Quy định đi trễ, về sớm mới nhất năm 2024

Người lao động nữ đi trễ, về sớm, doanh nghiệp có được trừ lương không?

Quy định đi trễ, về sớm” là yếu tố quan trọng trong quản lý nhân sự tại doanh nghiệp, nhằm duy trì tính kỷ luật và năng suất làm việc. Theo Bộ luật Lao động, việc quy định đi trễ, về sớm cần được ghi rõ trong nội quy lao động và không thể áp dụng các hình thức xử phạt tiền hoặc cắt lương một cách tùy tiện. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi cho người lao động và đảm bảo tính minh bạch trong quản lý.

1. Một số vần đề về thời giờ làm việc của người lao động

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm việc của người lao động phải được ghi rõ trong hợp đồng lao động đã ký kết và nêu trong nội quy lao động của doanh nghiệp.

Thời giờ làm việc có thể được thỏa thuận giữa hai bên hoặc tuân theo các quy định trong nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và những quy định của pháp luật hiện hành.

Nội quy lao động cần nêu rõ thời gian làm việc trong ngày, trong tuần; các ca làm việc; giờ bắt đầu và kết thúc mỗi ca; quy định về làm thêm giờ (nếu có) và việc làm thêm trong các trường hợp đặc biệt.

Theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm việc bình thường của người lao động được quy định như sau:

  • Không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.
  • Người sử dụng lao động có quyền quy định giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần nhưng phải thông báo trước cho người lao động. Nếu theo tuần, thời gian làm việc không được vượt quá 10 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.

Nhà nước cũng khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tuần làm việc 40 giờ để tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động.

Ngoài ra, người sử dụng lao động phải bảo đảm thời gian làm việc trong môi trường tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm hoặc có hại tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định pháp luật liên quan.

Xem thêm: Các công ty thường trả lương vào ngày nào?

2. Những trường hợp người lao động có thể được đi trễ, về sớm

2.1 Đối với lao động nữ trong khoảng thời gian hành kinh

Theo  quy định tại Khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ 30 phút mỗi ngày, tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng. Số ngày nghỉ này được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tối thiểu 03 ngày/tháng. Lao động nữ sẽ thông báo trước với người sử dụng lao động về thời điểm nghỉ cụ thể mỗi tháng.

Nếu lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định, hai bên có thể thỏa thuận để điều chỉnh phù hợp với thực tế. Trong trường hợp lao động nữ không yêu cầu nghỉ mà tiếp tục làm việc, ngoài tiền lương theo hợp đồng, người lao động còn được trả thêm lương cho công việc đã làm trong thời gian được nghỉ. Thời gian làm việc này không tính vào thời gian làm thêm.

Như vậy, lao động nữ có thể thỏa thuận về việc đi trễ hoặc là về sớm so với thời gian làm việc bình thường trong thời gian hành kinh, nhưng vẫn phải được nghỉ tối thiểu 3 ngày/tháng, mỗi ngày 30 phút, và được hưởng lương theo quy định.

2.2 Đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút mỗi ngày để cho con bú, vắt và trữ sữa, hoặc nghỉ ngơi trong thời gian làm việc. Thời gian này vẫn được tính lương theo hợp đồng lao động.

Nếu lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn, hai bên có thể thỏa thuận để sắp xếp thời gian nghỉ phù hợp với thực tế tại nơi làm việc. Nếu lao động nữ không yêu cầu nghỉ và tiếp tục làm việc, ngoài tiền lương theo hợp đồng, họ còn được nhận thêm tiền lương cho công việc đã thực hiện trong thời gian nghỉ.

Như vậy, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có thể thỏa thuận để đi trễ hoặc là về sớm trong thời gian làm việc, nhưng vẫn được nghỉ mỗi ngày 60 phút và hưởng đủ lương.

2.3 Các trường hợp khác theo quy định hoặc thỏa thuận

Ngoài hai trường hợp trên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về các trường hợp khác liên quan đến việc đi trễ, về sớm và cách tính lương. Các quy định này có thể được nêu rõ trong nội quy lao động của doanh nghiệp hoặc dựa trên thỏa thuận giữa hai bên.

Xem thêm: Chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh mới nhất

3. Đi trễ nhiều lần trong tháng có bị giảm lương không?

Theo quy định tại Điều 124 và Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, khi xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động chỉ được áp dụng những hình thức kỷ luật được quy định tại Điều 124. Việc phạt tiền hoặc cắt lương để thay thế hình thức xử lý kỷ luật lao động là không được phép. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không thể xử lý kỷ luật người lao động nếu hành vi vi phạm không được nêu trong nội quy lao động, hợp đồng lao động, hoặc không có quy định trong pháp luật lao động.

Vì vậy, ngay cả khi người lao động đi trễ nhiều lần trong tháng, người sử dụng lao động vẫn không có quyền cắt lương của họ.

4. Người sử dụng lao động được trừ lương người lao động trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy đinh tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Khấu trừ tiền lương

1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Người sử dụng lao động chỉ được phép khấu trừ tiền lương của người lao động trong trường hợp bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, hoặc tài sản của doanh nghiệp. Đây là trường hợp duy nhất mà việc trừ lương hợp pháp.

Đối với thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, nếu giá trị thiệt hại không vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng, người lao động chỉ phải bồi thường tối đa 3 tháng tiền lương, theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019.

Theo khoản 3 của điều này, người sử dụng lao động có thể trừ lương nhưng không được khấu trừ toàn bộ lương tháng mà phải thực hiện việc trừ lương theo từng tháng. Sau khi đã trừ bảo hiểm và thuế, mức khấu trừ hàng tháng không được vượt quá 30% tiền lương thực nhận của người lao động, và việc trừ lương sẽ tiếp tục cho đến khi hoàn thành số tiền bồi thường.

5. Trừ lương người lao động đi trễ, về sớm doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?

Căn cứ  theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;

d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;

đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

Trừ lương người lao động khi đi trễ, về sớm thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trừ lương người lao động khi đi trễ, về sớm thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nếu người sử dụng lao động phạt tiền nhân viên vì đi làm muộn, họ có thể bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đối với doanh nghiệp vi phạm, mức phạt sẽ tăng gấp đôi so với cá nhân, cụ thể từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải khắc phục hậu quả theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, bao gồm:

  • Hoàn trả số tiền đã thu sai hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp trừ lương không đúng theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Công ty không tăng lương cho người lao động có bị phạt không?

6. Dịch vụ tính lương AZTAX

Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc mới thành lập thì vấn đề tính lương, thang bảng lương thường gặp nhiều khó khăn. Không chỉ mất 1 khoảng chi phí kha khá để duy trì bộ phận tính lương, mà độ chính xác và chuyên môn cũng là điều cần xem xét. Để đưa ra 1 bảng lương chuẩn thì người thực hiện  tính lương ngoài kinh nghiệm ra còn cần phải theo dõi sát sao các trường hợp đột xuất của từng người lao động như: đi trễ và về sớm, phép năm, phép tháng, công tác,…

Dịch vụ tính lương AZTAX
Dịch vụ tính lương AZTAX

Thấu hiểu được những khó khăn đó, AZTAX đã cho ra đời dịch vụ tính lương từ năm 2017. Trải qua nhiều năm cung cấp dịch vụ đã được sự tín dụng của nhiều khách hàng là doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Chỉ với 1 khoản chi phí cố định mỗi kỳ, khách hàng sẽ được hỗ trợ toàn bộ dịch vụ liên quan đến lương như:

  • Lập hồ sơ lao động, hợp đồng cho nhân viên mới.
  • Lập bảng lương, tính lương, hạch toán lương,…
  • Thực hiện quyết toán, đối chiếu và báo cáo sổ sách,…
  • Lưu trữ hồ sơ, thông tin liên quan.
  • Đưa ra các đề xuất và giải pháp phù hợp với từng doanh nghiệp, từng hoàn cảnh khác nhau.
  • Và nhiều dịch vụ liên quan khác…

Với những quy định đi trễ, về sớm mà người lao động cần biết được AZTAX nêu trên. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với người lao động và doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp có cầu sử dụng dịch vụ tính lương, hãy liên hệ ngay với AZTAX để được trợ nhanh chóng nhé!

Xem thêm: Người lao động làm bao lâu thì được nâng lương?

Xem thêm: Kinh phí công đoàn có trừ vào lương không?

Xem thêm: Quy chế lương cho người lao động mới nhất

4.9/5 - (20 bình chọn)
4.9/5 - (20 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon