Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không

Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không? là câu hỏi mà nhiều cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh online luôn thắc mắc. Câu trả lời là bán hàng online qua website bắt buộc phải đăng ký kinh doanh còn đối với bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội thì không cần đăng ký kinh doanh. Vậy trường hợp nào bắt buộc phải đăng ký kinh doanh khi bán hàng online? Bán hàng online có phải nộp thuế không? Tất cả sẽ được AZTAX giải đáp trong bài viết này. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo khoản 1, Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, việc bán hàng online qua website bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Đối với bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok và Facebook thì không cần đăng ký kinh doanh.
Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không?
Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không?

Căn cứ theo khoản 1, Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như sau:

Điều 55. Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

1. Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

Theo đó, việc bán hàng online bắt buộc phải đăng ký kinh doanh trong trường hợp hoạt động bán hàng online qua việc thiết lập website nhằm cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử.

Đối với việc bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok và Facebook thì không phải đăng ký kinh doanh.

Theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại là những người thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động sinh lợi khác mà không cần đăng ký kinh doanh và không được coi là “thương nhân” theo Luật Thương mại 2005.

Những cá nhân này có thể tham gia vào các hình thức buôn bán như: Buôn bán rong, bán hàng vặt, cung cấp dịch vụ như đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, rửa xe, cắt tóc, hay các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định, thường xuyên hoạt động độc lập.

Bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội cũng được xem là một dạng của hoạt động thương mại cá nhân.

Ví dụ, việc bán hàng trực tuyến qua livestream trên Facebook, nơi cá nhân giới thiệu và bán các sản phẩm như quần áo, phụ kiện thời trang hoặc đồ ăn nhẹ, cũng được xem là hoạt động buôn bán vặt theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP.

Tóm lại, khi thực hiện bán hàng online thì sẽ phải đăng ký kinh doanh nếu thiết lập website thương mại điện tử riêng. Bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok và Facebook thì không cần đăng ký kinh doanh.

2. Trường hợp nào bắt buộc phải đăng ký kinh doanh khi bán hàng online?

Nếu cá nhân thiết lập website thương mại điện tử riêng hoặc thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường xuyên, liên tục thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Trường hợp chỉ bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội thì không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

Theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, việc đăng ký kinh doanh khi bán hàng online được yêu cầu trong những trường hợp sau:

  • Đăng ký website thương mại điện tử: Nếu cá nhân tạo dựng một website riêng để kinh doanh và cung cấp dịch vụ, thì họ phải thực hiện đăng ký kinh doanh, bởi đây được xem là hoạt động thương mại chính thức.
  • Hoạt động thương mại thường xuyên: Các hoạt động thương mại như buôn bán rong, buôn chuyến, buôn bán vặt, hay cung cấp dịch vụ như sửa khóa, cắt tóc, hay trông giữ xe, đều cần phải đăng ký nếu thực hiện liên tục nhằm mục đích sinh lợi.
  • Ngược lại, nếu cá nhân chỉ bán hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội như livestream trên Facebook hay TikTok, với sản phẩm như mỹ phẩm, đồ ăn hay dụng cụ gia dụng, thì được xem là “buôn bán vặt” hoặc “bán quà vặt”. Trong trường hợp này, họ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

Tóm lại, chỉ khi cá nhân thiết lập website thương mại điện tử riêng hoặc tiến hành các hoạt động thương mại liên tục thì mới cần đăng ký kinh doanh.

3. Trường hợp nào không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh?

Theo Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân tham gia vào các hoạt động thương mại như buôn bán hàng rong, dịch vụ cắt tóc, hay sửa chữa xe không cần phải đăng ký kinh doanh nếu các hoạt động này được thực hiện thường xuyên và không có địa điểm bán cố định.

Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP liên quan đến các hoạt động thương mại độc lập không cần đăng ký kinh doanh như sau:

  • Cá nhân tham gia vào các hoạt động thương mại là những người tự mình thực hiện một hoặc nhiều hoạt động hợp pháp về mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi mà không phải đăng ký kinh doanh. Các hình thức này bao gồm buôn bán hàng rong, buôn chuyến, kinh doanh đồ ăn vặt, dịch vụ cắt tóc, chụp ảnh, đánh giá sản phẩm, sửa chữa xe, và nhiều hoạt động tương tự.
  • Các hoạt động thương mại độc lập diễn ra thường xuyên không yêu cầu đăng ký kinh doanh, bao gồm các công việc kinh doanh di động hoặc các hoạt động thương mại không có địa điểm bán cố định.

Các trường hợp kinh doanh không nằm trong Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì bắt buộc phải thực hiện đăng ký kinh doanh.

4. Bán hàng online có phải nộp thuế không?

Có, cá nhân kinh doanh online có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên thuộc trường hợp phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo pháp luật về Thuế GTGT và thuế TNCN.

Bán hàng online có phải nộp thuế không
Bán hàng online có phải nộp thuế không

Theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, nguyên tắc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) được quy định như sau:

Điều 4. Nguyên tắc tính thuế

1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Như vậy, bất kỳ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bán hàng online nếu có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định.

5. Trách nhiệm của người bán hàng online trên sàn giao dịch thương mại điện tử

Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như sau:

Điều 37. Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử

1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

3. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

4. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

5. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.

6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

6. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh bán hàng online tại tp.HCM

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh bán hàng online tại TP.HCM của AZTAX giúp cá nhân và tổ chức dễ dàng khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn thủ tục: Hướng dẫn về các quy định pháp lý và thủ tục cần thiết để đăng ký hộ kinh doanh.
  • Chuẩn bị hồ sơ: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan chức năng.
  • Đăng ký thuế: Hỗ trợ thực hiện các thủ tục đăng ký thuế cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
  • Tư vấn phát triển kinh doanh: Cung cấp thông tin và chiến lược để phát triển bán hàng online hiệu quả.

Dịch vụ này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho những ai muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến tại TP.HCM.

Như vậy AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng về bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không? Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn hiểu rõ được vấn đề này. Nếu có điều gì cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc hãy liên hệ đến HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí nhé!

7. Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký kinh doanh bán hàng online

7.1 Bán hàng online có cần giấy phép kinh doanh không?

Bán hàng online không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy, bạn chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty với mã ngành 4791/4799, kèm theo mã ngành tương ứng với loại hàng hóa bạn kinh doanh.

7.2 Bán hàng trên Facebook có cần đăng ký kinh doanh?

Việc bán hàng online trên các nên tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook một cách tự phát, không có cửa hàng thì không cần phải đăng ký kinh doanh với Bộ công thương.

7.3 Bán hàng Shopee có cần đăng ký kinh doanh không?

Có, việc bán hàng trên Shopee cần đăng ký kinh doanh để đảm bảo các quyền lợi từ sàn thương mại điện tử cũng như tuân thủ theo quy định pháp luật.

7.4 Bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh tế nào?

Căn cứ bài Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. Bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động trao đổi.

4.9/5 - (13 bình chọn)
4.9/5 - (13 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon