Dựa trên bảng lương cá nhân, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được các vấn đề thanh toán lương cho người lao động. Cũng như kiểm soát được nguồn tài chính của doanh nghiệp. Vậy bảng lương nhân viên này là gì và mẫu bảng lương này ra sao? Tìm hiểu cùng AZTAX qua bài viết bên dưới nhé!
1. Mẫu bảng lương cá nhân là gì?
2. Mẫu bảng lương cá nhân mới nhất 2024
Dưới đây là một số mẫu bảng lương mới nhất năm 2024 do AZTAX cung cấp nhằm mục đích tham khảo cách xây dựng:
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Ghi chú:
- Số giờ Tăng Ca > Số giờ Đi Muộn: Lấy số giờ tăng ca trừ đi số giờ đi muộn, phần còn lại sẽ tính là giờ công tăng ca.
- Số giờ Đi Muộn > Số giờ Tăng Ca: Lấy số giờ tăng ca trừ đi số giờ đi muộn. Số giờ đi muộn còn lại sẽ tính theo hệ số 1 (giờ công bình thường).
- Thưởng Chuyên Cần: Áp dụng cho nhân viên đi làm đầy đủ số ngày công trong tháng, nghỉ phép đúng quy định, không đi muộn hoặc về sớm, và không nghỉ quá 1 ngày phép/tháng (áp dụng sau thời gian thử việc).
- Tiền Lương và Tiền Công: Khi làm việc vào ban đêm hoặc tăng ca, tiền lương và tiền công được trả cao hơn. Khoản chênh lệch giữa tiền công ban đêm/tăng ca và tiền công ngày thường được miễn thuế.
Xem thêm: Cách làm bảng lương cá nhân
Xem thêm: Cách tính lương cộng tác viên
3. Tại sao phải lập bảng lương cá nhân?
Theo khoản 3 Điều 95 Bộ Luật Lao động 2019, khi thực hiện việc trả lương cho người lao động thì người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động.
Mẫu bảng lương hàng tháng không chỉ dùng để theo dõi thu nhập hàng tháng mà còn để đánh giá tổng thể mức lương trong năm của từng nhân viên. Bảng lương này giúp theo dõi việc tăng lương định kỳ, thay đổi hình thức chấm công, chế độ phụ cấp và các yếu tố khác ảnh hưởng đến lương. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức lương và chế độ phụ cấp một cách hợp lý.
Xem thêm: Dịch vụ làm work permit AZTAX
4. Nội dung cơ bản cần có trong bảng lương cá nhân
Bảng lương cá nhân là một phần quan trọng trong quản lý nhân sự của mỗi tổ chức và doanh nghiệp. Để đảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc thanh toán tiền lương cho nhân viên, việc xác định nội dung cơ bản trong bảng lương là không thể thiếu. Các thông tin cơ bản này không chỉ giúp quản lý tổ chức theo dõi và tính toán tiền lương một cách hiệu quả mà còn cung cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng cho nhân viên về khoản thu nhập và các khoản trừ liên quan.
Hầu hết các mẫu bảng lương cá nhân đều gồm các phần và nội dung sau:
- Phần đầu:
-
- Thông tin doanh nghiệp: Bao gồm tên doanh nghiệp, logo, địa chỉ và phòng ban thực hiện, nhằm xác nhận tính xác thực của bảng lương.
- Ngày cấp/xuất phiếu lương.
- Đơn vị tiền tệ: Được ghi rõ trong bảng lương.
- Phần nội dung:
-
- Thông tin cá nhân: Họ tên đầy đủ của người nhận phiếu, tên phòng ban hoặc mã số.
- Số ngày công làm việc thực tế.
- Số ngày nghỉ lễ/Tết.
- Số ngày nghỉ không phép.
- Số ngày nghỉ có lương.
- Số ngày nghỉ tính phép.
- Mức lương của nhân viên.
- Mức lương cơ bản của người hưởng lương.
- Lương hiệu quả.
- Lương làm thêm giờ.
- Các khoản khấu trừ tiền lương.
- Ghi chú giải thích các khoản khấu trừ.
- Phần kết thúc:
-
- Thông tin người lập phiếu.
- Dấu công ty hoặc chữ ký của người chịu trách nhiệm chi trả lương.
- Thông tin phòng ban hoặc người giải quyết các thắc mắc của nhân viên.
Với những lợi ích và vai trò quan trọng của nội dung cơ bản trong bảng lương cá nhân, việc xác định và bảo đảm nội dung cơ bản trong bảng lương cá nhân không chỉ là một yêu cầu mà còn là một bước quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một tổ chức hoạt động hiệu quả và bền vững trong thời đại ngày nay.
Xem thêm: Mẫu thang bảng lương của công ty TNHH
5. Mức xử phạt khi công ty không trả lương đúng hạn cho người lao động
Mức phạt vi phạm hành chính đối với các công ty không trả lương đúng hạn cho người lao động được quy định tại khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Vi phạm quy định về tiền lương
….
2. Trường hợp vi phạm trả lương không đúng hạn theo quy định hoặc không trả đủ tiền lương cho người lao động theo hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận:
a) Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 1 đến 10 người lao động.
b) Mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.
c) Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 đến 100 người lao động.
d) Mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 đến 300 người lao động.
đ) Mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi, khoản tiền lãi này được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
…”
Theo khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với vi phạm trả lương không đúng hạn của công ty được quy định như sau:
- Mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
- Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
- Mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
- Mức phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
- Mức phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp đôi so với cá nhân vi phạm.
Ngoài ra, công ty vi phạm cũng sẽ bị buộc trả đủ tiền lương cùng với khoản tiền lãi, khoản tiền lãi này được tính theo mức lãi suất tiền gửi không có kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Tóm lại, bảng lương cá nhân là một phiếu lương quan trọng, giúp doanh nghiệp kiểm soát tiền lương và tài chính chặt chẽ. AZTAX đã cung cấp hai loại phiếu lương nhằm mục đích tham khảo và luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. Hãy theo dõi AZTAX để đón chờ nhiều thông tin mới nhất nhé!
Xem thêm: Bảng lương doanh nghiệp tư nhân
Xem thêm: Bảng lương bằng tiếng anh