Cách tính cổ phần góp vốn trong công ty cổ phần

Cách tính cổ phần góp vốn trong công ty cổ phần hiện nay

Thông thường, cổ đông trong công ty cổ phần thường quan tâm đến cách tính cổ phần góp vốn phân chia lợi nhuận vì cách phân chia lợi nhuận này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Vậy làm sao để xác định lợi nhuận trong công ty? Nguyên tắc chia lợi nhuận như thế nào? Cùng AZTAX theo dõi nhé!

Khái quát về cách tính cổ phần góp vốn trong công ty cổ phần
Khái quát về cách tính cổ phần góp vốn trong công ty cổ phần

1. Cách tính cổ phần góp vốn

Khác với loại hình doanh nghiệp khác, trong công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Vốn điều lệ công ty cổ phần chính là tổng giá trị tất cả các cổ phần đã được bán ra. Vốn điều lệ của công ty cổ phần sau khi đăng ký thành lập là tổng giá trị mệnh giá của tất cả cổ phần được đăng ký mua và được ghi nhận trong Điều lệ của công ty.

Cách tính cổ phần góp vốn
Cách tính cổ phần góp vốn

Căn cứ theo Điều 111 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu như sau:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Bên cạnh đó, dựa theo Điều 112 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 cũng đã nêu cụ thể như sau:

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Khi thành lập công ty cổ phần dựa trên cơ sở số vốn góp của các cổ đông, ngoài việc phải quy ra tỷ lệ vốn góp thì doanh nghiệp còn phải tìm hiểu cách tính cổ phần góp vốn cụ thể. Công thức để tính tỷ lệ chi trả cổ tức được quy định như sau:

Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức một cổ phần/Thu nhập một cổ phần (đơn vị %).

Ví dụ: công ty Cổ phần Thương mại A thành lập với sự góp vốn của 3 cổ đông. Vốn điều lệ là 1.000.000.000 đồng. Tổng số cổ phần là 100.000 cổ phần. Mệnh giá cổ phần phổ thông là 10.000 đồng/1 cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông là 100.000 cổ phần.

Cơ cấu vốn góp vào công ty sẽ được tính như bảng sau:

STT Tên cổ đông góp vốn Giá trị (đồng) Số lượng cổ phần Tỷ lệ (%)
1 Phan Văn A 375.000.000 37.500 37,5
2 Nguyễn Văn B 400.000.000 40.000 40
3 Phạm Thị C 225.000.000 22.500 22,5

2. Cách phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần

Cách phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần
Cách phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần

Đặc điểm của công ty cổ phần bao gồm như không giới hạn cổ đông tham gia góp vốn, có nhiều loại cổ phần, lợi nhuận phân chia theo các loại cổ phần khác nhau… Vì thế, cách tính cổ phần góp vốn trong công ty cổ phần cũng có nhiều điều khác biệt so với loại hình khác.

2.1 Đối với cổ phần ưu đãi

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu cách phân chia lợi nhuận đối với cổ phần ưu đãi cụ thể như sau: “1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.”

Công ty cổ phần có cổ phần ưu đãi, cổ đông ưu đãi là người sở hữu cổ phần ưu đãi. Cổ phần công ty ưu đãi bao gồm các loại như:

  • Cổ phần ưu đãi cổ tức.
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại.
  • Cổ phần ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức được quyền nhận cổ tức với mức cao hơn so với mức ổn định hằng năm và mức cổ tức của cổ phần phổ thông trong công ty.

2.2 Đối với cổ phần phổ thông

Dựa theo Khoản 2 Điều 135 Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu các phân chia lợi nhuận đối với cổ phẩn phổ thông cụ thể như sau:

2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Phương pháp tính cổ tức cổ phần dựa vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Dựa theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty.

Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các nghĩa vụ, quyền và lợi ích bằng nhau. Hơn nữa, cổ đông phổ thông, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền nhận cổ tức theo điều lệ quy định.

Cổ tức chia hằng năm gồm cổ tức thưởng và cổ tức cố định. Cổ tức cố định không phụ thuộc đến kết quả kinh doanh của công ty cổ phần. Thông thường, phương thức xác định cổ tức thưởng và mức cổ tức cố định được ghi trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

Theo Điều 4 Khoản 5 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu:

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác.

Lợi nhuận ròng là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí, nghĩa vụ thuế. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định vào số lợi nhuận ròng và các khoản chi trả cổ tức được trích từ lợi nhuận của công ty. Theo Điều 135 Khoản 2 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định việc trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau:

a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Như vậy, luật không quy định một mức phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần mà chỉ quy định cách thức phân chia. Do đó, cổ phần phổ thông được nhận cổ tức bằng nhau và trên cơ sở số lợi nhuận ròng đã thực hiện, trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.

3. Xác định lợi nhuận trong công ty cổ phần

Xác định lợi nhuận trong công ty cổ phần
Xác định lợi nhuận trong công ty cổ phần

Hiện nay, trong tất cả các hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp thì khoản lợi nhuận luôn được xác định là độ chênh lệch giữa chi phí và doanh thu. Lợi nhuận này đã bao gồm nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước.

Các thành viên góp vốn để thành lập chủ thể kinh doanh sẽ được phân chia lợi nhuận trên cơ sở vốn góp của mình vào công ty. Trong công ty cổ phần, cổ tức là phần lợi nhuận mà hội đồng thành viên công ty cổ phần nhận được theo loại cổ phần mà mình sở hữu.

Lợi nhuận ròng (Net Profit) bằng tổng doanh thu trong một khoảng thời gian trừ đi tổng chi phí trong cùng khoảng thời gian đó. Nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực tế việc thu thập dữ liệu để làm căn cứ xác định số bị trừ, số trừ trong trường hợp này không hề dễ dàng. Công thức tính lợi nhuận ròng được quy định như sau:

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kinh doanh

4. Hình thức chia cổ tức trong công ty cổ phần

Hình thức chia cổ tức trong công ty cổ phần
Hình thức chia cổ tức trong công ty cổ phần

Căn cứ Điều 135 Khoản 4,5,6 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ cách tính cổ phần góp vốn và tính toán cổ tức cổ phần cho các cổ đông trong công ty cổ phần cụ thể như sau:

4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;

c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

d) Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;

đ) Thời điểm và phương thức trả cổ tức;

e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.

1. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

2. Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật này. công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

Như vậy, cổ tức trong công ty có thể chi trả bằng các hình thức sau đây:

  • Bằng tiền mặt (thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật).
  • Bằng cổ phần có trong công ty.
  • Bằng tài sản khác dựa theo quy định của điều lệ trong công ty.

5. Ưu và nhược điểm của trả cổ tức bằng tiền mặt và trả cổ tức bằng cổ phần

Ưu và nhược điểm của các hình thức trả cổ tức
Ưu và nhược điểm của các hình thức trả cổ tức

Cổ tức được hiểu là khoản nợ ròng mà mỗi công ty phải trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc một tài sản nào đó có giá trị tương đương. Dưới đây là bảng so sánh các ưu điểm và nhược điểm của trả cổ tức bằng tiền mặt trong công ty cổ phần.

Ưu điểm và nhược điểm của trả cổ tức bằng tiền

Ưu điểm Nhược điểm
– Việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ mang lại cảm giác chắc chắn cho cổ đông khi tìm kiếm lợi nhuận trong đầu tư cổ phiếu.

– Với những nhà đầu tư phòng thủ thì việc nhận tiền mặt từ công ty sẽ mang tính đảm bảo hơn nhiều so với việc công ty giữ tiền.

– Chứng minh là công ty có dòng tiền an toàn và vững mạnh. Chủ sở hữu cần lưu ý xem xét thời gian chi trả, cẩn thận với các công ty vay nợ để trả tiền cổ tức.

– Đối với công ty đang giai đoạn phát triển nhanh hay khó khăn về tài chính thì trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm lượng tiền trong doanh nghiệp, sẽ khiến doanh nghiệp thiếu hụt tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Dưới đây là bảng so sánh ưu và nhược điểm của trả cổ tức bằng cổ phần.

Ưu điểm Nhược điểm
– Làm giảm rủi ro thanh toán giúp nhà đầu tư khác có thể dễ dàng mua cổ phiếu, lúc này giá cổ phiếu sẽ tăng.

– công ty có thể giữ lại tiền để khắc phục khó khăn trong kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất và đầu tư vào những dự án mang lại lợi nhuận cao cho các cổ đông.

– Nhà đầu tư phải chờ từ 2 đến 3 tháng để cổ phiếu phát hành về tài khoản và có thể thực hiện bán cổ phiếu trả cổ tức.

– công ty đầu tư những dự án không hiệu quả, làm giá cổ phần giảm sâu.

– Nếu các cổ đông dính thêm cổ phiếu lẻ thì sẽ khó bán được.

6. Thẩm quyền quyết định vốn góp công ty cổ phần

Thẩm quyền quyết định trong công ty cổ phần
Thẩm quyền quyết định trong công ty cổ phần

Căn cứ theo Điều 7 Khoản 3 Thông tư 2016/TT – BTC đã nêu rõ thẩm quyền quyết định vốn góp, chuyển nhượng cổ phần, mua cổ phần và cách tính cổ phần góp vốn như sau:

3. Đối với công ty cổ phần.

3.1. Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ: Đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị (theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty) quyết định phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, trong đó có nội dung bán cổ phần cho bên nước ngoài.

3.2. Trường hợp bán cổ phần phát hành lần đầu cho những người không phải cổ đông sáng lập, bán cổ phần trong số cổ phần chưa bán:

a) Nếu điều lệ công ty có quy định về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài phù hợp với quy định tại Điều 3 Thông tư này: Hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) công ty (theo điều lệ công ty) quyết định phương án bán cổ phần cho bên nước ngoài, đảm bảo theo tỷ lệ quy định tại điều lệ công ty.

b) Nếu điều lệ công ty chưa quy định tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài: căn cứ nhu cầu hoạt động và điều lệ doanh nghiệp, đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị (theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty) quyết định phương án bán cổ phần cho bên nước ngoài, đảm bảo theo tỷ lệ quy định tại Điều 3 Thông tư này.

Cổ đông phổ thông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình trong công ty. Việc chuyển nhượng này bao gồm cả việc mua mua thêm cổ phần khi công ty tăng vốn điều lệ cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông trong công ty.

Bên cạnh đó, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập. Nếu cổ đông sáng là người nước ngoài thì bên nước ngoài phải nhận được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong công ty.

7. Công thức tính tỷ lệ phần trăm góp vốn

Công thức tính tỷ lệ phần trăm góp vốn

Tỷ lệ phần trăm góp vốn = (V / T) x 100%

Trong đó:

  • “V” là số tiền vốn điều lệ mà thành viên gốn vốn đóng góp vào công ty.
  • “T” là tổng số vốn điều lệ của công ty.

Cụ thể cách chia tỷ lệ phần trăm góp vốn được thực hiện theo các bước sau

  • Bước 1: Tính tổng số vốn điều lệ của công ty, bao gồm tất cả các đóng góp vốn từ mọi thành viên.
  • Bước 2: Xác định số tiền vốn điều lệ mà mỗi thành viên đã đóng góp vào công ty.
  • Bước 3: Tính tỷ lệ phần trăm góp vốn của mỗi thành viên bằng cách chia số tiền vốn điều lệ của họ cho tổng số vốn điều lệ của công ty và nhân với 100%.

Ví dụ: Trong một công ty TNHH với 3 thành viên A, B và C, tổng số vốn điều lệ của công ty là 1 tỷ đồng. A đóng góp 300 triệu đồng, B đóng góp 450 triệu đồng và C đóng góp 250 triệu đồng.

  • Tổng số vốn điều lệ của công ty: 1 tỷ đồng
  • Số tiền vốn điều lệ mà A góp vào công ty: 300 triệu đồng
  • Tỷ lệ phần trăm góp vốn của A: (300 triệu / 1 tỷ) x 100% = 30%

Tương tự, bạn có thể tính được tỷ lệ phần trăm góp vốn của B và C, lần lượt là 45% và 25%.

8. Cách chia cổ phần khi khởi nghiệp

Phân chia cổ phần cần sự đồng thuận, dựa trên đóng góp và cam kết của các thành viên, đồng thời áp dụng vesting để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Dưới đây là những yếu tố để chia cổ phần khi khởi nghiệp

  • Dựa trên sự đồng thuận và đóng góp: Phân chia cổ phần hợp lý là khi mọi thành viên đồng thuận, dựa trên mức độ cống hiến cho công ty. Nên tiến hành từ giai đoạn đầu để tránh mâu thuẫn sau này.
  •  Vai trò của ý tưởng khởi nghiệp: Ý tưởng khởi nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ trong thành công của startup. Người có ý tưởng không nhất thiết phải nắm phần lớn cổ phần. Điều quan trọng là việc triển khai và phát triển công ty.
  • Kinh nghiệm của các thành viên: Thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hoặc đã từng thành lập công ty nên nhận nhiều cổ phần hơn, vì kinh nghiệm quý hơn cả tiền mặt trong môi trường startup.
  • Giá trị và đóng góp của các thành viên: Phân chia cổ phần dựa trên đóng góp tài chính và phi tài chính của các thành viên. Mỗi yếu tố sẽ có tầm quan trọng khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực của startup.
  • Mức độ cam kết: Cần làm rõ mức độ cam kết của các thành viên, không chỉ về thời gian làm việc mà còn về sự gắn bó lâu dài với công ty. Việc vesting cổ phần có thể được áp dụng để đảm bảo sự cam kết này.
  • Vesting cổ phần: Vesting cổ phần là việc trao dần cổ phần cho co-founder sau một thời gian nhất định để giảm rủi ro rời công ty sớm và tạo động lực gắn bó lâu dài.

9. Phân công trách nhiệm trong công ty cổ phần như thế nào?

Phân công trách nhiệm trong công ty cổ phần như thế nào?
Phân công trách nhiệm trong công ty cổ phần như thế nào?

Chủ sở hữu sẽ phân công trách nhiệm trong công ty dựa theo tỷ lệ góp vốn trong công ty cổ phần. Ngoài ra, trong cơ cấu quản lý bộ máy của công ty có sự phân chia quyền lực phụ thuộc vào xác định tỷ lệ cổ phần vốn góp của các cổ đông.

Việc phân công trách nhiệm này nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ và bảo vệ tối đa quyền lợi của các cổ đông trong công ty. Các cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng toàn bộ số vốn góp vào công ty.

Xem thêm: Hợp đồng cổ phần góp vốn là gì?

Xem thêm: Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

10. Dịch vụ thành lập công ty tại AZTAX

AZTAX là địa chỉ đáng tin cậy dành cho các cá nhân và doanh nghiệp đang tìm kiếm dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi tập trung vào việc hỗ trợ bạn hoàn thành quy trình thành lập một doanh nghiệp một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Dịch vụ thành lập công ty tại AZTAX bắt đầu bằng việc tư vấn kỹ lưỡng về việc lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với mục tiêu và ngành nghề của bạn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn trong việc lựa chọn loại hình công ty, cửa hàng, hoặc dự án phù hợp, và đảm bảo rằng tất cả các thủ tục pháp lý liên quan được thực hiện đúng theo quy định và luật pháp hiện hành.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đồng hành cùng bạn trong việc đăng ký thuế, mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, và quản lý tài chính một cách chuyên nghiệp để đảm bào rằng doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ hoạt động một cách hiệu quả nhất. Đội ngũ chuyên gia tài chính và luật pháp của chúng tôi sẽ đảm bảo rằng bạn có mọi công cụ cần thiết để khởi đầu một doanh nghiệp thành công.

Với AZTAX, bạn có thể tin tưởng rằng mọi quy trình sẽ được hoàn thành nhanh chóng và đúng lịch trình. Chúng tôi cam kết giúp bạn tiết kiệm thời gian và tài chính, để bạn có thể tập trung vào xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình. AZTAX – Đối tác đáng tin cậy trên con đường thành công của bạn trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp.

Liên hệ HOTLINE: 0932.383.089 của AZTAX ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí nhé . AZTAX – Đối tác đáng tin cậy trên con đường thành công của doanh nghiệp bạn.

Trên đây là tất cả cách tính cổ phần góp vốn cũng như góp vốn kinh doanh và chia lợi nhuận trong công ty cổ phần mà AZTAX muốn gửi đến bạn. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực doanh nghiệp thì bạn có thể liên hệ đến AZTAX để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

11. Bài toán chia lại theo tỷ lệ góp vốn

Công ty cổ phần chia lợi nhuận như thế nào?

Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định mức phân chia lợi nhuận cụ thể cho công ty cổ phần, mà chỉ quy định cách thức phân chia. Cổ phần phổ thông được nhận cổ tức bằng nhau, dựa trên lợi nhuận ròng đã thực hiện và trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.

Góp cổ phần chia lợi nhuận như thế nào?

Góp cổ phần là cổ đông đóng góp vốn vào công ty. Lợi nhuận được chia theo số lượng cổ phần sở

Cách tính giá trị cổ phần khi rút vốn?

  • Xác định giá trị công ty: Đánh giá tổng giá trị tài sản và nợ của công ty.
  • Tính giá trị cổ phần: Chia giá trị công ty cho tổng số cổ phần đã phát hành.
  • Xác định số cổ phần: Tính tổng số cổ phần mà cổ đông sở hữu.
  • Tính giá trị rút vốn: Nhân giá trị mỗi cổ phần với số cổ phần mà cổ đông muốn rút.

Ví dụ: Nếu công ty có giá trị 10 tỷ đồng và 1 triệu cổ phần phát hành, mỗi cổ phần trị giá 10.000 đồng. Cổ đông sở hữu 1.000 cổ phần sẽ rút được 10 triệu đồng.

Phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn do ai quyết định?

Dựa trên tỷ lệ vốn góp của từng thành viên khi thành lập công ty, bộ phận quản lý sẽ tiến hành phân chia lợi nhuận theo phần trăm tương ứng.

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như thế nào?

Vốn điều lệ là tài sản mà cá nhân hoặc tổ chức đưa vào công ty để trở thành chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc cổ đông của công ty. Vốn chủ sở hữu là tài sản mà những cá nhân hoặc tổ chức đã trở thành chủ sở hữu của công ty, thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận cổ tức như thế nào

Để nhận cổ tức, nhà đầu tư phải sở hữu cổ phiếu và nằm trong danh sách cổ đông trước ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng. Cổ tức sẽ được chi trả qua tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là gì?

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần mà công ty sẽ hoàn trả vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi trên cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và trong Điều lệ công ty (khoản 1 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020). – Các điều kiện này được ghi rõ trên cổ phiếu và trong Điều lệ công ty.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

4.5/5 - (15 bình chọn)
4.5/5 - (15 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon