Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công của người lao động

thu nhap chiu thue tu tien luong tien cong

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là một trong những vấn đề người lao động quan tâm. Thuế thu nhập cá nhân được tính như thế nào? AZTAX hy xọng qua bài viết này sẽ giúp quý doanh nghiệp giải đáp được những thắc mắc đó.

1. Thu nhập chịu thuế là gì?

thu nhap chiu thue la gi
Thu nhập chịu thuế là gì?

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được quy định tại Điều 11 Luật Thu nhập cá nhân 15/VBHN-VPQH. Thời gian để xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế. Thời gian xác định thu nhập chịu thuế cũng có thể tính từ thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

2. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

thue thu nhap ca nhan la gi
Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích ra để nộp trong một phần tiền lương. Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu. Loại thuế này không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp. Do đó, khoản thu này sẽ tạo được sự công bằng với mọi đối tượng. Điều đó góp phần làm giảm đi sự chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội.

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế do nhà nước trực tiếp thu một phần trong thu nhập của người nộp thuế. Vì vậy, người nộp thuế không thể chuyển giao nghĩa vụ hoặc các khoản nộp thuế sang cho người khác.

Việc tính thuế thu nhập cá nhân thường được áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần. Điều này có nghĩa khi thu nhập của người nộp thuế càng cao thì thuế suất của thu nhập sẽ càng cao.

Thuế thu nhập cá nhân được xem là một phần đầu vào để thực hiện các chính sách xã hội. Chính vì thế, trách nhiệm nộp thuế nhằm phục vụ cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân còn đóng góp vào các chính sách an sinh xã hội nhằm thực hiện các mục đích vì cộng đồng.

3. Đối tượng có thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

doi tuong co thu nhap chiu thue tu tien luong tien cong
Đối tượng có thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công

Hiện nay, pháp luật đã có quy định cụ thể về đối tượng có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 04/2007/QH12 quy định như sau:

Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được phân biệt thành 2 nhóm là: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Cá nhân cư trú là cá nhân đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

  • Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên. Thời gian được tính theo một năm dương lịch hoặc theo 12 tháng liên tục tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
  • Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Nơi ở có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc có hợp đồng thuê nhà theo thời hạn đối với nhà thuê tại Việt Nam.

Đối tượng nộp thuế thu nhập còn lại là nhóm cá nhân không cư trú. Nói cách khác, nhóm đối tượng này gồm các cá nhân không thuộc nhóm cá nhân cư trú.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa tiền công và tiền lương

4. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

cach tinh thue thu nhap ca nhan
Cách tính thuế thu nhập cá nhân

4.1 Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Thông thường, công tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú như sau:

Công thức
Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được – Các khoản giảm trừ

Sau khi nắm rõ các công thức, cách tính thu nhập cá nhân cho đối tượng cá nhân cư trú như sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập

Tính tổng các khoản thu nhập cá nhân đến từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế

Bước 2: Tính các khoản miễn đóng thuế

Tính các khoản được miễn đóng thuế căn cứ tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 04/2007/QH12

Bước 3: Tính thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải chịu

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Vì thuế thu nhập cá nhân có thuế suất được tính theo phương pháp lũy tiến. Dưới đây là cách tính thuế thu nhập cá nhân theo mức lương cụ thể. Doanh nghiệp có thể sử dụng để quá trình tính thuế thu nhập cá nhân diễn ra nhanh hơn và tránh những sai sót khó kiểm tra.

Thu nhập tính thuế Thuế suất Cách tính số thuế TNCN phải nộp
Cách tính 1 Cách tính 2
Đến 5 triệu 5% 0 triệu + 5% thu nhập tính thuế 5% thu nhập tính thuế
Trên 5 triệu – 10 triệu 10% 0,25 triệu + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu 10% thu nhập tính thuế – 0,25 triệu
Trên 10 triệu – 18 triệu 15% 0,75 triệu + 15% thu nhập tính thuế trên 10 triệu 15% thu nhập tính thuế – 0,75 triệu
Trên 18 triệu – 32 triệu 20% 1,95 triệu + 20% thu nhập tính thuế trên 18 triệu 20% thu nhập tính thuế – 1,65 triệu
Trên 32 triệu – 52 triệu 25% 4,75 triệu + 25% thu nhập tính thuế trên 32 triệu 25% thu nhập tính thuế – 3,25 triệu
Trên 52 triệu – 80 triệu 30% 9,75 triệu + 30% thu nhập tính thuế trên 52 triệu 30 % thu nhập tính thuế – 5,85 triệu
Trên 80 triệu 35% 18,15 triệu + 35% thu nhập tính thuế trên 80 triệu 35% thu nhập tính thuế – 9,85 triệu

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ của người nộp thuế

Các khoản giảm trừ bao gồm 3 khoản: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ cho đóng bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ cho các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Bước 5:  Tính thu nhập tính thuế

Đối với thu nhập tính thuế công thức tính như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – Các khoản giảm trừ

4.2 Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú

Cá nhân không cư trú bao gồm cả cá nhân không ký hợp đồng lao động và ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú được pháp luật căn cứ tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Cá nhân không ký kết hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng dưới 03 tháng nhưng có mức thu nhập dưới 2.000.000 đồng/tháng sẽ không cần chịu thuế với mức 10%. Nhưng trong trường hợp cá nhân không ký kết hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng dưới 03 tháng và có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 2.000.000 đồng/tháng thì vẫn chịu thuế 10%.

Dễ hiểu hơn, trong trường hợp này, công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Tổng thu nhập trước khi tính thuế

5. Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

cac khoan giam tru thue thu nhap ca nhan
Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

5.1 Giảm trừ theo gia cảnh

Giảm trừ theo gia cảnh được quy định tại Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân 04/2007/QH12 và được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm). Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Đối tượng phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng như con chưa thành niên, con bị tàn tật, mất khả năng lao động, cá nhân không có thu nhập vượt quá mức quy định mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

5.2 Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo

Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được quy định tại Điều 20 Luật thuế thu nhập cá nhân 04/2007/QH12. Các khoản này được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế trong các trường hợp, đây là:

  • Khoản đóng góp vào những tổ chức nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa
  • Khoản đóng góp cho các quỹ từ thiện, nhân đạo và khuyến học

Tuy nhiên, điều kiện đi kèm là các tổ chức trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận.

5.3 Giảm trừ cho các khoản đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện

Tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản giảm trừ cho các khoản đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được sửa đổi tại Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Các khoản đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế thực tế phát sinh. Tuy nhiên tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo Bộ Tài chính. Số tiền tham gia bao gồm cả số tiền người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng.

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là nội dung được đề cập trong bài viết. AZTAX hy vọng sẽ phần nào giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghiệp vụ kế toán, AZTAX tự tin cung cấp dịch vụ tính lương và dịch vụ thang lương, bảng lương chất lượng cho doanh nghiệp.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post