Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên theo luật ban hành

thu tuc thanh lap doanh nghiep tnhh 1 thanh vien

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên là nội dung được những người có nhu cầu thành lập công ty tìm hiểu. Các bước thành lập doanh nghiệp được quy định thế nào? AZTAX đã tổng hợp những nội dung về thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên.

1. Tổng quan về công ty TNHH 1 thành viên

1.2 Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Định nghĩa và thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Định nghĩa và thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH một thành viên là công ty do một cá nhân hay một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty người chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghĩa vụ tài chính như các khoản nợ cũng như tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty theo Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14. Cụ thể tại Điều 74 – Mục 2 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định như sau:

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

1.2 Phân biệt công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên

Tuy cùng chung là công ty TNHH nhưng công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 02 thành viên vẫn có một số điểm giống và khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh về điểm giống và khác nhau để phân biệt công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Đặt tính Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên

Chủ sở hữu

Cá nhân hoặc tổ chức có pháp nhân

Số lượng thành viên

Tối đa một thành viên góp vốn đồng thời là chủ sở hữu

Tối thiểu 2 và tối đa là 50 thành viên góp vốn

Đối tượng chịu trách nhiệm nợ và tài sản công ty

Chủ sở hữu

Các thành viên góp vốn (trừ một số trường hợp nhất định)

Quyền phát hành cổ phiếu

Không

Tư cách pháp nhân

Có (Tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

2. Quy trình thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Chủ doanh nghiệp muốn thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần thực hiện theo các bước sau như đúng định pháp luật. Quy trình thành lập công ty tnhh 1 thành viên bao gồm 6 bước, cụ thể:

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Quy trình thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên

Bước 1: Chuẩn bị thông tin để thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Chuẩn bị về tên công ty TNHH 1 thành viên

  • Tên công ty TNHH 1 thành viên gồm 02 thành phần là Công ty TNHH 1 thành viên/Công ty TNHH MTV + tên riêng. Khi đặt tên, chủ công ty tránh đặt tên mà doanh nghiệp khác đã đăng ký trước và không vi phạm các giá trị văn hoá Việt Nam.
  • Tên công ty TNHH 1 thành viên phải được treo tại địa điểm kinh doanh, trụ sở chính và chi nhánh của đơn vị. Đồng thời, tên công ty còn phải được ghi lên các giấy tờ, chứng từ, hoá đơn và các ấn phẩm của công ty.

Chuẩn bị địa chỉ công ty

Chiếu theo hướng dẫn về địa chỉ trụ sở tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, địa chỉ công ty phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Lưu ý: Đối với trường hợp nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở hoạt động chưa có địa chỉ, chủ doanh nghiệp cần liên hệ với Uỷ ban nhân dân tại địa phương. Bởi theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020, Phòng Đăng ký kinh doanh không giải quyết các các trường hợp này.

Điều kiện cách kê khai vốn điều lệ

Vốn điều lệ doanh nghiệp TNHH 1 thành viên được ghi trong Điều lệ là tổng giá trị tài sản được chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp khi đăng ký thành lập công ty.

Pháp luật Việt Nam không có yêu cầu mức vốn điều lệ cụ thể để thành lập công ty. Theo đó, chủ doanh nghiệp có quyền tự đăng ký mức vốn điều lệ thành lập và có trách nhiệm với sự chính xác số vốn điều lệ đã khai báo.

Chủ sở hữu doanh nghiệp phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết góp trong vòng 90 ngày tính từ khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Sau thời hạn 90 ngày nêu trên, nếu doanh nghiệp TNHH 1 thành viên không góp đủ vốn phải làm hồ sơ điều chỉnh vốn điều lệ tương ứng với tổng số vốn đã góp được hiện tại.

Chuẩn bị kê khai để thuế môn bài

Chiếu theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, từ ngày 1/01/2017, công ty sẽ nộp mức thuế môn bài theo mức vốn điều lệ được ghi trong Giấy chứng nhận kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép đầu tư. Mức thuế môn bài cụ thể như sau:

  • Vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm
  • Vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ đồng: 2.000.000 đồng/năm

Trường hợp công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 1/01 – 30/06 hằng năm sẽ phải đóng thuế môn bài cả năm.

Trường hợp công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 1/07 – 31/12 hằng năm sẽ phải đóng thuế môn bài nửa năm.

Chuẩn bị thông tin người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp TNHH 1 thành viên là người đại diện cho toàn bộ tổ chức thực hiện các quyền và các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động. Người đại diện công ty TNHH 1 thành viên là bị đơn, nguyên đơn, người có nghĩa vụ/quyền lợi trước Trọng tài, Tòa án và các nghĩa vụ/quyền khác như quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp (2020), công ty TNHH có thể có nhiều hơn 1 người đại diện pháp luật. Như vậy, công ty TNHH 1 thành viên có thể đăng ký từ 02 người đại diện và không giới hạn số người tối đa.

 Chuẩn bị thông tin ngành nghề kinh doanh

Chủ doanh nghiệp TNHH 1 thành viên được tự do đăng ký kinh doanh bất cứ ngành nghề kinh doanh nào trừ các ngành trong danh mục pháp luật cấm. Theo quy định hiện tại, doanh nghiệp không bị giới hạn đăng ký ngành nghề và đăng ký mã ngành, nghề theo mã ngành cấp 4.

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư thì chủ công ty cần đáp ứng được các điều kiện đã được quy định và phải xin cấp thêm giấy phép đặc biệt đặc thù cho ngành nghề thì mới được phép hoạt động.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm những giấy tờ sau: 

  • Điều lệ công ty: thông tin về công ty (tên công ty, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin người đại diện theo pháp luật và chủ sở hữu,…) và các thông tin khác theo mục 2, chương III, Điều 73 đến Điều 87 của Luật Doanh nghiệp 2020. Trường hợp công ty có 02 người đại diện theo pháp luật thì cả hai phải ký tên vào trang cuối cùng của điều lệ công ty.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH 1 thành viên như Mẫu phụ lục I-2.
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ (trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật): Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ thông tin cá nhân của người đại diện và người được uỷ quyền và đến nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư ký và trả kết quả.
  • Các giấy tờ kèm theo: Bản sao Thẻ căn cước công dân/Chứng minh thư hoặc Hộ chiếu (có công chứng) của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu và người nộp hồ sơ.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp TNHH 1 thành viên

Hiện tại, chủ doanh nghiệp TNHH 1 thành viên có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập thông qua 02 phương thức sau:

  • Nộp hồ sơ thành lập trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tại địa phương đặt trụ sở.
  • Scan toàn bộ các giấy tờ cần thiết và nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong 03 ngày tính từ thời điểm nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bổ sung thêm hồ sơ cứng (nếu nộp trực tuyến). Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì sẽ có thông báo hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ. Công ty sẽ thực hiện điều chỉnh như hướng dẫn và nộp hồ sơ lại từ đầu.

Sau thời hạn giải quyết hồ sơ (từ 03 đến 05 ngày), người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền đến nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày hẹn trả kết quả.

Bước 5 : Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp mới thành lập trên cổng thông tin quốc gia

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi doanh nghiệp được nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH 1 thành viên phải nộp sơ công bố thành lập tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Các nội dung bắt buộc cần có khi công bố thông tin thành lập là ngành nghề kinh doanh và thông tin thành viên sáng lập công ty

Sau thời hạn quy định mà công ty không thực hiện công bố sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Mức phạt là từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung như quy định.

Bước 6: Khắc dấu tròn doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu

Con dấu pháp nhân là một phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động vì nó được sử dụng để đóng lên các chứng từ, hoá đơn của công ty. Doanh nghiệp có thể tùy ý thiết kế mẫu con dấu nhưng nên có các thông tin cơ bản như tên doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp.

Tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:

  • Con dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  • Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
  • Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Như vậy, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ công ty tiến hành khắc con dấu. Công ty mang theo bản thiết kế con dấu (nếu có) và bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến đơn vị được phép khắc con dấu. Bên cạnh người đại diện theo pháp luật, công ty có thể uỷ quyền công chứng cho người khác đến lấy con dấu.

Bước 7: Đặt bảng hiệu và treo bảng hiệu tại trụ sở công ty

Chủ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được quyền tự quyết định hình thức của bảng hiệu và phải treo tại trụ sở hoạt động. Việc này hỗ trợ cho việc quản lý của cơ quan có thẩm quyền và giao dịch với đối tác.

Một số thông tin bắt buộc phải có trên biển hiệu là Tên công ty, Địa chỉ công ty, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh, số điện thoại.

Xem thêm: Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty mới nhất 2023

3. Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên

3.1 Điều kiện về chủ thể thành lập Công ty

Tất cả tổ chức/ cá nhân đều có quyền thành lập Công ty TNHH 1 thành viên, tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đầy đủ năng lực hành vi dân sự và phải đủ 18 tuổi.
  • Nếu chủ thể thành lập Công ty là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.
  • Không thuộc các đối tượng bị cấm tại Điều 18 thuộc Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

Cụ thể Điều 18 thuộc Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy đinh như sau

  • a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
  • Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3.2 Điều kiện về tên của Công ty

  • Phải có đầy đủ Loại hình công ty và Tên riêng bên trong tên của công ty.
  • Tên phải không trùng, dễ gây nhầm lẫn, không mang yếu tố truyền bá sự thù địch và không trùng với tên các Cơ quan Nhà nước.
  • Tên phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh chính.
  • Tên phải được in hoa và viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ và ấn phẩm do chính công ty phát hành.
  • Không vi phạm các điều cấm tại Điều 38 – Luật Doanh Nghiệp 2020.

3.3 Điều kiện về trụ sở của Công ty

  • Trụ sở chính của Công ty không phải là căn hộ chung cư theo quy định Pháp luật.
  • Trụ sở được đặt tại lãnh thổ Việt Nam và có đầy đủ các thông tin chi tiết của công ty như tên đường, phố, ngõ, hẻm,…

3.4 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

  • Không thuộc ngành nghề bị cấm trong bộ Luật của Việt Nam.
  • Ngành nghề kinh doanh phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Nếu không có thì phải đăng ký chi tiết về ngành dự định kinh doanh.
  • Đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ với các ngành nghề có điều kiện. Việt Nam hiện nay có 227 ngành nghề có điều kiện.
  • Với nhà đầu tư nước ngoài thì phải phù hợp với Biểu cam kết WTO, phù hợp với hình thức đầu tư và tỷ lệ sở hữu bên trong công ty theo từng ngành nghề.

3.5 Điều kiện về vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Công ty TNHH 1 thành viên là mức vốn do chủ sở hữu đăng ký và bắt buộc góp đủ trong 90 ngày kể từ khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3.6 Điều kiện về người đại diện pháp luật

  • Chủ sở hữu thường là người đại diện pháp luật đối với Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Nếu là người khác đại diện pháp luật thì phải ghi rõ chức danh.

4. Các công việc sau đăng ký thành lập cần làm

thu tuc thanh lap cty tnhh 1 thanh vien
Thủ tục sau đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên

Mở tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng và đặc biệt là đóng thuế điện tử theo quy định. Để mở tài khoản ngân hàng, công ty cần thực chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

  • 02 Giấy đề nghị mở tài khoản (theo mẫu quy định của ngân hàng mà doanh nghiệp muốn đăng ký tài khoản);
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
  • Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);
  • Giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân của kế toán trưởng và chủ tài khoản (bản sao công chứng).

Sau khi đã mở tài khoản, chủ doanh nghiệp cần là thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký doanh nghiệp quản lý trực tiếp.

Mua chữ ký số khai thuế điện tử

Chữ ký số (Token) là công cụ giúp doanh nghiệp ký tên vào các tài liệu, văn bản, hợp đồng trên nền tảng trực tuyến. Doanh nghiệp sử dụng chữ ký số cho 03 hoạt động là khai báo thuế trực tuyến, khai hải quan điện tử và khai báo Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế

Sau khi có chữ ký số, doanh nghiệp TNHH 1 thành viên tiến hành nộp thuế điện tử và được phía ngân hàng xác nhận đã hoàn thành việc đóng thuế điện tử.

Nộp tờ khai môn bài + Nộp thuế môn bài qua mạng

Nộp tờ khai môn bài: Doanh nghiệp thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên, tuy nhiên vẫn phải nộp tờ khai thuế môn bài. Các trường hợp này cụ thể như sau:

  • nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 1 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp của hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán.

Như vậy, doanh nghiệp TNHH 1 thành viên mới thành lập sẽ phải nộp tờ khai và đóng lệ phí môn bài trước ngày 30/01 sau năm mới thành lập. Doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số để nộp tờ khai thuế môn bài qua mạng thông qua trang Thuế điện tử hoặc HTKK.

Khai thuế ban đầu

Sau thời điểm được nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai thuế định kỳ. Công việc đòi hỏi doanh nghiệp phải có tối thiểu 1 kế toán chuyên nghiệp thực hiện, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong cách giải quyết sau:

  • Tự khai thuế và làm sổ kế toán định kỳ: Yêu cầu kế toán viên có chuyên môn và thâm niên hoạt động.
  • Thuê ngoài  kế toán viên: Yêu cầu kinh nghiệm và mức độ uy tín
  • Thuê ngoài dịch vụ kế toán: Yêu cầu công ty dịch vụ uy tín và có trình độ chuyên môn cao và bảo mật thông tin.

Khai thuế là một trong những nghiệp vụ quan trọng bậc nhất đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt bước này có thể khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian hiệu chỉnh lại và còn bị phạt hành chính. Mức xử phạt cụ thể như sau:

  • Chậm nộp 1 – 05 ngày: phạt cảnh cáo
  • Chậm nộp 5 – 10 ngày: phạt 400.000 – 1.000.000 đồng
  • Chậm nộp 10 – 20 ngày: phạt 800.000 – 2.000.000 đồng
  • Chậm nộp 20 – 30 ngày: phạt 1.200.000 – 3.000.000 đồng
  • Chậm nộp 30 – 40 ngày: phạt 1.600.000 – 4.000.000 đồng
  • Chậm nộp 40 – 90 ngày: phạt 2.000.000 – 5.000.000 đồng

5. Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp TNHH 1 thành viên

Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên 
Các câu hỏi thường gặp về quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp TNHH 1 thành viên

Thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên?

Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp TNHH 1 thành viên trong vòng 3 ngày kể từ nhận hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bổ sung thêm bộ hồ sơ cứng nếu doanh nghiệp nộp trực tuyến

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan có thẩm quyền đưa ra thông báo hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ, sau đó doanh nghiệp nộp hồ sơ lại từ đầu.

Phí, lệ phí thành lập công ty TNHH một thành viên là bao nhiêu?

Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần và không được hoàn trả khi hồ sơ không hợp và không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp đăng ký thành lập của hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp và đăng ký online sẽ được miễn lệ phí.

Lệ phí công bố nội dung thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần và được nộp khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập, có thể đóng phí trực tiếp hoặc chuyển khoản cho Phòng đăng ký kinh doanh hoặc thanh toán bằng dịch vụ thanh toán điện tử. Nếu doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ được hoàn trả lại phí đăng bố cáo.

Cách hạch toán tiền lương của giám đốc công ty TNHH do cá nhân là chủ sở hữu?

Quy định về cách hạch toán tiền lương cho chức vị giám đốc công ty TNHH, cụ thể như sau:

Căn cứ đặc thù của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì khoản chi tiền lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh) đều thuộc khoán chi phí quy định tại tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên.

Như quy định vừa được nêu trên, chi phí lương cho giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nguồn tham Khảo:

Công chức không được góp vốn thành lập, quản lý doanh nghiệp: https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/giai-dap-phap-luat/-/asset_publisher/M248tqbaPaRY/content/cong-chuc-khong-uoc-gop-von-thanh-lap-quan-ly-doanh-nghi-1

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (4 bình chọn)
5/5 - (4 bình chọn)