Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay

Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất

Bài viết này AZTAX sẽ hướng dẫn các bạn cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân để các bạn có thể tự xây dựng và đăng ký với phòng lao động thương binh và xã hội. Cách thức để xây dựng thang bảng lương như thế nào, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Thang lương, bảng lương là gì?

Thang lương, bảng lương là hệ thống bao gồm các nhóm lương/ngạch lương và bậc lương, được thiết kế để làm cơ sở trả lương cho người lao động dựa trên năng lực và mức độ phức tạp của công việc.

Thang lương, bảng lương là gì?
Thang lương, bảng lương là gì?

Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng thang lương và bảng lương riêng. Đây là nền tảng cho quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương trong hợp đồng lao động và trả lương cho nhân viên.

Xem thêm: Cách làm bảng lương cá nhân

2. Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất

Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất
Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất

Hiện nay, pháp luật lao động và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể mẫu hang bảng lương cho Doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mẫu thang bảng lương cho Doanh nghiệp tư nhân như dưới đây nhé!

Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất
Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất

Xem thêm: Mẫu thang bảng lương của công ty TNHH

Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

3. Doanh nghiệp cần phải thông báo thang lương, bảng lương khi nào?

Doanh nghiệp cần phải thông báo thang lương, bảng lương khi nào?
Doanh nghiệp cần phải thông báo thang lương, bảng lương khi nào?

Các doanh nghiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi đặt trụ sở chính.

Những doanh nghiệp đang hoạt động, khi có sự thay đổi về mức lương, cần xây dựng lại thang bảng lương để nộp.

Lưu ý: Kể từ ngày 1/1/2019, theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh tăng. Do đó, các doanh nghiệp phải xây dựng và nộp lại thang bảng lương cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nếu mức lương tối thiểu vùng họ đang áp dụng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2019.

Xem thêm: Mẫu bảng lương cá nhân

4. Không thông báo thang lương, bảng lương sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • Doanh nghiệp không gửi thang lương, bảng lương đến Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1 triệu đồng.
  • Doanh nghiệp không xây dựng hoặc xây dựng thang lương, bảng lương không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng.
  • Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi sẽ bị phạt từ 5-50 triệu đồng.
Không thông báo thang lương, bảng lương sẽ bị xử phạt như thế nào?
Không thông báo thang lương, bảng lương sẽ bị xử phạt như thế nào?

5. Doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý một số nguyên tắc gì khi xây dựng thang bảng lương?

Việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động được quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý một số nguyên tắc gì khi xây dựng thang bảng lương
Doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý một số nguyên tắc gì khi xây dựng thang bảng lương

Doanh nghiệp tư nhân khi xây dựng thang bảng lương cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Người sử dụng lao động phải thiết lập thang lương, bảng lương và định mức lao động để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
  • Mức lao động phải là mức trung bình, đảm bảo đa số người lao động có thể thực hiện được mà không cần kéo dài thời giờ làm việc bình thường. Mức này cần được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
  • Khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nếu có tổ chức này.
  • Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố tại nơi làm việc trước khi thực hiện công việc.

Xem thêm: Mẫu bảng lương cộng tác viên

6. Mức lương là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động đúng không?

Nội dung hợp đồng lao động được quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động.
c) Công việc và địa điểm làm việc.
d) Thời hạn của hợp đồng lao động.
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương.
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Mức lương buộc phải có trong hợp đồng lao động đúng không?
Mức lương buộc phải có trong hợp đồng lao động đúng không?

Dựa trên quy định về hợp đồng lao động, mức lương của người lao động là nội dung bắt buộc phải có. Hợp đồng cần ghi rõ mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, hình thức trả lương và kỳ hạn trả lương mà doanh nghiệp đã thỏa thuận với người lao động.

Trên đây là thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mà AZTAX đã chia sẻ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp tư nhân và các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán. Để biết thêm thông tin chi tiết hay cần giải đáp thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ ngay với AZTAX để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

 

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon