Công ty cổ phần thương mại dịch vụ là gì? [Mới 2024]

cong ty co phan thuong mai dich vu

Công ty cổ phần thương mại dịch vụ là gì? Quy trình thành lập của công ty ra sao? Đây là câu hỏi của một số người đang có ý định thành lập doanh nghiệp. Nguyên nhân khiến nhu cầu thành lập công ty cổ phần thương mại dịch vụ tăng bởi khả năng phát triển rất vượt trội và đem lại lợi nhuận cao của loại mô hình này. Theo chân AZTAX để tìm hiểu rõ trong bài viết sau nhé!

khai quat cong ty co phan thuong mai dich vu
Khái quát công ty cổ phần thương mại dịch vụ

1. Công ty cổ phần thương mại dịch vụ là gì?

Công ty cổ phần thương mại dịch vụ là công ty chuyên về các loại hình dịch vụ như du lịch, thể thao, ngân hàng, văn hóa, vận tải, đoàn thể xã hội, thể thao…. Bao gồm loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hai thành viên trở lên.

cong ty co phan thuong mai dich vu la gi
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ là gì?

Hiện nay, loại hình thương mại dịch vụ là một nghề kinh doanh còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Nghề kinh doanh này chưa được khai thác hết thế mạnh về tiềm năng của nó. Vì vậy, khái niệm công ty cổ phần thương mại dịch vụ là gì còn khá mới mẻ với nhiều người.

Về bản chất, công ty thương mại dịch vụ công ty thương mại là giống nhau.

Dịch vụ là cung ứng dịch vụ này dịch vụ kia, thương mại là mua đi bán lại. Ít ai chú ý đến mô hình kinh doanh này, mặc dù nó có lợi nhuận vô cùng lớn so với các ngành kinh doanh khác.

Bên cạnh các ngành sản xuất thì thương mại dịch vụ là một ngành kinh doanh khá phổ biến, mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. Thương mại và dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế để phát triển kinh tế hiện nay.

Đây là cơ hội cũng như thách thức đối với những nhà đầu tư khi đang có ý định đầu tư vào ngành này vì có sự cạnh tranh cao. Vì vậy, để có thể vận hành tốt được loại hình kinh doanh này thì nhà đầu tư cần tìm hiểu các nội dung như loại hình, đặc điểm, thủ tục thành lập…

2. Yêu cầu của công ty cổ phần thương mại

yeu cau cua cong ty co phan thuong mai
Yêu cầu của công ty cổ phần thương mại

Nếu chủ sở hữu công ty muốn thêm chữ thương mại vào tên công ty thì bắt buộc trong ngành kinh doanh phải có ngành liên quan đến hoạt động thương mại như dịch vụ, thể thao, nhà hàng…Nếu không thì sẽ không được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh.

Trong tương lai, hình thức kinh doanh của công ty thương mại hứa hẹn sẽ còn được phát triển mạnh hơn nữa. Đặc biệt, trong thời đại ngày càng có nhiều các sản phẩm được lên ý tưởng và sản xuất nhiều như hiện nay.

Để có thể bắt kịp xu hướng, xây dựng được doanh nghiệp của mình thành công thì chủ sở hữu cần nắm rõ được những yếu tố cơ bản của loại hình kinh tế này.

Khi đó, bạn mới có thể lựa chọn được hướng đi chính xác nhất trên con đường hoạt động kinh doanh của mình.

Xem thêm:Thành lập công ty giá rẻ

3. Thủ tục thành lập công ty cổ phần thương mại dịch vụ

thu tuc thanh lap cong ty co phan thuong mai dich vu
Thủ tục thành lập công ty cổ phần thương mại dịch vụ

Trước khi muốn thành lập công ty cổ phần thương mại dịch vụ thì chủ sở hữu công ty nên chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ liên quan. Căn cứ theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần cụ thể như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần thương mại dịch vụ được thực hiện theo 2 bước sau đây.

Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

  • Cách 1: Thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Cách 2: Đăng ký qua mạng tại tại link https://dangkykinhdoanh.gov.vn bằng chữ ký số công cộng, sử dụng tài khoản để đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Xem xét, xử lý hồ sơ và nhận kết quả đăng ký kinh doanh.

Sau khi doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ và phí thì cơ quan thẩm quyền sẽ xử lý và xem xét hồ sơ. Trường hợp nếu hồ sơ không có sai sót thì doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngược lại, nếu hồ sơ sai sót thì sẽ được yêu cầu nộp lại hồ sơ.

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ thì chủ sở hữu phải thực hiện nộp lệ phí thành lập doanh nghiệp. Phí là 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh và miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia.

Xem thêm: Hồ sơ thủ tục thành lập công ty cổ phần

Xem thêm: Làm thế nào để tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

4. Lưu ý khi thành lập công ty cổ phần thương mại dịch vụ

luu y khi thanh lap cong ty co phan thuong mai dich vu
Lưu ý khi thành lập công ty cổ phần thương mại dịch vụ

Thứ nhất, về tên công ty. Chủ sở hữu doanh nghiệp cần chuẩn bị tên đặt cho công ty của mình. Tên công ty sẽ bao gồm tên tiếng việt, tên bằng tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt. Đặc biệt, không được đặt tên trùng lặp với tên của các công ty khác trên thị trường.

Ví dụ: Công ty cổ phần thương mại A.

Thứ hai, về vốn điều lệ. Trong lĩnh vực thương mại không thuộc nhóm ngành yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh. Do đó, khi thành lập Công ty cổ phần thương mại không cần phải chứng minh vốn nên chủ sở hữu có thể linh động lựa chọn mức vốn phù hợp.

Thứ ba, về địa chỉ trụ sở chính. Trụ sở của công ty có địa chỉ được xác định gồm ngách, hẻm, số nhà, ngõ phố, đường, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, số điện thoại, thành phố trực thuộc trung ương…

Thứ tư, về chủ sở hữu công ty. Nếu khách hàng muốn thành lập Công ty cổ phần thương mại dịch vụ thì phải cần có ít nhất ba tổ chức hoặc cá nhân góp vốn để mở công ty. Đây cũng chính là ba cổ đông sáng lập của công ty.

Trường hợp nếu công ty chỉ có một hoặc hai người góp vốn thì cần gọi thêm các cá nhân/tổ chức nữa hoặc lựa chọn cho mình việc thành lập loại hình công ty khác. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các thủ tục thành lập thì khách hàng thường gặp những vấn đề sau đây:

  • Không tìm được mẫu tờ khai đăng ký thành lập công ty cổ phần.
  • Không biết cách điền thông tin vào tờ khai theo quy định của pháp luật.
  • Không biết phải làm thế nào để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
  • Có sự nhầm lẫn giữa thẩm quyền của các cơ quan nhà nước với nhau.
  • Không biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh như sửa chữa hoặc bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu của các cơ quan thẩm quyền.
  • Chưa nắm rõ các thủ tục về mẫu dấu doanh nghiệp, thuế… còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành thành lập công ty.

5. Lợi ích khi thành lập công ty cổ phần thương mại dịch vụ

loi ich khi thanh lap cong ty co phan thuong mai dich vu
Lợi ích khi thành lập công ty cổ phần thương mại dịch vụ

Việc thành lập doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng bù lại sẽ mang đến cho bạn những lợi ích nhất định như dễ quảng bá thương hiệu/sản phẩm, dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh và tăng sự tin tưởng từ khách hàng. Từ đó mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.

Có những ngành nghề thương mại dịch vụ mà các cá nhân không thể tiến hành hoạt động kinh doanh được, vì thế bắt buộc phải cần thành lập công ty. Dưới đây là những lợi ích cơ bản khi thành lập công ty cổ phần thương mại dịch vụ.

  • Giúp đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển tốt của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp sẽ tạo dựng được niềm tin cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp cung cấp.
  • Được quyền xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho các đối tác hoặc khách hàng có nhu cầu cần hóa đơn để thực hiện thanh toán các chi phí của doanh nghiệp.
  • Đây là một loại hình kinh doanh được cấp giấy chứng nhận, nhà nước công nhận và được pháp luật bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định luật lệ ban hành.
  • Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập thì doanh nghiệp sẽ có con dấu riêng, điều này giúp việc ký kết và giao kết hợp đồng mua bán được bảo đảm hơn.
  • Doanh nghiệp sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp khi mới thành lập.
  • Có quyền huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu trong công ty.

6. Sự khác nhau giữa công ty cổ phần thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại

su khac nhau giua cong ty thuong mai dich vu va dich vu thuong mai
Sự khác nhau giữa công ty thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại

Căn cứ theo Điều 3 Khoản 1 Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 đã nêu rõ khái niệm về hoạt động thương mại của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ cụ thể như sau:

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với hoạt động thương mại, nhằm phục vụ cho việc thương mại như dịch vụ giám định hàng hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại, dịch vụ giao nhận hàng hóa…tất cả được hoạt động dưới quy định của pháp luật.

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại.

Thương mại dịch vụ Dịch vụ thương mại
– Thương mại dịch vụ là một ngành kinh tế độc lập.

– Về bản chất: Trao đổi, cung cấp các dịch vụ, mua bán (dịch vụ là ngành phát triển chính).

– Mục đích: nhằm thu lại lợi nhuận cao từ việc hoạt động kinh doanh.

– Thương mại dịch vụ bao gồm như dịch vụ xây dựng, dịch vụ thông tin, dịch vụ tiệc cưới, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ nghỉ dưỡng, dịch vụ bao trọn gói…

– Đây là hoạt động hỗ trợ cho quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa bao gồm như sản phẩm vô hình, sản phẩm hữu hình.

– Về bản chất: Là công cụ thúc đẩy hoạt động trao đổi, mua bán, không phải là đối tượng chính của hoạt động trao đổi đó.

– Trong dịch vụ thương mại, luật thương mại luôn phải gắn liền với hoạt động mua bán và cung ứng dịch vụ

– Dịch vụ thương mại bao gồm như mô giới, khuyến mại, quảng cáo…

7. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại?

nguyen tac co ban trong hoat dong thuong mai
Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại?

Căn cứ theo Mục 2 Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 đã nêu rõ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ cụ thể như sau:

Điều 10. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại

Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Điều 12. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.

Ngoài ra, còn có nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Nghĩa là, thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hàng hóa, chất lượng và dịch vụ mà mình kinh doanh.

Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại còn có nghĩa vụ cung cấp các thông tin trung thực, đầy đủ cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh. Đồng thời, phải chịu tất cả các trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp đó.

Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh, các thông điệp dữ liệu phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì mới được thừa nhận có giá trị pháp lý như văn bản.

8. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại của công ty

hanh vi vi pham phap luat ve thuong mai cua cong ty
Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại của công ty

Căn cứ theo Điều 320 Khoản 1 Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 đã nêu rõ về các hành vi vi phạm luật thương mại của công ty cổ phần thương mại dịch vụ cụ thể như sau:

a) Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài;

b) Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh;

c) Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;

d) Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;

đ) Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

e) Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;

g) Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;

h) Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

i) Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;

k) Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;

l) Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;

m) Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà cá nhân hoặc tổ chức trong công ty sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật ban hành tại Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11.

Nếu vi phạm ở mức nhẹ thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đối với các hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm trong công ty sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân, lợi ích của nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật ban hành.

9. Các câu hỏi thường gặp?

9.1 Đặc điểm của công ty cổ phần thương mại dịch vụ?

dac diem cua cong ty co phan thuong mai dich vu
Đặc điểm của công ty cổ phần thương mại dịch vụ

Về nguyên tắc, hoạt động thương mại được triển khai và tiến hành nhằm mục đích sinh lợi. Thông thường, hoạt động thương mại bao gồm nhiều hình thái khác nhau như xúc tiến thương mại, đầu tư, mua bán hàng hóa và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận khác.

Công ty thương mại dịch vụ là một tổ chức độc lập, không bị ràng buộc bởi các tổ chức nào khác. Công ty được quản lý bằng bộ máy chính thức, có sự phân công lao động rõ ràng và có thể thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập với những thủ tục đơn giản.

Hoạt động chính của công ty là trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa/dịch vụ. Việc kinh doanh sản xuất hàng hóa của công ty giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất. Ngoài ra, công ty còn thực hiện nhiệm vụ chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

Quy trình chuyển giao hàng hóa/dịch vụ này sẽ diễn ra dưới sự giám sát và quản lý của bộ máy vận hành công ty. Đây được xem là hoạt động cơ bản nhất vì mang đến lợi nhuận, quyết định chức năng và nhiệm vụ của tổ chức bộ máy cũng như phương thức vận hành.

Công ty thương mại dịch vụ thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của sản phẩm, được vận hành thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Từ đó, có thể đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng khách hàng.

9.2 Công ty cổ phần có được kinh doanh dịch vụ kế toán hay không?

cong ty co phan co duoc kinh doanh dich vu ke toan hay khong
Công ty cổ phần có được kinh doanh dịch vụ kế toán hay không?

Căn cứ theo Điều 59 Khoản 1,2,3 Luật kế toán 2015 số 88/2015/QH13 đã nêu rõ quy định về Công ty cổ phần thương mại dịch vụ cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

b) Công ty hợp danh;

c) Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới hình thức là thành lập và hoạt động chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài.

9.3 Vai trò của công ty cổ phần thương mại dịch vụ

vai tro cua cong ty co phan thuong mai dich vu
Vai trò của công ty cổ phần thương mại dịch vụ

Công ty thương mại có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đây được xem là chủ thể tạo lập nên nền kinh tế hàng hóa. Ngoài ra, công ty được xem là bước tiến lớn để đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế chung của thế giới.

Công ty cổ phần thương mại dịch vụ được xem là bộ phận trung gian, có vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và thị trường tiêu dùng. Giúp cân đối sự phát triển và là đòn bẩy để tạo động lực thúc đẩy của các loại hình thương mại, nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cao.

Sự phát triển, vận hành của công ty thương mại dịch vụ không ngừng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, mở rộng kinh doanh và tạo điều kiện không ngừng nhằm để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Công ty còn góp phần tăng tích lũy xã hội, hoàn thành tốt việc thông qua các hoạt động kinh doanh để phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu, giúp lưu thông hàng hóa đến mọi nơi trong xã hội. Từ đó, đã nâng cao mức độ tiêu thụ của người dân.

Mặt khác, công ty thương mại dịch vụ giúp việc cung ứng hàng hóa trở nên dễ dàng hơn và phục vụ đời sống của người dân một cách tối ưu nhất. Do đó, nhu cầu sống của mọi người được đảm bảo cung ứng và sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội cao hơn.

Trên đây là tổng hợp thông tin về công ty cổ phần thương mại dịch vụAZTAX muốn gửi đến bạn. Hy vọng là những thông tin bổ ích này sẽ giúp ích cho bạn trong việc thành lập công ty thương mại dịch vụ. Liên hệ ngay với AZTAX theo thông tin bên dưới khi có bất cứ câu hỏi về thành lập doanh nghiệp để được tư vấn kịp thời.

Xem thêm: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Xem thêm: Cách chuyển từ công ty tnhh thành công ty cổ phần

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)