Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần là điều cần thết để đăng ký giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để doanh nghiệp được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Vậy nội dung của mẫu giấy đăng ký kinh doanh công ty cổ phần như thế nào? Hồ sơ đăng ký, thủ tục gồm những gì? Khi nào doanh nghiệp được cấp lại giấy phép kinh doanh? Cùng AZTAX giải đáp thắc mắc trong bài viết sau nhé!
1. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
1.1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là tài liệu chính thức được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020. Giấy này ghi lại các thông tin quan trọng về đăng ký doanh nghiệp, có thể là dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử. Tương tự như giấy khai sinh của một con người, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được coi là “giấy khai sinh” của một doanh nghiệp.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các thông tin khác nhau được thể hiện trên giấy chứng nhận. Tuy nhiên, chung quy lại, tài liệu này thường ghi lại những thông tin tổng quát về loại hình kinh doanh và cách thức vận hành của doanh nghiệp. Chức năng chính của giấy chứng nhận kinh doanh là bảo vệ quyền sở hữu tên doanh nghiệp do Nhà Nước cấp, cũng như đảm bảo quyền lợi và hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp.
Sau khi đáp ứng đầy đủ các thông tin cần thiết thì Sở Kế Hoạch và Đầu Tư sẽ thực hiện cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo ngành nghề đăng ký kinh doanh mà mỗi giấy phép sẽ có những quy định khác nhau.
1.2 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
Dưới đây là mẫu giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, mẫu giấy phép đăng ký kinh doanh căn cứ theo Mẫu số 11 Nghị định 09/2018/NĐ-CP được Sở kế hoạch và đầu tư sử dụng nhiều nhất cho các doanh nghiệp mà AZTAX đã tìm hiểu. Các bạn có thể tham khảo mẫu giấy phép sau đây nhé!
Giấy chứng nhận đặng ký doanh nghiệp tư nhân:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Xem thêm: Mẫu điều lệ công ty cổ phần
Xem thêm: Người đại diện của công ty cổ phần
2. Nội dung trên mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
2.1 Thông tin cơ quan đăng ký kinh doanh
- Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (Sở Kế Hoạch – Đầu Tư/Phòng Đăng Ký Kinh Doanh)
- Tên: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần.
- Mã số doanh nghiệp.
- Ngày đăng ký doanh nghiệp lần đầu và ngày thay đổi lần mấy ( nếu có thay đổi)
- Chữ ký, họ tên Trưởng phòng/ Phó Trưởng phòng đăng ký kinh doanh, dấu mục phòng đăng ký kinh doanh
2.2 Thông tin của doanh nghiệp:
Tên công ty
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài.
- Tên công ty viết tắt.
Địa chỉ trụ sở chính
- Phải ghi địa chỉ tới cấp 4 bao gồm: số nhà, tổ, ấp, đường, khu phố, xã, phường, huyện, quận, thành phố, tỉnh.
- Và các thông tin khác gồm email, điện thoại, website.
Vốn điều lệ
- Số vốn điều lệ được ghi nhận bằng cả số và chữ.
- Mệnh giá cổ phần.
- Tổng số cổ phần
Người đại diện theo pháp luật của công ty
- Họ, tên đầy đủ và giới tính.
- Chức danh trong công ty.
- Ngày sinh, Quốc tịch và Dân tộc.
- Giấy tờ chứng thực như CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Số giấy tờ chứng thực kèm ngày cấp và nơi cấp.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Chỗ thường trú hiện tại.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
Hồ sơ và trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần được xác định cụ thể bởi Nghị định 78/2015/NĐ-CP và bao gồm các bước sau:
Để đề nghị cấp giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, các đơn vị, doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ cần thiết theo yêu cầu bên trên và tiếp tục thực hiện những bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Cơ quan tiếp nhận: Người đại diện theo pháp luật có thể trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp 1 bộ hồ sơ tại bộ phận 01 cửa phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh / thành phố – nơi dự định đặt trụ sở chính của công ty cổ phần.
Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua website. Ngay khi đã nộp hồ sơ, công ty cổ phần sẽ được nhận giấy biên nhận ghi rõ số lượng hồ sơ, thành phần hồ sơ và cả ngày hẹn nhận kết quả.
Thời gian xử lý: Trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần.
- Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh công ty cổ phần và thông báo lên cơ quan quản lý thuế.
- Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi phản hồi bằng văn bản để yêu cầu bổ sung, điều chỉnh hồ sơ sao cho hợp lệ.
Bước 2: Đăng thông tin đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần
Sau khi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần được cấp, người đại diện pháp luật sẽ phải nộp lệ phí để tiến hành Đăng bố cáo thông tin đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày. Nội dung khi đăng bố cáo gồm có:
- Các thông tin có trên giấy phép kinh doanh công ty cổ phần;
- Thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần;
- Thông tin về các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.
Bước 3: Khắc dấu tròn pháp nhân công ty cổ phần
Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần xong các doanh nghiệp đã có thông tin về mã số doanh nghiệp/mã số thuế nên có thể tiến hành khắc dấu tròn pháp nhân qua các đơn vị khắc dấu.
4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
Căn cứ theo Điều 3 Khoản 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã nêu rõ khái niệm về mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần cụ thể như sau:
Giấy phép kinh doanh gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.
Do đó, mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần mà doanh nghiệp được cấp phải đáp ứng đủ 04 điều kiện sau:
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật ban hành.
- Ngành/nghề đăng ký kinh doanh không thuộc ngành nghề bị cấm.
- Có đầy đủ các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Đã nộp đầy đủ các loại lệ phí khi đăng ký giấy phép kinh doanh của công ty.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, cá nhân hoặc doanh nghiệp cần thanh toán đầy đủ lệ phí / chi phí đăng ký kinh doanh cho cơ quan có thẩm quyền dưới hai hình thức: nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản. Hướng dẫn chi tiết sẽ được cung cấp khi đến phòng đăng ký.
Sau cùng, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể đến trực tiếp để nhận giấy phép sau 3 ngày làm việc.
Xem thêm: Công ty cổ phần là gì?
Xem thêm: Cổ phần là gì?
5. Giấy phép kinh doanh được cấp lại trong trường hợp nào?
5.1 Lý do thu hồi giấy phép kinh doanh
Căn cứ theo Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ lý do thu hồi giấy phép kinh doanh công ty cổ phần cụ thể như sau:
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Như vậy, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Các nội dung kê khai trong hồ sơ là giả.
- Trong 1 năm doanh nghiệp ngừng hoạt động mà không thông báo với cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp thành lập do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp bao gồm như cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ, người chưa thành niên, người đang bị truy cứu hình sự…).
- Doanh nghiệp vì trục lợi mà kinh doanh các mặt hàng cấm, trái với quy định của pháp luật ban hành.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty HCM
5.2 Trường hợp cấp lại giấy phép kinh doanh
Căn cứ theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ giấy phép kinh doanh công ty cổ phần được cấp lại trong các trường hợp sau:
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Đối với một số trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp bị tước giấy phép do kinh doanh các mặt hàng trái với quy định của pháp luật thì phải thực hiện nộp hết các khoản chi phí bị phạt và chịu trách nhiệm trước pháp luật với hành vi đã gây ra.
Tuy nhiên, tùy theo mức độ vi phạm mà pháp luật sẽ xem xét có cấp lại giấy phép hay không. Đối với trường hợp vi phạm nặng thì chủ doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính và chịu án hình sự, kèm theo đó là tước giấy phép kinh doanh cả đời.
6. Các câu hỏi lên quan đên mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
6.1 Số giấy chứng nhận đăng ký
Số giấy phép kinh doanh là mã số hộ đăng ký kinh doanh hoặc mã số của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thành lập sẽ được cấp giấy phép kinh doanh và mã số doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ nội dung về số giấy chứng nhận đăng ký và giấy phép kinh doanh công ty cổ phần cụ thể như sau:
1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
Mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp duy nhất một mã số doanh nghiệp (số giấy chứng nhận đăng ký). Mã số này vừa là mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, vừa là mã số thuế. Mã số sẽ có hiệu lực khi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch với đối tác kinh doanh.
6.2 Thẩm quyền cấp lại giấy phép kinh doanh thuộc cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 68 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về cấp lại giấy phép kinh doanh công ty cổ phần và thay đổi nội dung đăng ký như sau:
1. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị cấp lại đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký địa điểm kinh doanh do bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp hoặc chi nhánh có địa điểm kinh doanh gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Theo đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại giấy phép kinh doanh thì thẩm quyền cấp lại giấy phép thuộc về Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thì thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận thuộc về phòng đăng ký kinh doanh – nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.
6.3 Việc hiệu đính thông tin trên giấy phép kinh doanh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc hiệu đính thông tin trên giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng được quy định cụ thể như sau:
1. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hiệu đính thông tin đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp nếu thông tin nêu tại văn bản đề nghị của doanh nghiệp là chính xác.
Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo về việc hiệu đính nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến doanh nghiệp và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo.
Việc hiệu đính thông tin trên Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và các thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
Như vậy, nếu công ty phát hiện nội dung trên giấy phép kinh doanh chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký đã đăng ký thì công ty thực hiện gửi văn bản đề nghị hiệu đính thông tin đến Phòng đăng ký kinh doanh – nơi công ty đặt trụ sở chính.
Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện cấp lại giấy phép kinh doanh trong thời hạn 03 ngày. Thời gian này được từ ngày nhận được văn bản đề nghị, nếu thông tin nêu tại văn bản đề nghị của công ty là hoàn toàn chính xác.
Nếu Phòng đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung trên giấy phép kinh doanh chưa chính xác so với hồ sơ đăng ký thì Phòng đăng ký sẽ gửi thông báo về việc hiệu đính nội dung cho doanh nghiệp. Sau đó, sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 ngày.
6.4 Mức xử phạt khi không có giấy phép kinh doanh là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về việc xử phạt khi không có giấy phép kinh doanh công ty cổ phần cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;
b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;
c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
Nếu mở công ty với các ngành đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh thì sẽ bị xử phạt. Đồng thời, trường hợp công ty kinh doanh các ngành đầu tư không có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh thì vẫn bị xử phạt.
6.5 Tra cứu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần tại đâu?
Muốn tra cứu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn có thể sử dụng Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Truy cập vào đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx. Chỉ cần nhập mã số thuế của doanh nghiệp, hệ thống sẽ hiển thị thông tin đăng ký liên quan
6.6 Cách nhận biết giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
Dưới đây là cách nhận biết giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ cơ quan thẩm quyền:
- Hình thức: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần có thể là văn bản trên giấy hoặc văn bản điện tử.
- Đặc điểm chung: Mặt trước có chữ màu vàng kim trên nền đỏ. Mặt sau chứa thông tin đầy đủ với dấu đỏ, chữ ký của cơ quan cấp, quốc hiệu, và tiêu ngữ. Với văn bản trên giấy, có chữ nổi và hoa văn nổi ở mặt sau.
- Mã số doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có mã số riêng biệt, gồm 10 chữ số liền nhau.
- Tên doanh nghiệp: Gồm loại hình kinh doanh và tên riêng của doanh nghiệp bằng tiếng Việt, tiếng Anh, và tên viết tắt (nếu có).
- Trụ sở chính: Có thông tin chi tiết và chính xác về địa chỉ trụ sở chính, bao gồm email, website, số điện thoại.
- Vốn điều lệ: Số vốn điều lệ được ghi rõ bằng tiếng Việt, đối với công ty cổ phần còn ghi tổng số cổ phần và mệnh giá của mỗi cổ phần.
- Thông tin người đại diện và chủ sở hữu: Bao gồm ngày tháng năm sinh, tên đầy đủ, chức danh, số CMND hoặc căn cước công dân, hộ chiếu, và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Thông tin về mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần đã được AZTAX cập nhật trong nội dung bài viết trên. Bỏ túi ngay những thông tin bổ ích này để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình nhé! Chúc các bạn thành công! Liên hệ ngay với AZTAX nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến các vấn đề pháp lý khi thành công ty. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giải đáp miễn phí 100%.
Xem thêm: Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần