Công văn hướng dẫn chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức của BHXH HCM

huong dan che do om dau thai san duong suc

Vào ngày 7/11/2018, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 2219/BHXH-CĐ nhằm hướng dẫn người sử dụng lao động thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Dưới đây là văn bản phân tích và tổng hợp lại các ý chính của công văn này.

Công văn số 2218/BHXH-CĐ
Công văn số 2218/BHXH-CĐ

1. Hướng dẫn nghiệp vụ về chế độ ốm đau

huong dan nghiep vu ve che do om dau
Hướng dẫn nghiệp vụ về chế độ ốm đau

1.1 Về thủ tục làm hồ sơ ốm đau

Cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí Minh lưu ý những hướng dẫn sau:

a) Hồ sơ hưởng là giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu C65-HD

Phần 1.1 Công văn số 2219/BHXH-CĐ nêu:

Hồ sơ hưởng là giấy ra viện đối với điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (giấy C65-HD) bàn chính. Trường hợp trên giấy ra viện có chỉ định thêm ngày nghỉ ngoại trú thì vẫn duyệt số ngày nghỉ này.

Như vậy, hồ sơ ốm đau đối với trường hợp điều trị nội trú có chỉ định thêm ngày nghỉ ngoại trú thì vẫn duyệt số ngày nghỉ thêm này.

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đúng theo mẫu C65-HD do Văn phòng của Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh cấp cho cơ sở khám chữa bệnh, có đầy đủ dấu, chữ ký của bác sĩ điều trị, dấu của cơ sở KCB, chữ ký của bác sĩ khám chữa bệnh ký trên C65-HD đã đăng ký với cơ quan BHXH.

Như vậy, mọi trường hợp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH không đúng mẫu C65-HĐ hoặc không có đầy đủ các yếu tố sau sẽ không hợp lệ:

– Con dấu, chữ ký của bác sĩ điều trị

– Dấu của cơ sở KCB

– Chữ ký của bác sĩ KCB đã đăng ký trên C65-HD với cơ quan BHXH

b) Về vấn đề khám, chữa bệnh tại nước ngoài

“Người lao động hoặc con dưới bảy tuổi của người lao động khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau phải có Giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp nếu không thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự thì phải được dịch tại các cơ quan công chứng.”

Như vậy, trong trường hợp người lao động hoặc người lao động có con dưới 07 tuổi khám chữa bệnh tại nước ngoài thì phải có giấy khám, chữa bệnh hợp lệ hoặc phải được dịch tại các cơ quan công chứng.

c) Trường hợp bị tai nạn lao động nhưng đơn vị xác định là tai nạn rủi ro

“Các trường hợp bị tai nạn như té xe, tai nạn xảy ra trong giờ làm việc…là dấu hiệu của tai nạn lao động nhưng đơn vị đề nghị tai nạn rủi ro thì đề nghị có văn bản giải trình lý do để tránh khiếu nại, thắc mắc sau này.”

Như vậy, những trường hợp người lao động gặp tai nạn trong giờ làm việc nhưng đơn vị lại đề nghị tai nạn rủi ro thì cần phải lập văn bản giải trình gửi lên cơ quan BHXH.

1.2 Về chính sách làm hồ sơ ốm đau

a) Giải quyết trên số ngày nghỉ trọn ngày

“Quy định của pháp luật hiện hành chỉ tính thời gian nghỉ ốm hưởng trợ cấp BHXH được tính theo ngày. Trường hợp giấy nghỉ hưởng BHXH chỉ cấp ½ ngày mà đơn vị xác nhận số ngày thực tế nghỉ trọn ngày thì giải quyết chế độ ốm cho ngày nghỉ đó.”

Nghĩa là, nếu Giấy chứng nhận hưởng BHXH mẫu C65-HD ghi thời gian được nghỉ là ½ ngày nhưng đơn vị xác nhận số ngày nghỉ thực tế là trọn ngày thì vẫn giải quyết trọn ngày.

b) Giải quyết trên số ngày đơn vị đề nghị nhưng không quá số ngày trên C65-HD

“Số ngày nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội do cơ quan BHXH duyệt không quá số ngày nghỉ theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh và số ngày do đơn vị đề nghị. Ví dụ: giấy C65-HD cho nghỉ từ ngày 01/10/2018 đến ngày 05/10/2018 là 05 ngày, nhưng đơn vị chỉ đề nghị 04 ngày thì duyệt 04 ngày.”

Nghĩa là, nếu Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH cho phép người lao động nghỉ nhiều hơn số ngày đề nghị thì vẫn duyệt số ngày đề nghị. Nhưng nếu trên Giấy chứng nhận có số ngày ít hơn số ngày đề nghị thì chỉ duyệt số ngày trên giấy.

c) Giải quyết đối với ốm đau dài ngày

“Trường hợp bệnh dài ngày nhưng đơn vị chỉ đề nghị ngày làm việc thì tạm chưa giải quyết, thông báo đơn vị điều chỉnh lại số ngày nghỉ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần.”

Như vậy, đơn vị phải đề nghị số ngày bao gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần đối với ốm đau dài ngày.

d) Giải quyết đối với trường hợp bị ốm đau trong thời gian nghỉ phép, nghỉ không lương

“Trường hợp người lao động bị ốm trong thời gian nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương thì cần xác định:

+ Nếu người lao động có kế hoạch nghỉ không hưởng lương hoặc nghỉ phép được công ty đồng ý nhưng trong thời gian nghỉ việc mà bị ốm thì không được hưởng trợ cấp ốm đau.

+ Nếu người lao động nghỉ đột xuất không hưởng lương, sau đó định đi làm việc trở lại nhưng vì ốm không đi làm được thì chỉ những ngày nghỉ ốm (đúng quy định) mới được hưởng trợ cấp ốm đau.

Các trường hợp này trước khi giải quyết cần có văn bản của đơn vị để xác định rõ việc nghỉ không lương rồi mới giải quyết.”

Như vậy, cần xác định lại người lao động nghỉ ốm đau trong trường hợp nào để làm hồ sơ chế độ này.

e) Giải quyết chế độ ốm đau khi nghỉ chăm con ốm đau

“Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội mà trong cùng khoảng thời gian có từ 02 con trở lên bị ốm đau, nếu cả cha và người mẹ cùng nghỉ việc để chăm sóc các con ốm đau và thì giải quyết hưởng chế độ ốm đau của mỗi người theo quy định tại khoản 1 điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.”

Quy định nêu, nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà cùng nghỉ chăm con ốm đau (02 con trở lên) thì được giải quyết chế độ ốm đau của mỗi người theo quy định.

f) Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính mức trợ cấp ốm đau

“Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, căn cứ để tính trợ cấp ốm là tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn hoặc phải nghỉ việc chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày trở lên (bao gồm cả nghỉ không lương) thì mức hưởng tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục ốm và phải nghỉ việc để điều trị bệnh thì mức hưởng tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”

“Người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới bảy tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”

Như vậy, tiền lương, tiền công làm căn cứ tính trợ cấp ốm đau tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm hoặc tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

g) Không hỗ trợ đối với quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

“Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không được tính hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

Như vậy, nếu trong trường hợp người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời gian tham gia tự nguyện này không được tính trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội.

h) Trong trường hợp người lao động phải chấp hành quyết định giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc

“Theo điều 32 Bộ Luật Lao động thì người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc các trường hợp tạm hoãn HĐLĐ nên không giải quyết chế độ ốm đau, thai sản trong thời gian này (do không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) trừ trường hợp hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy, trong trường hợp người lao động phải chấp hành các quyết định mà thuộc trường hợp tạm hoãn HĐLĐ thì không được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trừ trường hợp chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

2. Hướng dẫn nghiệp vụ chế độ thai sản

huong dan nghiep vu che do thai san
Hướng dẫn nghiệp vụ chế độ thai sản

2.1 Thủ tục chế độ thai sản

Bổ sung hướng dẫn dành cho người lao động sinh con ở nước ngoài như sau:

“Người lao động sinh con tại nước ngoài thì Giấy tờ do cơ sở y tế nước ngoài cấp nếu không thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự thì phải được dịch tại các cơ quan công chứng.”

Như vậy, người lao động sinh con ở nước ngoài cần phải có bản dịch giấy tờ do cơ sở y tế nước ngoài cấp và được dịch tại các cơ quan công chứng nếu không thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự được.

2.2 Chính sách chế độ thai sản

a) Trường hợp giấy đề nghị chế độ thai sản tính theo tuần tuổi thai nhưng C65-HD và giấy ra viện không ghi rõ

“Các trường hợp đề nghị giải quyết chế độ thai sản tính theo tuần tuổi thai nhưng trên giấy ra viện hoặc giấy C65-HD không ghi rõ tuổi thai thì tính số ngày nghỉ thấp nhất (# thai dưới 05 tuần tuổi).”

Như vậy, trong trường hợp đề nghị giải quyết thai sản nhưng không ghi rõ tuần, tuổi thai trên giấy thì giải quyết theo số ngày nghỉ thấp nhất là thai dưới 05 tuần tuổi.

b) Thanh tra trước khi giải quyết chế độ thai sản cho người lao động đóng vừa đủ 6 tháng

“Khi giải quyết chế độ thai sản sinh con đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội vừa đủ 6 tháng, có tăng lương bất thường cần phải lưu ý, kiểm tra, xác minh nhanh chóng trước khi chi trả nhằm ngăn chặn việc trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội. Việc xác minh cần nhanh chóng tránh tình trạng kéo dài quá lâu gây bức xúc cho người lao động.”

Theo đó, cơ quan BHXH thành phố nêu rất rõ rằng đề nghị cơ quan BHXH quận/huyện kiểm tra, xác minh trước khi chi trả cho hồ sơ thai sản đóng BHXH vừa đủ 06 tháng hoặc tăng lương bất thường nhằm ngăn chặn việc trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội.

c) Thời gian tính hưởng chế độ thai sản khi lao động bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai

“Thời gian tính hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai thì thời gian tính hưởng chế độ BHXH theo số ngày thực tế nghỉ việc nhưng không quá số ngày được nghỉ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, thời gian hỗ trợ cho lao động nữ ở chế độ này tính theo số ngày thực tế nghỉ việc nhưng không được vượt quá thời gian cho phép của BHXH.

d) Trợ cấp một lần khi sinh con

“Trợ cấp 01 lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội theo điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng được áp dụng cả trong trường hợp mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015.”

Theo đó, trong trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì được hưởng hỗ trợ trợ cấp này khi vợ sinh con (phải đủ điều kiện). Đồng thời, nếu cha tham gia BHXH và đủ điều kiện còn mẹ cũng tham gia nhưng không đủ điều kiện hưởng thai sản thì cha cũng được trợ cấp này.

e) Lao động nam nghỉ hưởng chế độ khi vợ sinh con

“Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có thể nghỉ làm nhiều lần nhưng tổng số thời gian nghỉ không quá thời gian quy định và thời gian bắt đầu nghỉ việc lần cuối cùng vẫn trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

Nghĩa là, nếu lao động nam đang đóng BHXH được hưởng chế độ này thì có quyền nghỉ nhiều lần nhưng tổng thời gian nghỉ không được quá thời gian cho phép và phải nằm trong khung thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

f) Lao động nữ mang thai đôi trở lên có con chết lưu

“Lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu hoặc tất cả các con đều bị chết thì trợ cấp một lần khi sinh con theo quy định tại Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.”

Như vậy, mức trợ cấp dành cho lao động nữ mang thai đôi mà có con chết lưu được tính cả số con được sinh ra, bao gồm cả con chết và chết lưu.

g) Hồ sơ đối với lao động nữ nghỉ việc dưỡng thai

“Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn không quy định thời gian tối thiểu nghỉ dưỡng thai để được hưởng chế độ thai sản theo điều kiện quy định nêu trên.”

Nghĩa là, chỉ cần lao động nữ thỏa các điều kiện trên và phải nghỉ việc dưỡng thai thì được hỗ trợ chế độ thai sản.

h) Chính sách hỗ trợ đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ gặp rủi ro sau sinh

“Khoản 6 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi, không phụ thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, không quan trọng người lao động nam (người cha) đã tham gia BHXH bao lâu, nếu chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ gặp rủi ro sau sinh, không đủ sức khỏe để chăm sóc con thì người cha được nghỉ hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

i) Giải quyết thai sản đối với người lao động bảo lưu tham gia BHXH mà phải nghỉ việc dưỡng thai

“Lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên, đã thôi việc mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, được cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định nghỉ dưỡng thai trong thời gian mang thai thì vẫn được giải quyết chế độ thai sản.”

Theo quy định này, lao động nữ có tham gia BHXH theo thời gian quy định và có quá trình tham gia 03 tháng trong 12 tháng trước sinh được chỉ định nghỉ dưỡng thai, đồng thời đang bảo lưu BHXH thì vẫn được giải quyết chế độ thai sản.

k) Người lao động đã thôi việc có thể tự nộp hồ sơ thai sản cho cơ quan BHXH nếu đủ điều kiện

“Người lao động nghỉ việc, sau đó sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi nếu cư trú (thường trú hoặc tạm trú) tại Tp. HCM thì nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản tại Bảo hiểm xã hội quận (huyện) nơi cư trú. Việc xác định nơi nộp hồ sơ tương tự như việc xác định nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.”

Theo đó, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản mà đã thôi việc tại doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể tự nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận/huyện. Nơi nộp hồ sơ tương tự với nộp BHXH 1 lần (BHXH quận/huyện tại địa bàn cư trú).

3. Hướng dẫn nghiệp vụ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

huong dan nghiep vu che do duong suc phuc hoi suc khoe
Hướng dẫn nghiệp vụ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

3.1 Hướng dẫn đối với người lao động vừa nghỉ ốm đau ngắn ngày, vừa nghỉ ốm đau dài ngày

“Nếu vừa nghỉ ốm ngắn ngày, vừa nghỉ ốm dài ngày; thời gian nghỉ ốm của từng loại chưa đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức nhưng tổng thời gian nghỉ ốm của cả bệnh ngắn ngày và dài ngày đủ điều kiện dưỡng sức thì được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức 05 ngày.”

Nghĩa là nếu trong năm, người lao động vừa nghỉ ốm đau ngắn ngày và dài ngày nhưng tổng thời gian nghỉ chưa đủ điều kiện dưỡng sức (30 ngày – 180 ngày tùy loại ốm đau) nhưng tổng thời gian này lại đủ điều kiện hưởng dưỡng sức thì vẫn được nghỉ 05 ngày dưỡng sức.

3.2 Hướng dẫn đối với người lao động đang điều trị bệnh dài ngày nhưng đã hết thời gian tối đa trong năm

“Trường hợp đang điều trị bệnh ốm đau thuộc bệnh dài ngày nhưng đã nghỉ hết thời gian tối đa trong năm như đối với bệnh thông thường thì được nghỉ dưỡng sức. Lưu ý: ngày nghỉ dưỡng sức không được thanh toán chế độ ốm của đợt điều trị đó.”

Như vậy, người lao động vẫn được hỗ trợ nghỉ dưỡng sức nhưng không được thanh toán chế độ ốm của đợt điều trị nếu đã nghỉ hết thời gian tối đa trong năm.

3.3 Hướng dẫn đối với người lao động nghỉ dưỡng sức nhưng lại chuyển tiếp sang đầu năm sau

“Trường hợp thời gian nghỉ dưỡng sức từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ được tính cho năm người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.”

Trong trường hợp này, người lao động được tính nghỉ dưỡng sức căn cứ trên số ngày nghỉ của năm cũ.

3.4 Quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

“Thời gian tối đa nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính cho một năm, kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch.

Thời gian tính hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính trên cơ sở thời gian thực tế người lao động nghỉ việc bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.“

Như vậy, thời gian nghỉ phải được tính trong 01 năm dương lịch. Thời gian nghỉ này tính trên thời gian nghỉ thực tế, bao gồm ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng tuần.

4. Hỏi đáp một số tình huống phát sinh thực tế

Hỏi đáp một số tình huống phát sinh thực tế về nghiệp vụ làm hồ sơ ốm đau, thai sản, dưỡng sức

  • Câu 1: Đối với những nội dung mà đơn vị chỉnh sửa trên danh sách - không căn cứ vào số ngày trên giấy thì phải làm thế nào?

    Đơn vị thực hiện kê khai đúng quy định. Với những nội dung mà đơn vị chỉnh sửa trên danh sách thì cán bộ xét duyệt yêu cầu phải có ký tên tại nội dung điều chỉnh để làm căn cứ phân định trách nhiệm sau này.

    Đánh giá post
  • Câu 2: Các trường hợp giấy ra viện có chỉ định nghỉ thêm nhưng không ghi rõ từ ngày nào đến ngày nào mà chỉ ghi cho nghỉ theo tháng từ ngày ra viện thì có được nghỉ theo chỉ định không? Tính ngày nghỉ thế nào?

    Các trường hợp giấy ra viện có chỉ định nghỉ thêm nhưng không ghi rõ từ ngày nào đến ngày nào mà chỉ ghi cho nghỉ theo tháng kể từ ngày ra viện:

    Ví dụ: NLĐ bị gãy xương, điều trị nội trú từ ngày 17/10/2018-22/10/2018. Giấy ra viện ghi lời dặn của thầy thuốc: “nghỉ lao động 02 tháng kể từ ngày ra viện”.

    Trường hợp này giải quyết thời gian nghỉ ốm 02 tháng tương ứng thời gian nghỉ từ ngày 23/10/2018 – 22/12/2018.

    Đánh giá post

  • Câu 3: Nếu trên C65-HD hoặc giấy ra viện không có mã ICD10 thì làm thế nào để xác định ốm đau ngắn ngày và ốm đau dài ngày?

    Việc giải quyết ốm phải căn cứ vào mã ICD10 ghi trên C65-HD hoặc giấy ra viện để xác định bệnh thuộc danh mục điều trị dài ngày hoặc ốm thông thường để giải quyết. Trường hợp trên chứng từ không thể hiện mã ICD10 thì căn cứ vào tên bệnh ghi trên chứng từ để giải quyết.

    Đánh giá post

  • Câu 4: Đơn vị nộp giấy Chứng nhận nghỉ hưởng BHXH nhưng cơ quan BHXH không xét duyệt với lý do sai mẫu chữ ký thì phải làm sao?

    Theo quy định, y bác sĩ được phân công khám chữa bệnh và ký trên giấy C65-HD phải đăng ký danh sách và chữ ký mẫu với cơ quan BHXH. Do đó, trường hợp y bác sĩ ký trên mẫu C65-HD không có đăng ký chữ ký mẫu với cơ quan BHXH thì không duyệt chứng từ đó.

    Đánh giá post

  • Câu 5: Người lao động nghỉ thai sản, sau đó nghỉ dưỡng sức và tiếp tục nghỉ ốm trong 01 tháng. Như vậy trong tháng đó không đủ công tham gia BHXH. Vậy, có phải người lao động không được duyệt chế độ?

    VD: Thai sản từ 01/04/2018-30/09/2018, dưỡng sức 01/10/18-05/10/18, sau đó đi làm 08,09,10/2018, ngày 10/10/18-25/10/18 bị tai nạn có giấy ra viện. Trên dữ liệu TST tháng 10/2018 không đóng BHXH.

    Trường hợp này duyệt nghỉ dưỡng sức và nghỉ ốm nếu có giải trình của đơn vị.

    Đánh giá post

  • Câu 6: Trên Giấy ra viện ghi “Ngộ độc Paracetamol do tự ý” thì có giải quyết chế độ ốm đau không?

    Theo khoản 2 điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định: không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp: Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.

    Để có cơ sở giải quyết, Bảo hiểm xã hội quận (huyện) có văn bản hỏi trực tiếp cơ sở điều trị cho người lao động để làm rõ có hay không có yếu tố tự hủy hoại sức khỏe trước khi giải quyết.

    Đánh giá post

  • 5. Kết luận

    Nghỉ phép năm và nghỉ chế độ nên được tách biệt một cách rõ ràng nhằm tránh những phát sinh chi phí rắc rối giữa hai loại nghỉ này. Thế những hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc ở điểm trên. Ngoài ra, còn nhiều nghiệp vụ liên quan khác mà doanh nghiệp cần tập trung rà soát để tránh rủi ro truy thu.

    Bảng Rà Soát Hồ Sơ C&B toàn diện của AZTAX đã và đang hỗ trợ nhiều doanh nghiệp thực hiện vấn đề rà soát kể trên. Đây là một checklist bao hàm gần như đầy đủ các câu hỏi rà soát hồ sơ kèm căn cứ pháp lý đúng chuẩn. Nếu doanh nghiệp bạn chưa sở hữu thì hãy nhanh tay tải ngay bên dưới:

    Đừng quên AZTAX hiện đang là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp Dịch Vụ C&B uy tín, trọn gói và bảo mật thông tin bật nhất. Tham khảo ngay dịch vụ C&B và dịch vụ rà soát hồ sơ C&B ngay từ hôm nay để nhận được chi phí ưu đãi cho doanh nghiệp:

    Hiện tại, chương trình tặng tư vấn miễn phí về thực trạng nghiệp vụ C&B tại doanh nghiệp vẫn chưa kết thúc. Vậy nên, doanh nghiệp hãy nhanh tay điền vào khảo sát bên dưới để được AZTAX hỗ trợ phân tích và tư vấn nhanh chóng nhất trước khi cân nhắc sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

    Xem thêm: Mẫu báo tăng giảm bhxh mới nhất

    Xem thêm: Hướng dẫn báo tăng bhxh trên dịch vụ công

    Xem thêm: Mẫu tk3 ts là gì

    Xem thêm: Mẫu d02-ts là gì

    Xem thêm: Mẫu d01-ts là gì

    Đánh giá post
    Đánh giá post
    facebook-icon
    zalo-icon
    phone-icon