Bảng lương công ty TNHH là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Khi xây dựng bảng lương công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp cần lưu ý các nguyên tắc gì? Làm sao để xác định mức lương cho các đối tượng đặc biệt? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!
1. 3 nguyên tắc khi xây dựng bảng lương công ty TNHH
Căn cứ theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14:
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Như vậy, đơn vị lao động cần có trách nhiệm xây dựng bảng lương công ty TNHH và định mức lao động. Đây sẽ là căn cứ cho mọi hoạt động tuyển dụng, thỏa thuận mức lương, sử dụng lao động và chi trả lương cho người lao động.
Trong đó, mức lao động ghi nhận bắt buộc là mức trung bình nhằm đảm bảo số đông người lao động thực hiện được. Điều này giúp doanh nghiệp phòng tránh được việc kéo dài giờ làm việc bình thường. Hơn hết, mức ghi nhận phải được áp dụng thử trước khi ban hành mức lao động chính thức.
Khi xây dựng bảng lương công ty TNHH, quý doanh nghiệp cần lưu ý các nguyên tắc sau đây:
– Một bảng lương khi xây dựng phải được tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp nếu có. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu tại đơn vị không tồn tại tổ chức đại diện cho người lao động, bảng lương này không cần phải trưng cầu xin ý kiến.
– Thang bảng lương công ty TNHH bắt buộc phải được đặt công khai tại nơi làm việc trước khi áp dụng.
– Thang bảng lương này không cần nộp cho Phòng lao động – Thương binh và Xã hội. Doanh nghiệp chỉ tự lưu trữ và tiến hành giải trình khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Xem thêm: Cách lập bảng lương
2. Một số lưu ý khi lập bảng lương công ty TNHH
Trước khi xây dựng bảng lương công ty TNHH, các doanh nghiệp bắt buộc phải hiểu rõ một số quy định như sau.
2.1. Pháp luật không giới hạn số bậc lương tối đa
Theo quy định hiện hành, pháp luật sẽ không giới hạn số bậc lương tối đa trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, các đơn vị cần lưu ý xây dựng tối thiểu hai bậc. Người lao động khi đủ điều kiện nâng bậc lương sẽ được nâng lên một bậc.
Hiện nay, các doanh nghiệp thông thường xây dựng cho mình từ 5 -15 bậc lương. Điều này đã vô hình chung tạo ra động lực làm việc cho tập thể nhân viên tại đơn vị.
2.2. Mức lương ở bậc 1 không được thấp hơn lương tối thiểu vùng cập nhật tại thời điểm đó
Mức lương được ghi nhận ở từng bậc sẽ tương ứng theo chức danh hoặc công việc người lao động đang đảm nhiệm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14, mức lương bậc thấp nhất không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đó.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng hiện đang được áp dụng với từng khu vực như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu (đồng/tháng) |
Vùng I | 4.680.000 |
Vùng II | 4.160.000 |
Vùng III | 3.640.000 |
Vùng IV |
3.250.000 |
Bên cạnh đó, kể từ khi có hiệu lực từ ngày 1/7/2022, Nghị định 38/2022/NĐ-CP không còn quy định trả lương cho người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu. Do đó doanh nghiệp không bắt buộc phải trả lương cao hơn ít nhất 7% cho các đối tượng này.
Tuy nhiên, nếu phát sinh thỏa thuận trước đó trên hợp đồng lao động, các thỏa ước lập thể bao gồm nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề được nhận lương cao hơn 7% so với mức tối thiểu vùng” thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện.
2.3. Doanh nghiệp tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương
Theo đó, doanh nghiệp có quyền quyết định khoảng cách giữa các bậc lương. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kinh tế doanh nghiệp hiện tại. So với trước đây, Nghị định 49/2013/NĐ-CP (chấm dứt hiệu lực từ ngày 1/2/2021) bắt buộc khoảng cách giữa các bậc lương liền kề nhau tối thiểu là 5%.
Theo quy định mới, doanh nghiệp đã có quyền tự chủ quyết định tùy thuộc vào tình trạng thực tế. Quy định này được xem là “khá dễ thở” cho các chủ đơn vị lao động.
Xem thêm: Mẫu bảng lương doanh nghiệp tư nhân
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
3. Mẫu thang bảng lương của công ty TNHH
Dưới đây, AZTAX xin cung cấp mẫu bảng lương của công ty TNHH. Quý bạn đọc có thể tham khảo và tiến hành tải mẫu dưới đây.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Xác định mức lương như thế nào cho người quản lý doanh nghiệp?
Theo quy định, mức lương sẽ được tính bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số lương. Hệ số lương này sẽ phụ thuộc vào chức danh của từng quản lý và hạng công ty.
Công thức tính mức lương cho quản lý công ty như sau:
Mức lương | = | Lương cơ bản | x | Hệ số lương |
4.2 Xác định mức lương như thế nào cho người lao động làm việc tại công ty TNHH MTV do nhà nước giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 51/2016/NĐ-CP:
Điều 4. Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương
Công ty xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương làm căn cứ để xếp lương, trả lương và thực hiện chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy, đối với người lao động làm việc tại công ty TNHH MTV do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, mức tiền lương sẽ được căn cứ vào bảng lương và các khoản phụ cấp theo quy định của doanh nghiệp.
4.3 Thông báo bảng kê trả lương cho người lao động như thế nào?
Mỗi khi trả lương, đơn vị phải thông báo bảng kê lương cho toàn thể nhân viên. Trong đó, nội dung bảng kê lương phải được liệt kê cụ thể bao gồm tiền lương, tiền làm thêm, nội dung và các số tiền bị khấu trừ.
Vừa rồi, AZTAX đã cung cấp các thông tin về “bảng lương công ty TNHH”. Hy vọng, quý bạn đọc đã biết thêm về các quy định mới và áp dụng vào công việc. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tính lương, liên hệ ngay cho chúng tôi để có thể sử dụng dịch vụ trọn gói với ưu đãi tốt nhất!
Xem thêm:Cách làm bảng lương cá nhân
Xem thêm: Mẫu bảng lương cộng tác viên