Xin giấy phép kinh doanh bể bơi là một trong những thủ tục pháp lý bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức muốn mở và vận hành dịch vụ hồ bơi hợp pháp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình thực hiện, cũng như những yêu cầu về hồ sơ, nhân sự và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật. Hiểu được những khó khăn đó, AZTAX mang đến cho bạn hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu và cập nhật mới nhất giúp quá trình xin giấy phép trở nên nhanh chóng, đúng chuẩn và tiết kiệm tối đa thời gian.
1. Giấy phép kinh doanh bể bơi là gì?
Ở thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật chưa có bất kỳ quy định rõ ràng về thuật ngữ “Giấy phép kinh doanh bể bơi”. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng Giấy phép kinh doanh bể bơi chính là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, thể hiện sự cho phép một tổ chức hoặc cá nhân được hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bể bơi. Loại giấy phép này xác nhận cơ sở đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện theo quy định để được phép vận hành và cung cấp dịch vụ liên quan đến bể bơi.
2. Điều kiện kinh doanh bể bơi
Điều kiện kinh doanh bể bơi là yếu tố tiên quyết mà mọi tổ chức, cá nhân cần đáp ứng trước khi chính thức đưa bể bơi vào hoạt động. Từ tiêu chuẩn về diện tích, độ sâu bể, hệ thống xử lý nước, cho đến yêu cầu về nhân sự cứu hộ, y tế và giấy tờ pháp lý — tất cả đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong nội dung dưới đây, AZTAX sẽ giúp bạn nắm rõ toàn bộ các điều kiện cần thiết để kinh doanh bể bơi một cách hợp pháp, an toàn và bền vững.

2.1 Yêu cầu về cơ sở hạ tầng và thiết bị
- Diện tích hồ bơi: Đáp ứng tối thiểu 6m x 12m hoặc diện tích tương đương để đảm bảo không gian sử dụng.
- Thiết kế đáy hồ: Phải dốc đều, không có chỗ gấp khúc, độ chênh lệch không vượt quá 1m với bể dài từ 25m trở lên, hoặc không quá 0,5m nếu bể ngắn hơn 25m.
- Bề mặt hồ: Thành và đáy hồ cần nhẵn, mịn để dễ vệ sinh và an toàn khi sử dụng.
- Phòng thay đồ, khu vệ sinh: Sàn nhà phải bằng phẳng, không đọng nước và đặt biệt chống trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Vị trí rửa chân: Phải bố trí khu vực rửa chân trước khi người dùng xuống nước.
- Âm thanh và chiếu sáng: Hệ thống cần hoạt động ổn định, ánh sáng không dưới 300 Lux.
- Dây phao an toàn: Cần phân chia rõ các khu vực trong hồ để người sử dụng dễ nhận biết và đảm bảo an toàn.
2.2 Yêu cầu về đội ngũ nhân sự
- Nhân viên y tế: yêu cầu phải có người có chuyên môn y khoa túc trực trong suốt khung thời gian hồ bơi hoạt động.
- Cứu hộ: Người đảm nhiệm cứu hộ cần có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên ngành phù hợp.
- Hợp đồng lao động: Toàn bộ nhân viên, bao gồm huấn luyện viên, cần có hợp đồng lao động hợp pháp.
- Kết nối y tế: Phải có liên kết với cơ sở y tế gần nhất để xử lý nhanh các tình huống khẩn cấp.
2.3 Yêu cầu về thủ tục pháp lý
Vì hoạt động kinh doanh bể bơi nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên chủ cơ sở cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh: Dành cho hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp kinh doanh hồ bơi.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thể thao: Là văn bản bắt buộc để được phép tổ chức hoạt động bơi lội.
Xem thêm: Xin giấy phép kinh doanh mất bao lâu?
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bể bơi
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 36/2019/NĐ-CP, để được cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thể thao dưới nước (cụ thể là bơi lội), tổ chức hoặc cá nhân cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những thành phần sau:

3.1 Giấy tờ theo biểu mẫu quy chuẩn
- Văn bản đề xuất cấp phép kinh doanh môn bơi
Soạn theo Mẫu số 02 trong Phụ lục đính kèm Nghị định 36/2019/NĐ-CP. - Báo cáo tổng quan về việc đáp ứng điều kiện tổ chức hoạt động thể thao: Soạn theo mẫu số 03 kèm theo Nghị định nói trên.
3.2 Tài liệu đính kèm bổ sung bắt buộc
- Thông tin cá nhân và chuyên môn của đội ngũ nhân sự hồ bơi
- Bản sao CCCD/CMND còn hiệu lực.
- Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ hoặc bằng cấp tương đương đối với: nhân viên cứu hộ, giáo viên dạy bơi và nhân viên y tế hỗ trợ hồ bơi.
- Hợp đồng lao động hợp pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của đơn vị đăng ký kinh doanh
- Giấy phép đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.
- Các tài liệu khác liên quan đến mã ngành và lĩnh vực hoạt động.
- Kết quả kiểm tra chất lượng nước trong bể
văn bản được đơn vị có chuyên môn kiểm định, đánh giá và cấp văn bản xác nhận nước hồ bơi đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. - Giấy tờ xác nhận đã mua bảo hiểm trách nhiệm cho bể bơi
Nhằm bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm đối với người sử dụng dịch vụ tại cơ sở. - Chứng nhận phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Đây là yêu cầu đặc biệt trong trường hợp bể bơi nằm trong khu tập thể, trường học hoặc tòa nhà cao tầng. - Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa điểm hoạt động
Cần cung cấp một trong các loại sau:- Sổ đỏ hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Văn bản chấp thuận đầu tư dự án.
- Hợp đồng thuê mặt bằng (nếu địa điểm không thuộc quyền sở hữu).
- Văn bản thỏa thuận hợp tác với đơn vị y tế gần nhất
Nhằm bảo đảm công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe trong trường hợp khẩn cấp. - Tài liệu hình ảnh mô tả cơ sở
Chụp rõ ràng các khu vực: bể bơi chính, khu vệ sinh, phòng thay đồ, khu rửa chân, khu cứu hộ, hệ thống kỹ thuật và tổng thể mặt bằng.
4. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi

Kinh doanh bể bơi cần thủ tục gì? Dưới đây là các bước quan trọng trong thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bể bơi :
Bước 1: Chuẩn bị đầy hồ sơ, tài liệu cần thiết
Trước tiên, tổ chức hoặc cá nhân muốn đăng ký hoạt động kinh doanh hồ bơi cần tiến hành thu thập và hoàn thiện các tài liệu theo đúng quy định pháp luật. Hồ sơ phải thể hiện rõ ràng việc đáp ứng các tiêu chí về nhân sự, cơ sở vật chất, an toàn phòng cháy chữa cháy, kiểm định chất lượng nước, và các điều kiện khác theo Nghị định 36/2019/NĐ-CP.
Bước 2: Tiến hành gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận
Sau khi chuẩn bị xong, nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch . Sau khi tiếp nhận, cơ quan này sẽ rà soát tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu đạt yêu cầu, cơ quan quản lý sẽ thành lập đoàn kiểm tra thực địa để đánh giá tình trạng cơ sở vật chất tại địa điểm đăng ký.
Bước 3: Kiểm tra thực tế và cấp phép hoạt động
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Thể dục, Thể thao (sửa đổi năm 2018), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức đoàn công tác đến trực tiếp cơ sở để tiến hành kiểm tra điều kiện thực tế.
- Nếu kết quả kiểm tra cho thấy đơn vị đã đáp ứng toàn bộ các điều kiện cần thiết, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh môn bơi lội.
- Ngược lại, nếu hồ sơ không đạt yêu cầu hoặc điều kiện thực tế không đảm bảo, cơ sở sẽ nhận được thông báo từ chối bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và hướng xử lý nếu muốn xin lại giấy phép.
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vỉa hè
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh hàng xách tay
5. Lệ phí xin giấy phép kinh doanh bể bơi
Lệ phí kinh doanh bể bơi gồm 1.000.000 VND cho giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ bể bơi và 1.000.000 – 1.200.000 VND cho xét nghiệm nước đạt chuẩn (kết quả trong 10-15 ngày).

Lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh bể bơi được quy định như sau:
- Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ bể bơi tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch: 1.000.000 VND/giấy chứng nhận.
- Lệ phí xét nghiệm nước bể bơi đạt chuẩn: 1.000.000 – 1.200.000 VND (cần chuẩn bị 2 lít nước/tiếp nhận trả kết quả xét nghiệm trong 10 ngày – 15 ngày tùy từng cơ sở).
Xem thêm: Hướng dẫn xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
6. Những khó khăn thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh bể bơi
khi xin giấy phép kinh doanh bể bơi doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc chuẩn bị các tài liệu cần thiết trong hồ sơ xin cấp phép, không biết cơ quan thẩm quyền xin cấp giấy phép, hay chế tài bị xử phạt nếu không xin được giấy phép kinh doanh bể bơi.

Theo Điều 18 Nghị định 36/2019/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thể thao theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm nội dung sau:
- Tên và địa chỉ doanh nghiệp
- Họ tên người đại diện
- Địa điểm kinh doanh
- Danh mục hoạt động thể thao
- Số, ngày, tháng, năm cấp; cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
Ngoài ra, việc xin giấy phép kinh doanh bể bơi thường gặp nhiều khó khăn như thiếu sót tài liệu trong hồ sơ, không rõ cơ quan thẩm quyền cấp phép hay lo ngại về chế tài xử phạt khi chưa có giấy phép. Do đó, để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh rủi ro pháp lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cần nắm vững và tuân theo các quy định liên quan khi thực hiện thủ tục này.
7. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bể bơi
Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn, hướng dẫn xin giấy phép kinh doanh bể bơi, hãy liên hệ ngay với AZTAX. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.

AZTAX tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Dươi đây là một vài lý do tại sao nên chọn dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bể bơi của AZTAX.
- Tư vấn miễn phí thông tin pháp lý: Tư vấn miễn phí về các thủ tục pháp lý trước và sau khi khách hàng đăng ký kinh doanh.
- Chi phí hợp lý và trọn gói: Chi phí đăng ký kinh doanh hợp lý, đảm bảo trọn gói, không có chi phí phát sinh bất ngờ.
- Hồ sơ đơn giản và dễ dàng: Quy trình cung cấp hồ sơ đơn giản, thuận tiện cho khách hàng.
- Giao nhận tận nhà miễn phí: Khách hàng không cần phải di chuyển, AZTAX sẽ giao giấy phép kinh doanh tận nhà mà không tính phí.
- Hợp đồng cam kết trách nhiệm: Cam kết đảm bảo trách nhiệm và lợi ích cho khách hàng thông qua hợp đồng chặt chẽ.
- Đa dạng dịch vụ pháp lý và kế toán: Cung cấp đầy đủ dịch vụ pháp lý và kế toán, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp.
8. Câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh bể bơi
8.1 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh bể bơi?
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 36/2019/NĐ-CP và khoản 12 Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hồ bơi là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8.2 Kinh doanh bể bơi mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt ra sao?
Theo điểm a khoản 2 và khoản 5 Điều 16 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, kinh doanh thể thao không có giấy chứng nhận bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và phải hoàn trả số lợi thu được bất hợp pháp.
8.3 Kinh doanh bể bơi cần thủ tục gì?
Kinh doanh bể bơi cần xin giấy phép kinh doanh bể bơi, xin giấy phép xây dựng và vận hành, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, cùng nghĩa vụ thuế đầy đủ. Nếu có dịch vụ ăn uống, cần thêm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
8.4 Mã ngành kinh doanh bể bơi là bao nhiêu?
Mã ngành kinh doanh bể bơi theo quy định là mã 9311.
Trên đây là toàn bộ thông tin về điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi mà AZTAX đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho quý khách. Nếu gặp khó khăn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình xin cấp phép, đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX qua Hotline: 0932.383.089. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tận tình và cung cấp giải pháp phù hợp, giúp quý khách thực hiện các thủ tục nhanh chóng và chính xác.