}

Ưu nhược điểm của công ty hợp danh chi tiết và mới nhất năm 2024

Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh là gì?

Ưu nhược điểm của công ty hợp danh là gì? Đặc điểm của công ty hợp danh thế nào? Đây là câu hỏi của nhiều người đang có ý định thành lập doanh nghiệp. Bài viết sau đây của AZTAX sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về một trong số các loại hình doanh nghiệp này. Mong rằng các kiến thức này sẽ hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của quý khách.

1. Công ty hợp danh là gì?

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, công ty hợp danh là doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất hai cá nhân là thành viên. Họ là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau thực hiện hoạt động kinh doanh, phát triển kinh doanh dưới một cái tên chung. Thành viên công ty hợp danh đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Công ty hợp danh bắt đầu có tư cách pháp nhân kể từ ngày được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài thành viên hợp danh thì công ty hợp danh có thể kết nạp các thành viên góp vốn. Hai loại thành viên này sẽ có quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau tương ứng với số lượng tài sản đã cam kết góp vào công ty.

so luoc ve cong ty hop danh
Sơ lược về công ty hợp danh cũng như ưu nhược điểm của công ty hợp danh

Xem thêm: Công ty hợp danh là gì?

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tpHCM

2. Ưu nhược điểm của công ty hợp danh

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 về công ty hợp danh:

Thành viên hợp danh: Công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh và được gọi là thành viên hợp danh. Những người này là chủ sở hữu chung của công ty hợp danh và sẽ thực hiện kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên hợp danh phải là các cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản và các nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn: Công ty cũng có thể góp vốn từ các thành viên khác, tuy nhiên, họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hợp danh trong phạm vi số vốn mà họ đã góp cho công ty.

Tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân từ ngày mà công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chứng khoán: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Dựa trên những điều trên AZTAX sẽ tóm tắt một số ưu và nhược điểm của công ty hợp danh như sau:

2.1 Ưu điểm của công ty hợp danh

Ưu điểm của công ty hợp danh
Ưu điểm của công ty hợp danh

Khi thành lập, chủ doanh nghiệp được hưởng những ưu điểm của công ty hợp danh bao gồm:

  • Uy tín cá nhân và sự tin cậy: Với chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể tạo được sự tin cậy của đối tác kinh doanh và khách hàng.
  • Do số lượng các thành viên ít nên việc quản lý các hoạt động của công ty không quá phức tạp.
  • Thành viên hợp danh là những người có uy tín nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao.
  • Cơ cấu tổ chức không phức tạp, chỉ cần gọn nhẹ, dễ quản lý, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Có tư cách pháp nhân và được xem là một chủ thể pháp lý. Được nhân danh công ty để tham gia các quan hệ giao dịch, giao thương một cách độc lập.
  • Do có tư cách pháp nhân nên công ty hợp danh có sự ổn định về pháp lý, pháp nhân, giảm thiểu rủi ro.
  • Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.

2.2 Nhược điểm của công ty hợp danh

Nhược điểm của công ty hợp danh
Nhược điểm của công ty hợp danh

Nhược điểm của công ty hợp danh là những điểm cần lưu ý khi thành lập công ty hợp danh hoặc tham gia góp vốn. Cụ thể:

  • Công ty hợp danh cũng không được phát hành chứng khoán. Các thành viên phải tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc kết nạp thêm thành viên mới để tăng vốn điều lệ.
  • Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên là rất cao.
  • Thành viên hợp danh cũng là người đại diện theo pháp luật và cùng có trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh nên khi không thống nhất được ý kiến sẽ gây nhiều khó khăn cho việc kinh doanh.
  • Thành viên hợp danh thì không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân.Thành viên hợp danh cũng không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý.
  • Thành viên hợp danh khi rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 02 năm.
  • Công ty hợp danh không có sự phân biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của công ty. Dù đã có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh vẫn không độc lập trong việc chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

3. Đặc điểm của công ty hợp danh

Đặc điểm công ty hợp danh là một hình thức tổ chức kinh doanh, trong đó có ít nhất hai thành viên cùng góp vốn để hoạt động kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm liên đới vô hạn trước các khoản nợ, cũng như nghĩa vụ tài sản phát sinh trong các hoạt động kinh doanh.

3.1 Thành viên công ty hợp danh

Thành viên công ty hợp danh
Thành viên công ty hợp danh

Thành viên hợp danh không được là tổ chức mà phải là cá nhân và có ít nhất 02 thành viên. Thành viên hợp danh là bộ phận quan trọng nhất của công ty hợp danh, nếu không có thành viên này thì công ty hợp danh không thể thành lập và hoạt động.

Thành viên góp vốn vừa có thể là cá nhân, vừa có thể là tổ chức. Tuy thành viên góp vốn không có vai trò không quan trọng như thành viên hợp danh nhưng sự tham gia của thành viên này giúp gia tăng khả năng huy động vốn cho công ty hợp danh.

3.2 Chế độ chịu trách nhiệm tài sản

Thành viên hợp danh: Liên đới chịu trách nhiệm vô hạn không chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn đã góp vào mà còn chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Thành viên góp vốn: Chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp, nếu công ty gặp khó khăn, thua lỗ hoặc giải thể, phá sản, thành viên góp vốn cũng chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn đã góp chứ không có trách nhiệm dùng tài sản riêng để trả nợ cho công ty.

3.3 Vốn của công ty hợp danh

Vốn điều lệ của công ty hợp danh được hiểu là tổng giá trị tài sản mà các thành viên trong công ty đã góp hoặc cam kết góp trong hợp đồng. Thành viên có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, bằng ngoại tệ, bằng vàng, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, công nghệ, bí quyết kỹ thuật hoặc các tài sản khác được thể hiện trong Điều lệ công ty.

Vốn của công ty hợp danh
Vốn của công ty hợp danh

Thành viên góp vốn có thể góp đủ từ khi thành lập công ty hoặc có thể góp theo thời gian, tiến độ đã cam kết và có sự nhất trí của các thành viên khác. Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và trong thời hạn số vốn đã cam kết thì phần vốn chưa hoàn thành sẽ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty.

Thành viên hợp danh có quyền rút vốn, chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hay cho người không phải là thành viên công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này sẽ khó khăn hơn so với chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần hay công ty TNHH.

3.4 Khả năng huy động vốn

Khả năng huy động vốn
Khả năng huy động vốn

Đặc điểm của công ty hợp danh là không được huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán.

Khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ, công ty sẽ bổ sung thành viên mới, tăng phần vốn góp của mỗi thành viên lên hoặc ghi tăng giá trị tài sản công ty. Tuy nhiên, việc huy động vốn theo những cách này không dễ dàng, việc bổ sung thêm thành viên mới vì có thể phá vỡ sự uy tín về mối quan hệ giữa các thành viên công ty.

3.5 Tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản

Tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản
Tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản

Công ty hợp danh được xem như có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khi đó, công ty hợp danh là tổ chức có đầy đủ các dấu hiệu pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự. Công ty hợp danh có tư cách tham gia giao dịch, kinh doanh, có tài sản độc lập với các thành viên và đồng thời chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

4. Vai trò của công ty hợp danh

Công ty hợp danh đóng vai trò quan trọng trong việc làm phong phú thêm các kênh huy động vốn cho nền kinh tế, cung cấp thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư. Đây cũng là cơ hội cho những người có kiến thức, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm kinh doanh mà không có vốn, cũng như những người có vốn nhưng không có kỹ năng kinh doanh.

Vai trò của công ty hợp danh
Vai trò của công ty hợp danh

5. Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh

Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh thường bao gồm hai hoặc nhiều đối tác, mỗi đối tác đều góp phần vốn và chia sẻ trách nhiệm trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp. Mỗi đối tác thường có quyền lợi và trách nhiệm riêng, được quy định trong hợp đồng hợp danh. Các quyết định quan trọng thường được đưa ra thông qua sự thảo luận và đồng thuận của tất cả các đối tác tạo ra một môi trường quyết định cân nhắc và minh bạch. Cơ cấu này giúp công ty hợp danh tận dụng được sự đa dạng và kinh nghiệm của từng đối tác, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh
Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh bao gồm:

  • Hội đồng thành viên: Bao gồm toàn bộ thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
  • Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Là thành viên hợp danh được Hội đồng thành viên bầu.

Trong đó, Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền lực cao nhất và quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Thành viên hợp danh là người có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.

6. Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Thủ tục thành lập công ty hợp danh là quá trình phức tạp và yêu cầu sự chuẩn bị cẩn thận. Đây là quá trình pháp lý mà các cá nhân hoặc tổ chức phải tuân thủ để thiết lập một doanh nghiệp mới dưới dạng công ty hợp danh.

Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Thủ tục thành lập công ty hợp danh tuân theo các bước sau:

Bước 1: Cá nhân đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở của công ty để nộp hờ sơ.

Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ, sau đó cấp giấy biên nhận cho người nộp.

Bước 3: Trong thời gian 03 – 05 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Công ty công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia, bao gồm thông tin từ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và danh mục ngành nghề kinh doanh.

Bước 5: Gửi thông báo mẫu con dấu đến Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

7. Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh

Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh là tài liệu quan trọng trong quá trình thiết lập một doanh nghiệp dưới dạng công ty hợp danh.

Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh
Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh

Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh gồm có:

  • Giấy đề nghi đăng ký công ty hợp danh theo Mẫu.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có).
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, căn cước nhân dân, hộ chiếu.

8. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hợp danh

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hợp danh, các đối tác cần tuân thủ các quy định và điều kiện quy định bởi pháp luật địa phương hoặc quốc gia. Thông thường, điều kiện này bao gồm việc lập một hợp đồng hợp danh chi tiết, trong đó xác định rõ vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của từng đối tác trong doanh nghiệp.

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hợp danh
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hợp danh
Theo quy định tại Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hợp danh sẽ bao gồm như sau:
  • Các ngành, nghề đăng ký kinh doanh phải đáp ứng điều kiện là không bị cấm đầu tư kinh doanh. Điều này đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của công ty không vi phạm pháp luật và được phép hợp pháp trong lĩnh vực đó.
  • Tên của doanh nghiệp phải tuân thủ đúng quy định, bao gồm các yếu tố sau: Tên gồm hai thành phần (loại hình và tên riêng), tuân thủ các quy định về việc đặt tên doanh nghiệp bao gồm các hạn chế và điều kiện đặt tên tránh việc trùng tên hoặc tạo ra tên gây nhầm lẫn.
  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ, bao gồm tất cả các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo rằng thông tin được cung cấp cho cơ quan quản lý là chính xác và đầy đủ.
  • Phải nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Điều này là bước quan trọng để hoàn thành quá trình đăng ký và có được Giấy chứng nhận đăng ký hành lập công ty hợp danh.

Qua việc tìm hiểu về điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hợp danh, chúng ta nhận thấy rằng việc tuân thủ các quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý là không thể thiếu trong quá trình này. Điều kiện này không chỉ đảm bảo tính pháp lý và uy tín của doanh nghiệp mà còn là bước quan trọng để tiến xa hơn trong việc phát triển kinh doanh.

9. Các câu hỏi về công ty hợp danh

9.1 Thành viên hợp danh có được chuyển nhượng phần vốn góp không?

Thành viên hợp danh có được chuyển nhượng vốn góp không?
Thành viên hợp danh có được chuyển nhượng vốn góp không?

 

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định, thành viên hợp danh không được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn góp của mình cho người khác hay thành viên khác. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Công ty hợp danh hoạt động dựa trên vốn góp là thứ yếu, chủ yếu dựa vào sự tin tưởng của các thành viên. Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên với nhau, với người hoặc tổ chức khác được quy định khắt khe và khó có thể thực hiện.

9.2 Vì sao số lượng công ty hợp danh tại Việt Nam không nhiều?

Vì sao số lượng công ty hợp danh tại Việt Nam không nhiều?
Vì sao số lượng công ty hợp danh tại Việt Nam không nhiều?

Do đặc điểm của công ty hợp danh là tính chất liên đới chịu trách nhiệm vô hạn. Trong thực tế, những công ty hợp danh thường ở Việt Nam được thành lập trong dòng họ gia đình, nhân thân. Điều này làm các cá nhân thường không ưa chuộng mô hình công ty hợp danh.

Bên cạnh đó, không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản riêng của cá nhân và tài sản công ty nên từng thành viên đều mang rủi ro rất lớn với tài sản của mình. Ngoài ra, công ty hợp danh tuy có tư cách pháp nhân nhưng không được phát hành chứng khoán.

Thành viên trong công ty cũng bị hạn chế một số quyền. Ví dụ như không trở thành chủ sở hữu hoặc thành viên hợp danh của doanh nghiệp khác, không sử dụng danh nghĩa cá nhân hoặc danh nghĩa của người khác để kinh doanh cùng ngành, nghề, lĩnh vực của công ty.

10. Dịch vụ thành lập công ty hợp danh tại AZTAX

Dịch vụ thành lập công ty hợp danh
Dịch vụ thành lập công ty hợp danh

AZTAX cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp hợp danh với một giải pháp toàn diện, giúp bạn bắt đầu và quản lý doanh nghiệp của mình dưới hình thức công ty hợp danh. Chúng tôi cam kết cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp và chi tiết từ quá trình đăng ký đến khi doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả.

Quá trình thành lập công ty hợp danh tại AZTAX bắt đầu bằng việc tư vấn về các quy định pháp lý, thuế và các quy định liên quan đến loại hình công ty này. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác.

Chúng tôi nhận thức rằng công ty hợp danh đòi hỏi sự hiểu biết vững về quản lý nội bộ và phân công trách nhiệm. Vì vậy, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quản lý doanh nghiệp, quản lý nhóm và quản lý hợp danh để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển một cách ổn định.

Hãy để AZTAX trở thành đối tác tin cậy của bạn, hỗ trợ bạn xây dựng và phát triển công ty hợp danh của mình một cách thành công.

Không hiểu rõ về quy định khiến bạn loay hoay khi chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp? Đừng lãng phí thời gian vì giải quyết hồ sơ pháp lý, hãy để chúng tôi xử lý toàn bộ thủ tục thành lập doanh nghiệp cho quý khách. Chúng tôi gửi đến quý doanh nghiệp gói dịch vụ thành lập trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng. <<

Xem thêm: Ưu nhược điểm của công ty hợp danh

Ưu nhược điểm của công ty hợp danh đã được AZTAX tổng hợp trong bài viết dưới này. Quý doanh nghiệp có thể tham khảo những bài viết khác về thành lập doanh nghiệp. Liên hệ ngay với chúng tôi khi có bất kỳ câu hỏi nào để được giải đáp miễn phí!

Xem thêm: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không

Xem thêm: Luật doanh nghiệp 2014 về công ty hợp danh

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post