Hướng dẫn lập bảng chấm công theo giờ file Excel mới nhất [2024]

bang cham cong theo gio

Bảng chấm công theo giờ từ lâu luôn là nỗi đau đáu của các doanh nghiệp. Làm sao để xây dựng nên một bảng chấm công đơn giản nhưng có tính hiệu quả cao? Sử dụng bảng chấm công nhập dữ liệu ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin mới nhất!

1. Bảng chấm công theo giờ là gì?

bang cham cong theo gio la gi
Bảng chấm công theo giờ là gì?

Bảng chấm công theo giờ được xem như một bản nhật ký, lịch trình thống kê lại tất cả các hoạt động của từng nhân viên. Bảng chấm công cần phải được xây dựng một cách thực tế, chính xác và minh bạch để kiểm soát mức độ người lao động tuân thủ nội quy công ty.

Việc soạn thảo và thiết kế bảng chấm công là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Thông qua bảng, các mục đích sau đây sẽ được phục vụ:

– Dễ dàng quản lý tập thể nhân viên tại doanh nghiệp

– Đảm bảo tính minh bạch và công khai về thông tin chấm công

– Thuận tiện lưu trữ, dễ dàng truy xuất dữ liệu khi cần thiết.

2. Bảng chấm công theo giờ excel mẫu chuẩn

mau cham cong vi du
Mẫu cung cấp tham khảo

Excel hiện đang là phần mềm được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để soạn thảo bảng chấm công theo giờ. Lựa chọn xây dựng bảng chấm công file excel, bộ phận nhân sự doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý, thống kê.

Dưới đây, AZTAX xin cung cấp file excel mẫu bảng chấm công theo giờ. Quý doanh nghiệp có thể xem qua và lựa chọn tải về dưới đây.

Trong đó:

– Cột A: điền các thông tin về mã số các nhân viên đang làm việc tại công ty. Mã số các nhân viên sẽ là dãy số độc nhất.

– Cột B: điền họ và tên của từng nhân viên tương ứng với mã số nhân viên cột A.

– Cột C: điền thông tin về giới tính của từng nhân viên trong doanh nghiệp.

– Cột 1 – 31: điền các ngày chấm công, tương ứng với số ngày làm việc trong tháng. Trong đó, cột “IN” tương ứng với giờ bắt đầu làm việc. Đồng thời, cột “OUT” sẽ là thời gian tan làm ngày công của người lao động.

– Cột 32: điền tổng số giờ thực làm của người lao động trong tháng.

– Cột số phút đi muộn: đây là cột được tính tự động thông qua công thức định sẵn. Việc tính thông qua công thức giúp doanh nghiệp xác định được tổng thời gian người lao động trễ làm.

– Cột số phút về sớm: đây là cột được tính tự động thông qua công thức định sẵn. Việc tính thông qua công thức giúp doanh nghiệp xác định được tổng thời gian người lao động về sớm trong ngày công.

Xem thêm: Cách tính tiền lương theo giờ

3. Cách sử dụng nhập liệu mẫu bảng chấm công theo giờ

cach nhap du lieu cham cong
Cách nhập dữ liệu chấm công

Theo đó, bộ phận nhân sự có trách nhiệm căn cứ tình hình thực tế để chấm công cho từng nhân viên hàng ngày. Việc chấm công sẽ được tính trên từng bộ phận, phòng ban và ghi vào ngày tương ứng theo các cột đúng ký hiệu quy định.

Với mẫu bảng chấm công theo giờ chúng tôi đã cung cấp, người được phân công phụ trách sẽ phải điền chính xác các thông tin dưới đây:

– Ghi chép cụ thể, chính xác về mã nhân viên, họ và tên người lao động kèm giới tính.

– Ghi chép rõ ràng về giờ người lao động vào làm (IN) và giờ ra về (OUT) trong ngày công.

– Số phút đi muộn hoặc về sớm: Trường thông tin này sẽ được tính tự động thông qua công thức. Kết quả sẽ tính được chính xác số phút đi muộn/ về sớm của từng nhân viên trong tháng.

4. Cách lập bảng chấm công theo giờ chính xác?

thiet ke bang chinh xac
Thiết kế bảng chấm công chính xác

Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ chấm công hỗ trợ. Điều này càng nâng cao tính chính xác trong việc xác định thời gian thực làm của từng nhân viên. Theo đó, các công cụ thường được sử dụng có thể kể đến như sau:

– Doanh nghiệp chấm công bằng thẻ từ: Đơn vị sẽ cung cấp cho nhân viên thẻ từ với các mã số riêng biệt. Thẻ từ sẽ được ghi rõ các thông tin cá nhân tương ứng với từng nhân viên.

Mỗi nhân viên sẽ chỉ sở hữu một thẻ từ và sử dụng để quẹt vào máy chấm công. Khi sử dụng thẻ từ, mỗi lần quẹt sẽ tương ứng với số giờ vào/ tan làm của người đó. Kết quả sẽ được đưa về hệ thống.

– Doanh nghiệp chấm công bằng Face ID: Máy chấm công sẽ được tích hợp camera. Theo đó, bộ phận đảm nhận chấm công cần thiết lập trước gương mặt nhân viên tại đơn vị. Khi chấm công, nhân viên sẽ được nhận diện gương mặt để chấm công. Có thể thấy, công cụ này đảm bảo tính nhanh chóng và chính xác cao. Tuy nhiên, chi phí cho công cụ này khá cao.

– Doanh nghiệp chấm công bằng dấu vân tay: Đây là cách thức chấm công được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay. Theo đó, khi chấm công, người lao động tiến hành quét dấu vân tay. Thông qua việc được thiết lập trước, người lao động sẽ được chấm công và đưa dữ liệu về hệ thống chấm công chung.

– Doanh nghiệp thực hiện chấm công thông qua các ứng dụng: Theo đó, công ty sẽ cung cấp tài khoản các ứng dụng. Khi chấm công, người lao động đăng nhập vào tài khoản và xác nhận trạng thái làm việc thực tế. Dữ liệu sẽ được ghi nhận và đưa về hệ thống chung.

Vừa rồi, AZTAX đã chia sẻ về “bảng chấm công theo giờ”. Mong rằng, quý bạn đọc đã có thêm thông tin chi tiết và dễ dàng xây dựng bảng chấm công cho tập thể nhân viên tại đơn vị. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tính lương, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi để được trải nghiệm và tư vấn nhanh chóng nhất!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)