Có được sử dụng người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam không? Tùy theo đặc thù của ngành nghề, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tuyển thêm lao động nước ngoài. Nên câu hỏi này được đại đa số doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Để giải đáp câu hỏi trên, mời quý doanh nghiệp cùng AZTAX tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!
1. Có được sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động?
Câu trả lời là không. Nếu lao động nước ngoài làm việc mà không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận thuộc diện miễn giấy phép lao động theo quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 VND.
Theo Điều 154 của Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động bao gồm:
- Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Chính phủ.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hay thành viên trong Hội đồng quản trị công ty cổ phần được quy định bởi Chính phủ.
- Trưởng văn phòng đại diện hay dự án hay người chịu trách nhiệm chính về các hoạt động trong tổ chức quốc tế, phi chính phủ từ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam có thời hạn dưới 3 tháng nhằm thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài hiện có không xử lý được.
- Luật sư nước ngoài có cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam như đã quy định của Luật Luật sư.
- Các trường hợp quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là môt trong các thành viên.
- Người nước ngoài kết hôn với một người Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam.
- Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm: Giấy phép lao động là gì?
2. Mức sử phạt khi sử dụng lao động người nước ngoài không có giấy phép lao động
Việc sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động là vi phạm quy định của phát luật và sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm. Cụ thể, nếu là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu VND đến 75 triệu VND, còn nếu là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 150 triệu VND. Khoản 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động, không có giấy xác nhận miễn giấy phép, hoặc sử dụng lao động nước ngoài có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận miễn giấy phép đã hết hạn. Mức phạt cụ thể như sau:
- Từ 30.000.000 VND đến 45.000.000 VND đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người.
- Từ 45.000.000 VND đến 60.000.000 VND đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người.
- Từ 60.000.000 VND đến 75.000.000 VND đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
Như vậy, mức phạt đối với người sử dụng lao động nước ngoài sẽ tùy thuộc vào việc vi phạm của cá nhân hay tổ chức và số lượng người lao động vi phạm trong tổ chức đó.
3. Hồ sơ thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Bước 1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
- Doanh nghiệp nộp Mẫu số 01/PLI – Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội tỉnh, thành phố ít nhất 15 ngày trước khi dự kiến sử dụng lao động nước ngoài.
- Hoặc nộp giấy phép lao động online qua cổng thông tin điện tử dịch vụ công quốc gia.
- Kết quả đăng ký nhu cầu sử dụng lao động sẽ được trả trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp mới giấy phép lao động
A. Hồ sơ của công ty, tổ chức:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động (Mẫu số 11/PLI).
- Văn bản chấp thuận vị trí công việc sử dụng lao động nước ngoài (đã hoàn thành ở Bước 1).
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
B. Hồ sơ của người lao động nước ngoài:
- Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam (trong vòng 12 tháng).
- Lý lịch tư pháp cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 cấp tại Việt Nam (trong vòng 6 tháng).
- Bản chứng thực hộ chiếu và visa.
- 02 ảnh chân dung 4×6, phông nền trắng.
- Văn bản chứng minh là chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật, giáo viên (bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm…).
- Trường hợp di chuyển nội bộ: Quyết định bổ nhiệm, kinh nghiệm làm việc tại công ty mẹ trên 12 tháng, giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức.
- Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ và văn bản chứng minh lao động đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam ít nhất 2 năm.
- Trường hợp chào bán dịch vụ: Văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử lao động vào Việt Nam đàm phán.
- Trường hợp làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Văn bản cử lao động và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Lưu ý: Giấy tờ cấp ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
Xem thêm: Làm gì sau khi có giấy phép lao động
4. Không bằng cấp có thể xin giấy phép lao động
Theo khoản 3 Điều 3 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 của Nghị định 70/2023/NĐ-CP), chuyên gia là lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí dự kiến làm việc tại Việt Nam.
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí dự kiến làm việc tại Việt Nam.
- Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo điểm b khoản 4 Điều 9 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 của Nghị định 70/2023/NĐ-CP), giấy tờ chứng minh chuyên gia theo quy định bao gồm:
- Văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận.
- Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật, hoặc giấy phép lao động đã được cấp, hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
Như vậy, người lao động nước ngoài không có bằng đại học vẫn có thể xin giấy phép lao động ở Việt Nam với tư cách chuyên gia nếu có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí dự kiến làm việc, kèm theo văn bản xác nhận số năm kinh nghiệm từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài.
5. Các trường hợp ngoại lệ được miễn giấy phép lao động
Có một số trường hợp ngoại lệ được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam, như người nước ngoài làm việc trong thời gian ngắn, thực hiện các dự án có thời hạn cụ thể, hoặc làm công việc có tính chất chuyên môn đặc biệt. Các trường hợp này cần được cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định cụ thể tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Hiện nay có tổng cộng 20 trường hợp mà người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động:
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
- Theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
- Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
- Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
- Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
- Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
- Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
- Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
- Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.
Xem thêm: Làm việc dưới 30 ngày có cần giấy phép lao động không?
6. Người lao động nước ngoài chỉ có visa doanh nghiệp thì có sang Việt Nam làm việc được không?
Trừ những trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật, người nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có thị thực, còn gọi là visa. Theo điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 47/2014/QH13, người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có nghĩa vụ hoạt động phù hợp với mục đích nhập cảnh.
Do đó, nếu muốn làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài cần thực hiện thủ tục xin thị thực, được ký hiệu là LĐ1 hoặc LĐ2 (hay còn gọi là visa lao động). Thủ tục này giúp đảm bảo phù hợp với mục đích nhập cảnh và làm việc tại Việt Nam một cách đúng đắn và theo quy định của pháp luật.
7. Dịch vụ làm giấy phép lao động AZTAX
AZTAX cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Dịch vụ của AZTAX bao gồm:
- Tư vấn miễn phí:
- Cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và các yêu cầu pháp lý liên quan đến việc cấp giấy phép lao động.
- Hướng dẫn chuẩn bị các tài liệu cần thiết.
- Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ:
- Soạn thảo và hoàn thiện các loại giấy tờ theo quy định.
- Kiểm tra và đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ.
- Nộp hồ sơ và theo dõi quá trình:
- Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại cơ quan chức năng.
- Theo dõi và cập nhật tiến độ xử lý hồ sơ.
- Nhận và giao giấy phép lao động:
- Nhận giấy phép lao động sau khi được cấp.
- Giao giấy phép lao động đến tận tay khách hàng.
- Tư vấn và hỗ trợ sau khi cấp giấy phép:
- Cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng trong suốt thời gian hiệu lực của giấy phép lao động.
- Hỗ trợ gia hạn giấy phép khi cần thiết.
Với AZTAX, dịch vụ xin giấy phép lao động trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. AZTAX cung cấp các giải pháp linh hoạt và cá nhân hóa để đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp, đồng thời giúp bạn duy trì tuân thủ pháp luật.
Trên đây là thông tin về việc người lao động không có giấy phép lao động doanh nghiệp có được sử dụng không? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc gặp vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài, đừng ngần ngại liên hệ ngay với AZTAX để nhận được sự tư vấn chi tiết từ các chuyên gia pháp lý.