Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay

Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất

Bài viết này AZTAX sẽ hướng dẫn các bạn cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân để các bạn có thể tự xây dựng và đăng ký với phòng lao động thương binh và xã hội. Cách thức để xây dựng thang bảng lương như thế nào, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Thang lương, bảng lương là gì?

Thang lương, bảng lương là hệ thống bao gồm các nhóm lương/ngạch lương và bậc lương, được thiết kế để làm cơ sở trả lương cho người lao động dựa trên năng lực và mức độ phức tạp của công việc.

Thang lương, bảng lương là gì?
Thang lương, bảng lương là gì?

Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng thang lương và bảng lương riêng. Đây là nền tảng cho quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương trong hợp đồng lao động và trả lương cho nhân viên.

Xem thêm: Mẫu bảng lương nhân viên trường học năm 2024

Xem thêm: Mẫu bảng lương tiếng anh

2. Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất

Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất
Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất

Hiện nay, pháp luật lao động và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể mẫu hang bảng lương cho Doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mẫu thang bảng lương cho Doanh nghiệp tư nhân như dưới đây nhé!

Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất
Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mới nhất

Xem thêm: Mẫu bảng chấm công theo giờ

3. Doanh nghiệp cần phải thông báo thang lương, bảng lương khi nào?

Hiện tại, doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký thang bảng lương tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải xây dựng thang bảng lương theo quy định của pháp luật. Việc này đảm bảo rằng mức lương được xác định đúng theo quy định và phù hợp với các tiêu chuẩn lao động hiện hành.

Doanh nghiệp cần phải thông báo thang lương, bảng lương khi nào?
Doanh nghiệp cần phải thông báo thang lương, bảng lương khi nào?

Theo Điều 93 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về thang bảng lương của doanh nghiệp như sau:

  • Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: Doanh nghiệp phải xây dựng thang lương và bảng lương làm cơ sở cho tuyển dụng và quản lý lao động, đồng thời thỏa thuận mức lương theo công việc trong hợp đồng lao động.
  • Định mức lao động: Định mức lao động cần ở mức trung bình, đảm bảo phần lớn lao động thực hiện được mà không kéo dài giờ làm việc. Cần thử nghiệm trước khi ban hành.
  • Tham khảo ý kiến: Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương và bảng lương.

Như vậy, việc lập thang lương và định mức lao động là cần thiết để xác định mức lương cho người lao động dựa trên công việc ghi trong hợp đồng.

Xem thêm: Cách làm bảng lương trong excel

4. Mức xử phạt liên quan đến thang bảng lương của doanh nghiệp tư nhân

Mức xử phạt liên quan đến thang bảng lương của doanh nghiệp tư nhân
Mức xử phạt liên quan đến thang bảng lương của doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại Nghị định 12/2022 NĐ-CPngười sử dụng lao động có thể bị phạt từ 5.000.000 VND đến 10.000.000 VND nếu thực hiện một trong những hành vi sau đây:

  • Không công khai thang lương, bảng lương, mức lao động, và quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi áp dụng
  • Không thiết lập thang lương, bảng lương hoặc không xây dựng định mức lao động; không tiến hành thử nghiệm mức lao động trước khi chính thức ban hành
  • Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở nơi có tổ chức đại diện khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; hoặc quy chế thưởng
  • Không thông báo bảng kê lương cho người lao động hoặc thông báo không đúng theo quy định
  • Không đảm bảo trả lương công bằng hoặc có sự phân biệt giới tính đối với những lao động thực hiện công việc có giá trị tương đương

Ngoài ra, Nghị định này quy định rằng mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp đôi mức phạt đối với cá nhân.

Do đó, nếu doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10.000.000 VND đến 20.000.000 VND thực hiện bất kỳ hành vi nào sau đây liên quan đến thang bảng lương dưới đây:

  • Không công khai thang lương và bảng lương tại nơi làm việc trước khi áp dụng
  • Không xây dựng thang lương và bảng lương
  • Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quá trình xây dựng thang lương và bảng lương

5. Doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý một số nguyên tắc gì khi xây dựng thang bảng lương?

Việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động được quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý một số nguyên tắc gì khi xây dựng thang bảng lương
Doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý một số nguyên tắc gì khi xây dựng thang bảng lương

Doanh nghiệp tư nhân khi xây dựng thang bảng lương cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Người sử dụng lao động phải thiết lập thang lương, bảng lương và định mức lao động để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
  • Mức lao động phải là mức trung bình, đảm bảo đa số người lao động có thể thực hiện được mà không cần kéo dài thời giờ làm việc bình thường. Mức này cần được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
  • Khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nếu có tổ chức này.
  • Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố tại nơi làm việc trước khi thực hiện công việc.

6. Phương pháp tính lương cho NLĐ làm việc tại doanh nghiệp tư nhân

Phương pháp tính lương cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân
Phương pháp tính lương cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân

6.1 Cách tính lương theo hệ số lương doanh nghiệp tư nhân

Cách tính lương theo hệ số lương của doanh nghiệp tư nhân có thể được xác định dựa trên công thức sau:

Mức lương nhận được = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện tại

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở: Đây là mức lương được điều chỉnh dựa trên các quy định của pháp luật, phản ánh sự thay đổi kinh tế – xã hội tại thời điểm áp dụng. Từ ngày 01/07/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 VND/tháng.
  • Hệ số lương hiện tại: Hệ số này được quy định cho từng cấp bậc, vị trí và có sự khác biệt theo từng ngành nghề và quy định pháp luật.

Ví dụ: Giả sử bạn làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân với chức danh Kỹ sư và bạn đang ở bậc lương 2, có hệ số lương hiện tại là 2.0 và Mức lương cơ sở: 2.340.000 VND/tháng (từ 01/07/2024)

  • Để tính mức lương nhận được, bạn sẽ nhân mức lương cơ sở với hệ số lương hiện tại. Cụ thể, mức lương hàng tháng của bạn sẽ là:
    • Mức lương nhận được = 2.340.000 VND × 2.0 = 4.680.000 VND.
  • Nếu bạn thăng chức lên bậc lương 3 với hệ số lương là 2.5, mức lương của bạn sẽ được tính lại. Lúc này, mức lương hàng tháng mới sẽ là:
    • Mức lương nhận được = 2.340.000 VND × 2.5 = 5.850.000 VND.

Lưu ý:

  • Mỗi chức danh nghề nghiệp, ngạch công chức, viên chức đều có hệ số lương riêng, không giống nhau giữa các vị trí.
  • Đối với cùng một chức danh, nếu bậc lương khác nhau thì hệ số lương cũng sẽ thay đổi tương ứng, dẫn đến mức lương nhận được sẽ khác biệt.

6.2 Mức lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp tư nhân

Mức lương tối thiểu vùng đóng vai trò là mức thấp nhất để các doanh nghiệp tư nhân và người lao động có thể thương lượng và thống nhất về tiền lương. Đồng thời, nó cũng là tiêu chí để doanh nghiệp tư nhân thiết lập thang bảng lương của mình.

Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu theo tháng và theo giờ cho những người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân được phân loại theo từng vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng (VND/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (VND/giờ)
Vùng I 4.960.000 23.800
Vùng II 4.410.000 21.200
Vùng III 3.860.000 18.600
Vùng IV 3.450.000 16.600

7. Mức lương là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động đúng không?

Nội dung hợp đồng lao động được quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động.

c) Công việc và địa điểm làm việc.

d) Thời hạn của hợp đồng lao động.

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương.

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.

4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Mức lương buộc phải có trong hợp đồng lao động đúng không?
Mức lương buộc phải có trong hợp đồng lao động đúng không?

Dựa trên quy định về hợp đồng lao động, mức lương của người lao động là nội dung bắt buộc phải có. Hợp đồng cần ghi rõ mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, hình thức trả lương và kỳ hạn trả lương mà doanh nghiệp đã thỏa thuận với người lao động.

Trên đây là thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân mà AZTAX đã chia sẻ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp tư nhân và các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán. Để biết thêm thông tin chi tiết hay cần giải đáp thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ ngay với AZTAX để được hỗ trợ sớm nhất nhé!\

Xem thêm: Mẫu bảng lương cá nhân đầy đủ và mới nhất năm 2024

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon