Mẫu quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên – 2024

quyet dinh thanh lap cong ty tnhh mot (01) thanh vien

Mẫu quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên là văn bản được ban hành trên cơ sở thống nhất ý kiến của cá nhân hoặc tổ chức về việc cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây và tải mẫu quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất theo Luật doanh nghiệp 2020.

Mẫu quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Mẫu quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên

1. Quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên là một biên bản được lập ngay trước khi doanh nghiệp được thành lập, thể hiện ý chí của từng thành viên và người sáng lập cùng thảo luận nhằm đưa ra quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp với quy định của pháp luật.

quyet dinh thanh lap cong ty la gi
Quyết định thành lập công ty là gì?

a) Khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi là công ty TNHH) một thành viên được thành lập bởi một cá nhân hoặc một tổ chức. Chủ sở hữu của công ty TNHH 01 thành viên chịu trách nhiệm đối với những khoản vay và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Sự tách biệt về tài sản được thực hiện trong quan hệ tài sản, các khoản vay và trách nhiệm pháp lý của công ty trong quá trình kinh doanh.

Chủ sở hữu công ty tnhh 1 thành viên là một cá nhân hoặc một tổ chức quản lý. Chủ sở hữu công ty có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư quốc tế thỏa mãn đủ các yêu cầu của pháp luật về nhận thức, năng lực hành vi dân sự,…

Trường hợp công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức thành lập và quản lý dựa trên một trong hai mô hình sau:

  • Mô hình 1: Chủ tịch, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
  • Mô hình 2: Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kiểm soát viên.

Trường hợp công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu gồm có: Chủ tích, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

b) Quyết định thành lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên

Theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, nếu chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức thành lập doanh nghiệp loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên, thì một trong những thủ tục bắt buộc phải có là quyết định thành lập doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu quyết định thành lập doanh nghiệp là văn bản của chủ sở hữu thống nhất về việc thành lập doanh nghiệp.

2. Mẫu Quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Quyết định thành lập doanh nghiệp là một trong những bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng tạo nền tảng để một công ty được pháp luật công nhận và có thể hoạt động kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 4/1/2021, hồ sơ để thành lập công ty TNHH 01 thành viên không còn có quyết định thành lập doanh nghiệp của chủ sở hữu công ty như đã trong quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP (đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2021). Do đó, quyết định thành lập công ty là không cần thiết để chuẩn bị các tài liệu khi thành lập doanh nghiệp, nhưng văn bản này có thể được lưu trữ trong nội bộ của công ty.

Trên đây là những thông tin, lưu ý và mẫu về “Quyết định thành lập công ty TNHH 01 thành viên” mà AZTAX mang đến. Nếu bạn có kế hoạch thành lập doanh nghiệp nhưng lo ngại về thủ tục, hồ sơ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí. AZTAX luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty

3. Nội dung quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên

noi dung cua quyet dinh thành lập cty tnhh mtv
Nội dung quyết định thành lập công ty

Quyết định thành lập doanh nghiệp gồm những nội dung như sau:

  • Thông tin của tổ chức, cá nhân đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp;
  • Địa chỉ, ngày, tháng, năm ban hành quyết định;
  • Tên doanh nghiệp;
  • Các căn cứ quyết định thành lập doanh nghiệp;
  • Nội dung chi tiết của quyết định thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên tham gia góp vốn thành lập;
  • Vốn điều lệ;
  • Địa điểm đặt trụ sở chính;
  • Các thông tin cá nhân của người đại diện chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp phần vốn góp;
  • Thông tin cơ bản về Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc/Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

4. Lưu ý về quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên

luu y ve quyet dinh thanh lap cong ty
Lưu ý về quyết định thành lập công ty

4.1 Lưu ý về địa điểm đặt trụ sở

Địa điểm đặt trụ sở chính phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng. Được ghi cụ thể: số nhà, ngõ phố, đường quận/huyện,…

Trụ sở không đặt trong căn hộ chung cư hay nhà tập thể.

Địa chỉ đáp ứng được các điều kiện về kinh doanh.

4.2 Lưu ý về đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp phải đặt tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh.

Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc in trên các văn bản giao dịch, hồ sơ tài liệu, các ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước.

4.3 Lưu ý về người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật

Người đại diện là người chịu trách nhiệm trước pháp luật các quyền và nghĩa vụ đối với hoạt động của công ty. Do đó, tổ chức, doanh nghiệp phải lựa chọn người có trình độ cao, kinh nghiệm để có thể đưa ra quyết định và điều hành các nhiệm vụ quan trọng của công ty.

Người đại diện theo pháp luật có thể là Giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị, quản lý… Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện nếu không hài lòng với người đại diện ở hiện tại.

4.4 Lưu ý khi về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Công ty phải đăng ký ngành nghề kinh doanh cụ thể, liên quan đến hoạt động mà công ty định kiến kinh doanh. Hơn nữa, cần phải tiến hành tra cứu mã ngành nghề theo hệ thống ngành nghề kinh tế cấp 4 theo Quy định số 27/2018/QĐ-TTg để có thể nắm rõ mã ngành nghề trong giấy phép kinh doanh.

Đồng thời, doanh nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phải chú ý:

– Nếu chọn ngành nghề không yêu cầu về điều kiện thì có thể kinh doanh ngay khi được cấp giấy phép kinh doanh mà không cần chuẩn bị điều kiện tiên quyết/ liên quan hay xin giấy phép kinh doanh.

– Nếu chọn ngành nghề có điều kiện thì phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cần thiết và xin giấy phép kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

4.5 Lưu ý về vốn thành lập doanh nghiệp

Vốn là vấn đề quan trọng khi thành lập công ty TNHH một thành viên. Vốn thành lập phụ thuộc vào khả năng tài chính, kinh tế của doanh nghiệp và các yêu cầu về vốn của từng ngành nghề tại thời điểm đăng ký kinh doanh. Lưu ý, mỗi ngành nghề sẽ có quy định mức vốn tối thiểu khác nhau.

Pháp luật không quy định về vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên, nên đa số các công ty có thể tự kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào nguyện vọng và khả năng tài chính của mình. Lưu ý, doanh nghiệp không nên kê khai vốn điều lệ công ty quá thấp. Vốn điều lệ thấp ảnh hưởng một phần đến uy tín của công ty trong mắt đối tác và khách hàng.

Lưu ý, nếu doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề có yêu cầu về vốn pháp định, vốn ký quỹ,… thì phải đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định. Như thế, doanh nghiệp mới được tiến hành đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: mẫu điều lệ công ty tnhh 1 thành viên mới nhất

Xem thêm: hợp đồng chuyển nhượng công ty tnhh một thành viên

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon