Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2024

luong 9 trieu co phai dong thue thu nhap ca nhan khong

Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân? Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Rất nhiều người lao động đang tìm kiếm câu trả lời về vấn đề này. Nắm bắt được điều đó, AZTAX sẽ giải đáp những câu hỏi này qua bài viết bên dưới.

1. Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

muc luong bao nhieu thi dong thue thu nhap ca nhan
Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân?

Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên mức lương cơ bản được thỏa thuận trên hợp đồng lao động. Mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp và các chi phí hỗ trợ khác mà người lao động được nhận.

Căn cứ theo Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 về Biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó, mức lương đóng thuế TNCN sẽ áp dụng theo biểu thuế dưới đây:

Bậc Thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất
1 Đến 05 5%
2 Trên 05 đến 10 10%
3 Trên 10 đến 18 15%
4 Trên 18 đến 32 20%
5 Trên 32 đến 52 25%
6 Trên 52 đến 80 30%
7 Trên 80 35%

2. Ai là người giảm trừ gia cảnh?

Đồng thời, theo Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN 04/2007/QH12, từ ngày 1/7/2013 sẽ áp dụng mức giảm trừ gia cảnh. Mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 được áp dụng theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Cụ thể:

Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:

1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, cá nhân không có người phụ thuộc phải nộp thuế TNCN khi có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm). Thu nhập này đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…

Đồng thời, mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng, tương ứng với 52,8 triệu đồng/năm. Dưới đây là một số mức thu nhập phải nộp thuế TNCN:

STT Số người phụ thuộc Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm
1 Không có người phụ thuộc > 11 triệu đồng > 132 triệu đồng
2 Có 1 người phụ thuộc > 15,4 triệu đồng > 184,8 triệu đồng
3 Có 2 người phụ thuộc > 19,8 triệu đồng > 237,6 triệu đồng
4 Có 3 người phụ thuộC > 24,2 triệu đồng > 290,4 triệu đồng
5 Có 4 người phụ thuộc > 28,6 triệu đồng > 343,2 triệu đồng

Theo quy định hiện tại, người có thu nhập vượt qua 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm) sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân. Số lượng người nộp thuế càng tăng đồng nghĩa với việc mức thuế phải đóng theo quy định sẽ tăng lên tương ứng.

Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công

Xem thêm: Thử việc có đóng thuếTNCN không

3. Hướng dẫn cách tính thuế TNCN năm 2024

3.1 Đối với cá nhân cư trú

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, cũng như Điều 7 và Điều 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký kết hợp đồng từ 03 tháng trở lên sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo một công thức cụ thể.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong quá trình tính toán thuế thu nhập cá nhân, các yếu tố quan trọng bao gồm:

  • Thu nhập tính thuế được xác định bằng cách trừ các khoản giảm trừ từ tổng thu nhập chịu thuế.
  • Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập sau khi loại bỏ các khoản được miễn.
  • Thuế suất áp dụng cho tiền lương và tiền công của cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được thực hiện theo một cấp độ tăng dần.

Theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, các cá nhân không ký kết hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng dưới 03 tháng, nhưng có thu nhập tổng cộng từ 02 triệu đồng trở lên, sẽ phải chịu mức khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập (quy trình này được thực hiện trước khi thanh toán tiền lương).

Điều này đồng nghĩa với việc cá nhân không ký kết hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng dưới 3 tháng, nhưng có thu nhập từ tiền lương hoặc tiền công mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên sẽ phải chịu mức thuế 10%, trừ trường hợp đã cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.

Thuế TNCN phải nộp = 10% x Tổng mức thu nhập trước khi trả

3.2. Đối với cá nhân không cư trú

Theo quy định tại Điều 18 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương hoặc tiền công của cá nhân không cư trú được tính dựa trên một công thức cụ thể.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất 20%

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương hoặc tiền công sẽ được xác định tương tự như đối với cá nhân cư trú. Trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở cả Việt Nam và nước ngoài nhưng không thể phân biệt được phần thu nhập nhận tại Việt Nam, công thức tính thu nhập chịu thuế sẽ được áp dụng như sau:

  • Trường hợp 1: Đối với cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam, tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam sẽ được tính bằng cách chia số ngày làm việc tại Việt Nam cho tổng số ngày làm việc trong năm, nhân với tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu cộng với thu nhập chịu thuế khác phát sinh tại Việt Nam.
  • Trường hợp 2: Đối với các trường hợp cá nhân nước ngoài hiện diện tại Việt Nam
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày có mặt tại Việt Nam/365 x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu + Thu nhập chịu thuế khác phát sinh tại Việt Nam.

4. Thời hạn nộp thuế TNCN

Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định cụ thể trong Luật Quản lý Thuế năm 2019 như sau:

  • Nộp thuế TNCN theo tháng: Ngày cuối cùng để nộp là ngày 20 của tháng tiếp theo kể từ khi nghĩa vụ về thuế phát sinh.
  • Nộp thuế TNCN theo quý: Ngày cuối cùng để nộp là ngày 20 của tháng đầu tiên trong quý sau khi nghĩa vụ về thuế phát sinh.

Thời gian quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau theo Điều 44, Khoản 4 của Luật Quản lý Thuế:

  • Chậm nhất là ngày 31/3: Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức được ủy quyền quyết toán thuế cho cá nhân hoặc tổ chức chi trả thu nhập.
  • Chậm nhất là ngày 30/4: Đối với cá nhân quyết toán thuế trực tiếp.

Xem thêm: Tiền tăng ca có tính thuế TNCN không

5. Lương dưới 5 triệu có phải nộp thuế TNCN

Nếu lương của bạn dưới 5 triệu đồng mỗi tháng, thì bạn không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Theo quy định hiện hành, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng/tháng. Do đó, nếu thu nhập của bạn không vượt quá mức này sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc (nếu có), bạn sẽ không cần phải đóng thuế TNCN.

6. Lương 7 triệu đóng thuế bao nhiêu

Để tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho mức lương 7 triệu đồng, ta cần thực hiện các bước sau:

Xác định thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế là lương trước khi trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc. Giả sử, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tổng cộng là 10.5% của lương:

  • Bảo hiểm bắt buộc = 7.000.000 x 10.5% = 735.000 đồng

Các khoản giảm trừ:

  • Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng/tháng.
  • Người phụ thuộc (nếu có) là 4,4 triệu đồng/người/tháng.

Giả sử bạn không có người phụ thuộc, thì các khoản giảm trừ sẽ là:

  • Thu nhập tính thuế = 7.000.000 – 735.000 – 11.000.000 = -4.735.000 đồng

Vì thu nhập tính thuế là số âm, bạn sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Với mức lương 7 triệu đồng và không có người phụ thuộc, sau khi trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc và giảm trừ gia cảnh cho bản thân, bạn không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

7. Lương 9 triệu có phải đóng thuế TNCN không?

luong 9 trieu co phai dong thue thu nhap ca nhan khong
Lương 9 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ vào các quy định đã nêu trên, chỉ những cá nhân có tổng thu nhập trong một năm cao hơn mức giảm trừ gia cảnh, mới phải nộp thuế TNCN. Trái lại, nếu thu nhập cả năm thấp hơn mức tiền được giảm trừ, thì không phải đóng thuế.

Do đó, trong trường hợp lương 9 triệu đồng/tháng, thì không phải nộp thuế TNCN. Điều này là do mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng, và thu nhập 9 triệu đồng không vượt quá giới hạn này.

8. Lương 10 triệu đóng thuế bao nhiêu

Khi bạn ký hợp đồng lao động với mức lương 10 triệu đồng/tháng, khoản thu nhập này phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Bạn tham gia bảo hiểm xã hội và không có người phụ thuộc, thu nhập tính thuế TNCN được tính như sau:

Thu nhập tính thuế TNCN = 10 triệu – 9 triệu – X – Y = T

Nếu:

  • T là số dương, bạn sẽ nộp thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần trên mức T. Công ty sẽ khấu trừ hàng tháng theo quy định.
  • T là số âm, bạn không phải nộp thuế TNCN. Công ty sẽ không khấu trừ thu nhập của bạn hàng tháng.

9. Lương 11 triệu đóng thuế bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012:

Thu nhập tính thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, và các khoản giảm trừ tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về mức giảm trừ gia cảnh

  • Đối tượng nộp thuế được giảm trừ 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
  • Mỗi người phụ thuộc được giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng.

Người lao động sẽ được giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng để tính thu nhập tính thuế. Nếu lương mỗi tháng là 11 triệu đồng thì thu nhập tính thuế sẽ bằng 0.

Như vậy, người lao động có lương 11 triệu đồng/tháng sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

10. Quy định về khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

quy dinh ve khau tru thue va chung tu khau tru thue
Quy định về khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

10.1 Khấu trừ thuế từ tiền lương, tiền công

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, khấu trừ thuế từ tiền lương, tiền công như sau:

  • Đối với cá nhân có đăng ký cư trú và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, các tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập sẽ thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Nghĩa là thuế sẽ được tính dựa trên mức thu nhập tăng dần theo các khoản thuế khác nhau.
  • Đối với cá nhân có đăng ký cư trú và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi hết hợp đồng lao động, các tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện việc khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Nghĩa là thuế sẽ được tính dựa trên mức thu nhập tăng dần theo các khoản thuế khác nhau, bất kể việc nghỉ làm trước thời điểm dự kiến trong hợp đồng.
  • Đối với cá nhân là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, các tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập sẽ căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế, như được ghi trong Hợp đồng lao động hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam, để tạm khấu trừ thuế.
    • Đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế, sẽ áp dụng Biểu thuế lũy tiến từng phần.
    • Đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế, sẽ áp dụng Biểu thuế toàn phần
  • Các doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý Quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ thuế TNCN từ các khoản tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc và các khoản tiền đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện.

10.2 Khấu trừ thuế TNCN đối với một số trường hợp khác

Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, quy định về khấu trừ thuế TNCN. Theo đó, khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác như sau:

  • Các tổ chức và cá nhân trả tiền công, tiền thù lao và tiền chi khác cho các cá nhân có đăng ký cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Nếu tổng thu nhập nhận được từ các khoản này đạt từ 2 triệu đồng/lần trở lên, phải tiến hành khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
  • Ngoài ra, nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%, nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đạt đến mức phải nộp thuế, cá nhân có thu nhập cam kết gửi cho tổ chức trả thu nhập. Tổ chức trả thu nhập sử dụng cam kết này làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.
  • Căn cứ theo cam kết từ phía người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập sẽ không thực hiện khấu trừ thuế. Tuy nhiên, khi kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và số thu nhập của những cá nhân chưa đạt đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế.
  • Các cá nhân cam kết phải chịu trách nhiệm về nội dung cam kết của mình, nếu phát hiện vi phạm hoặc gian lận, sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Cá nhân làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế), phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

AZTAX đã cung cấp những thắc mắc xoay quanh việc lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân và xem xét trường hợp lương 9 triệu có phải đóng thuế TNCN. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một nguồn thông tin hữu ích và có giá trị.

Xem thêm: Lương ngoài giờ có tính thuế TNCN không

Xem thêm: Lương tháng 13 có bị tính thuế TNCN không

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon