đã nêu quyền quản lý của chủ doanh nghiệp cụ thể như sau:

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mỗi doanh nghiệp tư nhân sẽ có một cá nhân làm chủ. Cá nhân này sẽ tự chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản vốn có của mình. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân gắn liền với quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp.

các trường hợp thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện trong các trường hợp dưới đây:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân mất tích hoặc chết.
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân muốn bán, cho, hoặc tặng doanh nghiệp tư nhân.

Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân là gì

Xem thêm: Nội quy doanh nghiệp tư nhân

2. Thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

thu tuc thay doi chu doanh nghiep tu nhan
Thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

2.1 Thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp chết, mất tích

Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì tài sản và các khoản nợ được giải quyết như thế nào? Hiện nay, đối với các trường hợp không có di chúc của chủ doanh nghiệp đã chết thì gia đình của chủ doanh nghiệp cần lập một văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế rõ ràng. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 đã nêu rõ người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Vậy khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì tài sản và các khoản nợ sẽ được phân chia theo thứ tự kế thừa ưu tiên lần lượt hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba.

Hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp chết, mất tích. Người thừa kế chuẩn cần bị hồ sơ người dùng gồm đầy đủ các giấy tờ như sau:

  • 01 thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • 01 bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người thừa kế như CCCD/CMND/Hộ chiếu.
  • 01 bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa.
  • 01 giấy chứng tử, tuyên bố mất tích đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • 01 bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Lưu ý: Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo thông tin cung cấp trong hồ sơ cho cơ quan kiểm tra là đúng sự thật. Nếu cơ quan phát hiện hồ sơ sai trái thì chủ doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ của mình cung cấp.

Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết hoặc mất tích, việc thay đổi chủ sở hữu mới đòi hỏi các thủ tục pháp lý cụ thể để đảm bảo rằng quyền lợi và hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Dưới đây là một số bước thường được thực hiện trong quá trình này:

  • Xác định người thừa kế hoặc người đại diện pháp lý: Xác định ai sẽ trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp. Nếu chủ doanh nghiệp đã có di chúc, người thừa kế sẽ được xác định dựa trên di chúc. Nếu không có di chúc, các quy định về thừa kế theo pháp luật gia đình sẽ được áp dụng. Nếu không có người thừa kế tự nhiên, một người được chỉ định làm người quản lý tạm thời có thể được xác định.
  • Thực hiện thủ tục pháp lý: Người thừa kế hoặc người đại diện pháp lý mới cần phải thực hiện các thủ tục pháp lý để xác nhận quyền sở hữu của họ đối với doanh nghiệp.
  • Cập nhật hồ sơ doanh nghiệp: Người thừa kế hoặc người đại diện pháp lý mới cần phải cập nhật hồ sơ doanh nghiệp để phản ánh sự thay đổi về chủ sở hữu và thực hiện các thủ tục cần thiết khác theo quy định của cơ quan quản lý doanh nghiệp địa phương.
  • Bảo dưỡng hoạt động kinh doanh: Trong quá trình thay đổi chủ sở hữu, để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn quá lâu.

2.2 Thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trường hợp tặng cho doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đối với trường hợp tặng cho doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • 1 thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân dựa theo mẫu của Phụ lục II-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • 1 bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân như CCCD/CMND.
  • 1 hợp đồng tặng cho doanh nghiệp.
  • 1 bản gốc của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân muốn tặng doanh nghiệp cho người khác, muốn làm thủ tục sang tên doanh nghiệp cho người khác cần thực hiện các bước sau:

  • Xác định người nhận tặng: Chủ doanh nghiệp cần quyết định và xác định rõ người nhận tặng, đảm bảo rằng họ có đủ điều kiện và khả năng để quản lý doanh nghiệp tiếp theo.
  • Lập hợp đồng tặng: Cần lập một hợp đồng tặng chính thức, trong đó xác định rõ ràng điều kiện và các điều khoản về việc tặng doanh nghiệp. Hợp đồng này thường cần được lập bởi luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để đảm bảo tính rõ ràng và pháp lý.
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý: Người tặng cần thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển quyền sở hữu của doanh nghiệp cho người nhận, bao gồm việc cập nhật các tài liệu đăng ký doanh nghiệp.
  • Thực hiện chuyển giao: Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, cần thực hiện việc chuyển giao thực tế của doanh nghiệp từ người tặng cho người nhận. Điều này có thể bao gồm việc chuyển giao tài sản, quyền lợi và nhiệm vụ quản lý của doanh nghiệp.
  • Thông báo cho các bên liên quan: Cuối cùng, cần thông báo cho các bên liên quan như nhân viên, khách hàng và đối tác về sự thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp và tiếp tục hoạt động kinh doanh theo cách thông suốt nhất có thể.

2.3 Thủ tục sang tên chủ doanh nghiệp tư nhân trường hợp bán cho doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đối với trường hợp bán cho doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • 1 thông báo thay đổi nội dung đăng ký của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, mẫu này phải có chữ ký của người bán và người mua  theo mẫu Phụ lục II-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • 1 bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua Doanh nghiệp tư nhân.
  • 1 hợp đồng mua bán chứng minh hoàn tất việc mua bán của Doanh nghiệp tư nhân.
  • 1 bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân.

Khi chủ doanh nghiệp tư nhân muốn bán doanh nghiệp cho một doanh nghiệp tư nhân khác, cần thực hiện các bước sau:

  • Thỏa thuận mua bán: Hai bên cần thỏa thuận về điều kiện và giá cả của giao dịch. Điều này bao gồm việc xác định giá mua bán và các điều khoản khác liên quan đến giao dịch.
  • Lập hợp đồng mua bán: Cần lập một hợp đồng mua bán chính thức, trong đó xác định rõ ràng các điều kiện, điều khoản và cam kết của cả hai bên. Hợp đồng này thường cần được lập bởi luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để đảm bảo tính rõ ràng và pháp lý.
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý: Người mua cần thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển quyền sở hữu của doanh nghiệp từ người bán sang mình, bao gồm việc cập nhật các tài liệu đăng ký doanh nghiệp.
  • Chuyển giao quyền lực và tài sản: Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, cần thực hiện việc chuyển giao thực tế của doanh nghiệp từ người bán cho người mua. Điều này bao gồm việc chuyển giao tài sản, quyền lợi và nhiệm vụ quản lý của doanh nghiệp.
  • Thông báo cho các bên liên quan: Cuối cùng, cần thông báo cho các bên liên quan như nhân viên, khách hàng và đối tác về sự thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp và tiếp tục hoạt động kinh doanh theo cách thông suốt nhất có thể.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại tpHCM

2.4 Thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Để tiến hành thủ tục đổi tên chủ sở hữu doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tiến hành chuẩn bị hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp

Muốn thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ dưới đây.

  • Tiến hành thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • 01 bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân như: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của người mua, người thừa kế, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân.
  • 01 hợp đồng tặng cho doanh nghiệp, hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng đối với trường hợp tặng cho doanh nghiệp tư nhân và bản sao hợp lệ xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế.

Bước 2: Thực hiện nộp hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp

Đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân tặng, bán doanh nghiệp hay chủ doanh nghiệp tư nhân mất tích, chết thì người được thừa kế phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (từ thứ 2 –  thứ 7 hàng tuần).

Nơi nộp hồ sơ: Tại quầy số 2, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự ở Phòng Đăng ký kinh doanh – nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.

Nơi nhận giấy biên nhận hồ sơ: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thay đổi.

Trong thời gian 3 ngày làm việc (từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ) thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên chủ sở hữu mới của doanh nghiệp.

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ đăng ký, không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ, bản sao chứng chỉ hành nghề, giấy tờ chứng thực cá nhân và các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4 theo quy định của pháp luật ban hành.

Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

3. Lưu ý trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân

uu y trong truong hop ban doanh nghiep tu nhan
Lưu ý trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân

3.1 Nội dung về việc bán doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 Quy định về kinh doanh đã nêu rõ việc thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.

Hiện nay, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ về khái niệm bán doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, về bản chất có thể hiểu bán doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 là việc chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp cho người khác.

Chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và khoản nợ về tài sản khác của doanh nghiệp đã phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp. Không tính các trường hợp có thỏa thuận khác với chủ nợ và chủ nợ của doanh nghiệp.

Theo quy định về kinh doanh, người mua doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về lao động. Ngoài ra, người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

3.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhân viên khi bán doanh nghiệp tư nhân?

Căn cứ Điều 44 Bộ luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 đã nêu rõ nghĩa vụ của việc thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:

1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Đối với các trường hợp tách, chia, sáp nhập, hợp nhất, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp…ảnh hưởng đến việc làm của người lao động thì chủ doanh nghiệp phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14.

Người sử dụng lao động tương lai và người sử dụng lao động hiện tại có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua. Đối với trường hợp người lao động thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc theo quy định tại Điều 47 Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14.

3.3 Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân là một văn bản pháp lý quan trọng được sử dụng khi một cá nhân (hoặc một nhóm cá nhân) muốn mua lại hoặc bán đi một doanh nghiệp tư nhân. Đây là một tài liệu rất quan trọng để đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện của giao dịch được xác định rõ ràng và được thực hiện đúng cách.

Một hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân thường bao gồm các yếu tố sau:

  • Thông tin của các bên: Bao gồm tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của người mua và người bán.
  • Mô tả của doanh nghiệp: Cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp tư nhân bao gồm tên, mô tả hoạt động kinh doanh, tài sản, nợ nần, và bất kỳ thông tin quan trọng nào khác.
  • Giá cả và điều kiện thanh toán: Xác định giá mua bán của doanh nghiệp và các điều kiện liên quan đến việc thanh toán, bao gồm lịch trình thanh toán và phương thức thanh toán.
  • Bảo đảm và cam kết: Các cam kết và bảo đảm của người bán đối với tính chính xác của thông tin được cung cấp và về sự trung thực của doanh nghiệp.
  • Điều kiện và thời gian chuyển giao: Xác định các điều kiện cần thiết để hoàn tất giao dịch và thời gian cụ thể cho việc chuyển giao quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp.
  • Điều khoản pháp lý: Bao gồm các điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp, áp dụng pháp luật, và các điều khoản khác liên quan đến tính hợp lệ của hợp đồng.
  • Chữ ký: Hợp đồng phải được ký kết bởi cả hai bên để chứng nhận sự đồng ý của họ với các điều khoản và điều kiện được quy định.

Các hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân thường được lập bởi luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để đảm bảo rằng tất cả các pháp lý và tài chính được xem xét và bảo vệ cho cả hai bên.

4. Các câu hỏi xoay quanh về việc thay đổi chủ doanh nghiệp

cac cau hoi xoay quanh ve viec thay doi chu doanh nghiep
Các câu hỏi xoay quanh về việc thay đổi chủ doanh nghiệp

4.1 Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải giải thể?

Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa là doanh nghiệp mà chỉ có một cá nhân làm chủ, và cá nhân này tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều này là điểm đặc biệt để phân biệt doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, theo Khoản 3 của Điều 188, chủ doanh nghiệp tư nhân không được phép đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của công ty hợp danh. Hơn nữa, họ cũng không được phép tham gia vào việc góp vốn hoặc mua cổ phần trong các loại hình công ty khác như công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.
Trong việc quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự trực tiếp hoặc bổ nhiệm một người làm Giám đốc để quản lý hoạt động. Tuy nhiên, dù là ai, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Vì vậy, khi chủ doanh nghiệp tư nhân qua đời, doanh nghiệp sẽ đối diện với việc thiếu người đại diện pháp lý và người quản lý, có thể gây ra những rủi ro và thách thức trong quá trình hoạt động.

4.2 Trường hợp đặc biệt nào mà chủ doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện được quyền của mình?

Căn cứ Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ các trường hợp đặc biệt để thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:

1. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.

Như vậy, chủ doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, thông báo thay đổi doanh thu đối với trường hợp như đang chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục bắt buộc…

Đối với trường hợp chủ doanh nghiệp chết thì người thừa kế là chủ sở hữu doanh nghiệp theo thỏa thuận giữa những các người thừa kế với nhau. Trường hợp nếu không thỏa thuận được người thừa kế thì sẽ giải thể hoặc đăng ký chuyển đổi thành công ty khác.

Đối với các trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người nhận bị truất quyền thừa kế hay người thừa kế từ chối nhận thừa kế thì tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về luật dân sự.

4.3 Thành viên hộ gia đình có đăng ký hộ kinh doanh có được là chủ doanh nghiệp tư nhân không?

Căn cứ vào Điều 80 Khoản 1 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã nêu rõ quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh cụ thể như sau:

1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, thành viên hay cá nhân hộ gia đình quy định như trên chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, các cá nhân này được quyền góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Thành viên, cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (không tính các trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại) và chủ doanh nghiệp tư nhân.

4.4 Mẫu thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân?

Mẫu thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ giúp chủ doanh nghiệp biết được các nội dung cơ bản quy định có trong mẫu thay đổi. Từ đó, có thể thành lập một mẫu thay đổi chủ doanh nghiệp riêng phù hợp với cơ chế quản lý và đặc điểm của công ty.

Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền thêm nhiều nội dung vào mẫu thay đổi cho phù hợp với thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, những nội dung thêm vào đó tuyệt đối không được trái theo quy định của luật đưa ra như Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11, Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14…

Nếu chủ sở hữu đưa ra nội dung trong mẫu thay đổi chủ doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Chủ doanh nghiệp tư nhân khi hoàn thiện mẫu thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp cần lưu ý tính trung thực và chính xác của thông tin.

Tùy theo mức độ vi phạm mà chủ doanh nghiệp phải chịu, nhẹ thì phạt hành chính, nặng thì phạt hình sự.

Để giúp cho chủ sở hữu có thể tìm hiểu chi tiết thông tin trong mẫu thay đổi chủ doanh nghiệp thì AZTAX đã đem đến một mẫu thay đổi chủ doanh nghiệp đúng chuẩn theo quy định của pháp luật để các bạn tìm hiểu. Cùng tham khảo mẫu dưới đây nhé!

mau thong bao thay doi chu doanh nghiep tu nhan
Mẫu thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Thông tin về việc thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân là nội dung mà AZTAX muốn gửi đến bạn. Hy vọng là những thông tin về thay đổi chủ doanh nghiệp này sẽ giúp ích cho quá trình lập nghiệp của các bạn. Nếu có thắc mắc gì về pháp lý doanh nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan khác thì hãy liên hệ trực tiếp đến AZTAX để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

 

Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2014

Xem thêm: Thuế doanh nghiệp tư nhân

Xem thêm: Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp tư nhân

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post