Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần là thủ tục được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm khi cần tăng thêm số vốn đầu tư để phát triển hoạt động kinh doanh. Khi nào được tăng vốn điều lệ công ty cổ phần? Bài viết sau đây AZTAX sẽ chia sẻ hình thức và thủ tục tăng vốn điều lệ một cách cụ thể!

1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là gì?
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần đã được bán. Điểm quan trọng trong vốn điều lệ của công ty cổ phần là được xác định tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bao gồm tổng giá trị mệnh giá của các cổ phần đã được đăng ký mua và được ghi rõ trong Điều lệ của công ty cổ phần.
2. Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Bước 1: Lựa chọn phương án tăng vốn điều lệ

Có ba phương án mà công ty có thể lựa chọn để tăng vốn điều lệ, chủ yếu thông qua hình thức chào bán cổ phần, đó là chào bán cổ phần cổ phần cho công chúng, chào bán cho các cổ đông hiện hữu, và chào bán cổ phần riêng lẻ.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Thành phần hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bao gồm những giấy tờ sau:
- 01 thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh (Phụ lục II-1, Thông tư 02/2019/TT-BKHDT);
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Văn bản chấp nhận mua cổ phần, phần vốn góp dành cho nhà đầu tư nước ngoài của Phòng đăng ký đầu tư thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư;
- Giấy xác nhận về việc góp vốn của cổ đông mới (nếu có thêm cổ đông mới).
Trường hợp công ty muốn tăng vốn thông qua chào bán cổ phần thì ngoài những hồ sơ liệt kê ở trên, công ty cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ sau đây:
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu: Bản sao biên bản họp và kết luận của Đại hội đồng cổ đông về số lượng cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ công ty cổ phần. Bản sao biên bản họp và kết luận của Hội đồng quản trị khi kết thúc các đợt chào bán cổ phần.
- Chào bán cổ phần riêng lẻ: Chỉ cần chuẩn bị những hồ sơ để lưu trữ tại công ty như thông báo tăng vốn điều lệ, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và phương án của Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần riêng lẻ.
- Chào bán cổ phiếu ra công chúng: Việc chào bán cổ phần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và nộp cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Bước 3: Thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần

Công ty chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư khu vực công ty đặt trụ sở chính.
Cơ quan tiếp nhận xem xét hồ sơ từ 03 đến 05 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định thì công ty sẽ nhận được giấy biên nhận. Ngược lại, nếu bị từ chối, cơ quan sẽ gửi văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Sau khi thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh hoàn tất, cơ quan chịu trách nhiệm sẽ gửi về cho công ty 02 loại giấy tờ sau: Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố thông tin thay đổi vốn điều lệ công ty lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trong 30 ngày từ khi thực hiện thay đổi tăng vốn điều lệ, chủ công ty cần phải đăng bố cáo thông tin thay đổi về vốn điều lệ công ty cổ phần trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Sau khi doanh nghiệp thực hiện đăng bố cáo thay đổi vốn điều lệ thành công, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho Giấy biên nhận công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Khi thay đổi vốn điều lệ sẽ làm thay đổi mức thuế môn bài. Doanh nghiệp cần nộp bổ sung tờ khai thuế môn bài, hạn nộp trễ nhất là 31/12. Hồ sơ bổ sung lệ phí môn bài của doanh nghiệp: Tờ khai mẫu 08 (mẫu 08 – MST), tờ khai thuế môn bài bổ sung thông qua chữ ký số.
Chú ý:
Từ ngày 01/07/2015, khi doanh nghiệp có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chỉ có 4 thông tin về Tên công ty, địa chỉ trụ sở, Vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật mới được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Những thông tin khác như ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo ủy quyền, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thông tin đăng ký thuế, và thông tin về người quản lý doanh nghiệp sẽ được ghi nhận trên Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Hoàn tất việc góp vốn khi tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Các cổ đông góp vốn phải chịu trách nhiệm với số vốn góp mới tăng lên trong vòng 90 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh với nội dung tăng vốn điều lệ của công ty.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Xem thêm: Chuyển đổi từ công ty tnhh sang cổ phần
3. Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần để làm gì?
Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần không chỉ xây dựng lòng tin của cổ đông, mà còn gia tăng sự ổn định tài chính cho doanh nghiệp,cũng như thể hiện sự đáng tin cậy đối với đối tác và chủ nợ. Điều này đồng nghĩa rằng, sẽ đảm bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu an toàn trong hoạt động, đặc biệt khi doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và khắc phục những khó khăn trong thị trường. Đồng thời, việc tăng cường khả năng vay vốn từ ngân hàng.

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần giúp thiết lập niềm tin cho cổ đông, tăng sự bền vững của doanh nghiệp, thiết lập độ tin cậy với chủ nợ, đối tác.
Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần là quy trình xây dựng lại cấu trúc của vốn điều lệ. Ngoài ra, tăng vốn điều lệ có thể bằng hình thức kêu gọi đầu tư hoặc do góp vốn tự có của chủ sở hữu. Việc tăng vốn điều lệ sẽ có một số mục đích như sau:
- Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và cần thêm vốn cho lĩnh vực đó. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp công ty gia tăng năng lực tài chính, mở rộng cơ hội phát triển trong lĩnh vực kinh doanh mới.
- Tăng hạn mức vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.
- Tăng vốn điều lệ để khẳng định sự phát triển của công ty, củng cố niềm tin của các cổ đông và hạn chế rủi ro cho khách hàng.
Xem thêm: Công ty cổ phần là gì?
Xem thêm: Cổ phần cổ phiếu là gì?
4. Các hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Theo Điều 122 của Luật doanh nghiệp hiện hành quy định công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng việc tiến hành chào bán cổ phần công ty. Thực hiện chào bán cổ phần đồng nghĩa với việc công typhải tăng thêm số lượng cổ phần được phép chào bán ra ngoài và sau đó tiến hành bán các cổ phần này nhằm mục đích gia tăng vốn điều lệ của công ty.
Điều 123. Chào bán cổ phần
1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.
2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
b) Chào bán cổ phần riêng lẻ;
c) Chào bán cổ phần ra công chúng.
3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
Căn cứ theo Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ cụ thể các trường hợp tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần như sau:
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
- Chào bán cổ phần riêng lẻ.
- Chào bán cổ phần ra công chúng.
Chào bán cổ phần của công ty đại chúng, chào bán cổ phần ra công chúng và các tổ chức khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán ban hành. Công ty phải thực hiện đăng ký thay đổi số vốn điều lệ ít nhất trong thời gian 10 ngày.
Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đã được AZTAX tổng hợp trong nội dụng bài viết này. Nếu có câu hỏi cần giải đáp thì có thể kết nối với chúng tôi để được tư vấn giải pháp chi tiết nhất. Đội ngũ tư vấn viên AZTAX hỗ trợ miễn phí 100%. Quý khách đang gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ và quy định pháp lý. Đừng vội lo lắng, AZTAX đem đến cho quý khách Dịch Vụ Thay Đổi Thông Tin Doanh Nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn pháp lý và nhận ngay ưu đãi dịch vụ tốt nhất.
Xem thêm: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần
Xem thêm: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ
![]() |
CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN |
Fanpage: AZTAX - Giải pháp kế toán thuế |
Email: cs@aztax.com.vn |
Hotline: 0932.383.089 |
#AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp |