Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số cho người lao động mới nhất

he so luong la gì; cach tinh he so luong nam 2023

Hệ số lương là gì Cách tính lương theo hệ số như thế nào? Đây là câu hỏi được khá nhiều người lao động quan tâm đặc biệt là các cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong cơ quan Nhà nước. Hãy cũng AZTAX theo dõi bài viết dưới đây của để hiểu rõ về hệ số này nhé!

1. Hệ số lương là gì?

2.1 Công thức chung tính mức lương theo hệ số được thực hiện như sau

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội tại thời điểm được quy định.
  • Hệ số lương hiện hưởng được quy định dựa trên từng nhóm cấp bậc khác nhau, tuân theo quy định của pháp luật.
  • Hệ số lương hiện hưởng của công chức, viên chức được xác định dựa trên việc xếp loại, sử dụng các bảng hệ số lương được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ được tính theo hệ số lương
Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ được tính theo hệ số lương

Lưu ý: Các chức danh nghề nghiệp và ngạch công chức, viên chức thường được phân biệt bằng các hệ số lương riêng biệt. Ngay cả khi có cùng một chức danh nghề nghiệp, sự khác biệt về bậc lương cũng dẫn đến việc có các hệ số lương khác nhau.

2.2 Cách tính lương cho người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân

Khác với cán bộ và viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, mức lương cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp tư nhân thường dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mỗi năm, Chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương này. Theo quy định, các chủ doanh nghiệp không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đã quy định.

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP (quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp)

Mức lương  Địa bàn áp dụng 
4.680.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 1
4.160.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 2
3.640.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 3
3.250.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 4

3. Một số điều cần lưu ý khi tính hệ số lương

mot so dieu can luu y khi tinh he so luong
Một số điều cần lưu ý khi tính hệ số lương

 

Khi tính hệ số lương, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo tính công bằng và chính xác cho người lao động:

  • Cơ sở tính lương: Xác định cơ sở tính lương, ví dụ: theo giờ, theo tháng, theo năm,…
  • Xem xét yếu tố tăng lương: dựa trên hiệu suất làm việc, vị trí, trình độ, kỹ năng,… của người lao động.
  • Các khoản phụ cấp: căn cứ theo Luật Lao Động 2019, doanh nghiệp phải kèm thêm các khoản phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên hay phụ cấp công tác,… trong hợp đồng lao động.

Lưu ý rằng, các yếu tố trên chỉ mang tính chất tổng quan. Quá trình tính toán hệ số lương có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng công ty và ngành nghề cụ thể.

4. Việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương sẽ được thực hiện khi nào?

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, các yếu tố cụ thể đã được xác định để thiết kế bảng lương mới. Thay vì sử dụng mức lương cơ sở và hệ số lương hiện tại, bảng lương mới được thiết kế với mức lương cơ bản là số tiền cụ thể. Hơn nữa, chế độ hợp đồng lao động được thống nhất theo quy định của Bộ luật Lao động không áp dụng bảng lương công chức, viên chức cho những người làm công việc thừa hành, phục vụ.

Ngoài ra, mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức được xác định không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp. Quan hệ tiền lương được mở rộng để xác định mức tiền lương cụ thể, tiếp cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp.

Trong bối cảnh này, Chủ tịch Quốc hội đã nhấn mạnh rằng việc thực hiện cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 với gợi ý áp dụng từ ngày 01/7/2024 nếu không có thay đổi. Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tối ưu hóa hệ thống tiền lương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công bằng và bền vững trong lĩnh vực lao động và công bằng xã hội.

5. Tại sao phải bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương theo Nghị quyết 27?

Trong Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, được đưa ra đánh giá rằng chính sách tiền lương trong khu vực công đang gặp phải nhiều khó khăn với hệ thống bảng lương chưa phản ánh đúng vị trí công việc, chức danh và trách nhiệm lãnh đạo. Hệ thống này cũng bị đánh giá là quá trọng tâm vào việc bình quân hóa mức lương, không đảm bảo cuộc sống và không khích lệ sự phát triển của nhân tài, đồng thời không tạo ra động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
Quy định mức lương cơ sở kèm theo hệ số được cho là không phản ánh đúng giá trị thực của tiền lương tạo ra sự mơ hồ và không minh bạch trong việc xác định mức lương công bằng và hợp lý.

6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ số lương cơ bản của nhân viên

Hệ số lương cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức lương thực tế mà người lao động nhận được. Tuy nhiên, đây không phải là con số ngẫu nhiên do nhà tuyển dụng đề ra, mà được quyết định bởi một số yếu tố tác động cụ thể. Hiểu rõ những yếu tố này giúp ích cho cả người lao động và nhà tuyển dụng trong quá trình đàm phán và thống nhất mức lương hợp lý cho đôi bên.

Dưới đây là những yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến hệ số lương cơ bản:

6.1 Pháp luật

Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc quy định hệ số lương cơ bản của nhân viên. Thông qua các quy định pháp luật, người lao động có thể dễ dàng nhận biết mức lương tối thiểu mà họ có quyền nhận, cũng như các khoản tiền trợ cấp, thưởng, phạt và tăng ca ngoài giờ. Hơn nữa, pháp luật cung cấp cơ sở để nhà tuyển dụng xác định mức lương cho nhân viên, từ đó tránh xa tình trạng bóc lột lao động và giải quyết các tranh chấp giữa hai bên nếu không có sự thỏa thuận cụ thể từ trước.

Mỗi quốc gia thường có các quy định riêng về hệ số lương cơ bản, dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội và pháp lý cụ thể của đất nước đó. Điều này cũng tạo ra sự đa dạng trong việc quản lý và thiết lập hệ thống lương phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia.

6.2 Thị trường lao động

Thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hệ số lương cơ bản cho từng vùng miền. Ở các đô thị, thành phố, nơi có nhiều cơ hội việc làm và nhu cầu tuyển dụng thường xuyên, các nhà tuyển dụng thường đưa ra mức lương hấp dẫn để thu hút những ứng viên có tiềm năng. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân những nhân viên có phẩm chất và kỹ năng tốt nhất.

Ngược lại, ở các khu vực có nhiều người tìm kiếm việc làm hơn là cơ hội tuyển dụng, các công ty thường đưa ra mức lương thấp hơn do sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm công việc không cao. Điều này thể hiện sự thích ứng của thị trường lao động với tình hình tuyển dụng cụ thể trong khu vực và những yêu cầu của doanh nghiệp.

6.3 Tính chất công việc

Thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hệ số lương cơ bản cho từng vùng miền. Ở các đô thị, thành phố, nơi có nhiều cơ hội việc làm và nhu cầu tuyển dụng thường xuyên, các nhà tuyển dụng thường đưa ra mức lương hấp dẫn để thu hút những ứng viên có tiềm năng. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân những nhân viên có phẩm chất và kỹ năng tốt nhất.

Ngược lại, ở các khu vực có nhiều người tìm kiếm việc làm hơn là cơ hội tuyển dụng, các công ty thường đưa ra mức lương thấp hơn do sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm công việc không cao. Điều này thể hiện sự thích ứng của thị trường lao động với tình hình tuyển dụng cụ thể trong khu vực và những yêu cầu của doanh nghiệp.

6.4 Trình độ học vấn

Trong một số lĩnh vực, trình độ học vấn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hệ số lương cơ bản. Trình độ học vấn không chỉ thể hiện tính chuyên môn và lượng kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực làm việc mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả công việc.

Các ngành nghề như giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, nghiên cứu sinh, và công nghệ thông tin thường đòi hỏi trình độ học vấn cao. Trong các ngành này, trình độ học vấn cao thường đi kèm với việc có khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công việc, từ đó tạo ra kết quả làm việc tốt hơn và hiệu suất cao hơn.

Những nhà tuyển dụng thường có xu hướng đề xuất các chính sách thăng tiến cho nhân viên có trình độ học vấn cao, nhằm khuyến khích và giữ chân nhân tài cho tổ chức. Điều này giúp cải thiện tiền lương cơ bản của nhân viên, tạo động lực cho họ phát triển nghề nghiệp.

6.5 Kinh nghiệm làm việc

Bên cạnh các yếu tố đã được đề cập, hiện nay các nhà tuyển dụng thường xem xét kinh nghiệm làm việc để quyết định về mức lương cơ bản phù hợp cho ứng viên. Trong cùng một lĩnh vực chuyên môn, ứng viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm thường được ưu tiên và có thể hưởng các quyền lợi và mức lương cao hơn người mới vào nghề.

Kinh nghiệm làm việc cũng giúp ứng viên tự tin hơn trong quá trình phỏng vấn và nộp hồ sơ. Thông thường, các nhà tuyển dụng có ấn tượng tích cực với những ứng viên có kinh nghiệm làm việc đáng chú ý, và họ sẵn lòng đưa ra mức lương hấp dẫn nhằm thu hút ứng viên có kinh nghiệm vào tổ chức của mình.

Dựa trên những điều đã chia sẻ phía trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách xác định mức lương. Hy vọng bài viết Hệ số lương là gì và cách tính lương theo hệ số mới nhất sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc hay cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay cho nhé!

Đánh giá post
Đánh giá post