}

Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên – Quy định 2024

Điều kiện thành lập công ty tnhh 1 thành viên điều cần lưu ý

Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên luôn là một chủ đề Hot trong khoản thời gian gần đây. Các startup trẻ quan tâm đên loại hình doanh nghiệp này bởi vì những điểm nỗi bật của nó phù hợp với môi trường kinh doanh hiện đại. Vậy về phần điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên như thế nào? Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên ra sao? Có những ưu – nhược điểm gì đối với loại hình này? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu nhé!

1. Công ty TNHH 1 thành viên là gì ?

Công ty tnhh 1 thành viên là gì?
Công ty tnhh 1 thành viên là gì?

Theo quy định của Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là dạng doanh nghiệp có chủ sở hữu duy nhất, có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài sản và nợ của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của nó.

Cụ thể, công ty TNHH một thành viên được thiết lập với chủ sở hữu là tổ chức hoặc cá nhân. Tính pháp nhân của công ty bắt đầu từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, nhưng giới hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty TNHH.

Chủ sở hữu cũng có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho người khác, tuy nhiên công ty không có quyền phát hành cổ phiếu theo quy định.

2. Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã ban hành các quy định về các điều kiện thành lập Công ty tnhh một thành viên. Theo đó, các chủ sở hữu cần đáp ứng các điều kiện có thể kể đến như sau.

2.1. Điều kiện về đối tượng thành lập công ty

Đối tượng đủ điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên.
Đối tượng đủ điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên.

Mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền thành lập công ty TNHH một thành viên khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tổ chức phải có tư cách pháp nhân.
  • Cá nhân phải đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Không thuộc vào danh sách các đối tượng bị cấm thành lập công ty theo quy định tại Khoản 2 Điều 17  Luật của Doanh Nghiệp năm 2020.

2.2. Điều kiện về tên công ty

Điều kiện về tên công ty
Điều kiện về tên công ty
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tên tiếng Việt của doanh nghiệp phải kết hợp hai yếu tố chính: loại hình doanh nghiệp, cụ thể là Công ty TNHH hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn và tên riêng của doanh nghiệp.
  • Quy định rõ ràng rằng tên doanh nghiệp phải được hiển thị tại các địa điểm quan trọng như trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và các địa điểm kinh doanh khác của doanh nghiệp.
  • Việc in hoặc viết tên công ty trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm doanh nghiệp là bắt buộc để đảm bảo sự nhận biết đồng nhất và chính xác.
  • Tuy nhiên, việc đặt tên không được thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020, nhằm đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ quy định của pháp luật.

Ví dụ: “CÔNG TY TNHH ABC “ Loại hình là: “TNHH”, Tên riêng là: “ABC”

2.3. Điều kiện về trụ sở công ty

Điều kiện về trụ sở công ty
Điều kiện về trụ sở công ty
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, tọa lạc trên lãnh thổ Việt Nam, là điểm liên lạc chính của tổ chức và được xác định theo ranh giới của đơn vị hành chính. Thông tin liên lạc bao gồm số điện thoại, số fax, và địa chỉ thư điện tử (nếu có) nhằm tạo sự tiện lợi trong việc liên lạc và giao tiếp.
  • Quan trọng hơn nữa, trụ sở công ty không được chọn lựa sử dụng căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể làm địa chỉ. Điều này nhấn mạnh vào yêu cầu về tính chính xác và rõ ràng của thông tin đăng ký, giúp đảm bảo rằng địa chỉ trụ sở chính thực sự phản ánh bản chất kinh doanh và tuân thủ đúng đắn các quy định pháp luật.

2.4. Điều kiện về đăng ký ngành nghề kinh doanh

Điều kiện về đăng ký ngành nghề kinh doanh
Điều kiện về đăng ký ngành nghề kinh doanh
  • Các doanh nghiệp được tự do hoạt động trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, tuy nhiên, phải thuộc hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Trong trường hợp ngành nghề chưa có quy định cụ thể, doanh nghiệp có thể đăng ký chi tiết về lĩnh vực dự định kinh doanh.
  • Với những ngành, nghề có điều kiện, doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với từng ngành nghề cụ thể.
  • Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, lựa chọn ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với cam kết của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh cũng phải tuân thủ các quy định về hình thức đầu tư và tỉ lệ sở hữu trong công ty, tuỳ thuộc vào từng ngành nghề cụ thể.

2.5. Điều kiện về mức vốn điều lệ và vốn pháp định

Điều kiện về mức vốn điều lệ vằ vốn pháp định
Điều kiện về mức vốn điều lệ vằ vốn pháp định
  • Luật doanh nghiệp không đặt ra mức vốn tối thiểu cho việc thành lập công ty, để lại quyền quyết định về mức vốn cho doanh nghiệp tại thời điểm đăng ký cho chính công ty đó. Về mặt vốn điều lệ, đối với công ty TNHH một thành viên, giá trị này được xác định bởi tổng giá trị của tài sản mà chủ sở hữu cam kết góp, được ghi chi tiết trong Điều lệ của công ty.
  • Chủ sở hữu công ty bắt buộc phải góp vốn theo cam kết của mình và đúng loại tài sản đã thỏa thuận trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn để thực hiện việc này là 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không tính thời gian vận chuyển hoặc nhập khẩu tài sản, cũng như thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản.
  • Trong trường hợp công ty không thực hiện đúng và đủ góp vốn trong thời hạn 90 ngày sau khi nhận Giấy chứng nhận thành lập, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo mức vốn thực tế đã góp vào.

Việc tính thuế môn bài sẽ phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký khi thành lập, thông tin chi tiết có thể tìm thấy trong bảng dưới đây:

STT  

Vốn điều lệ đăng ký (VNĐ)

 

Thuế môn bài cả năm (VNĐ)

 

Thuế môn bài nửa năm (VNĐ)

 

1

 

Trên 10 tỷ VNĐ

 

3,000,000

 

1,500,000

 

2

 

Từ 10 tỷ VNĐ trở xuống

 

2,000,000

 

1,000,000

2.6. Điều kiện về người đại diện pháp luật công ty TNHH 1 thành viên

Điều kiện về người đại diện pháp luật công ty tnhh 1 thành viên
Điều kiện về người đại diện pháp luật công ty tnhh 1 thành viên
  • Công ty TNHH một thành viên cần phải bổ nhiệm ít nhất một người đại diện theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật là cá nhân được ủy quyền đại diện cho doanh nghiệp, thực hiện các quyền và nghĩa vụ xuất phát từ các giao dịch của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ đại diện cho doanh nghiệp trong việc yêu cầu giải quyết các vấn đề dân sự, tham gia các thủ tục trước Trọng tài, Tòa án và đại diện cho doanh nghiệp trong mọi quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Khi đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu có thể tự làm người đại diện theo pháp luật, hoặc thuê người khác để đảm nhận vị trí này, nhưng người được thuê phải đáp ứng đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đã đủ 18 tuổi trở lên. Chú ý rằng, thông tin về chức danh cụ thể của người đại diện theo pháp luật, chẳng hạn như giám đốc hoặc tổng giám đốc, cần phải được ghi rõ trong hồ sơ đăng ký.

Xem thêm: Quy chế công ty tnhh một thành viên

Xem thêm: Điều lệ công ty tnhh 1 thành viên

3. Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Các tài liệu cần thiết để đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
    • Giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ sở hữu công ty (nếu là cá nhân).
    • Giấy tờ pháp lý của tổ chức chủ sở hữu công ty (trừ khi chủ sở hữu là Nhà nước).
    • Giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    • Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài, bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Sau khi xác định được mình có đủ điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên, bạn cần thực hiện các bước sau để tiến hành đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên
Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Ngay sau khi chúng tôi nhận đủ thông tin liên quan, bao gồm tên công ty, địa chỉ trụ sở, lĩnh vực kinh doanh dự kiến, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập, vốn điều lệ, và người đại diện theo pháp luật của công ty, luật sư của Công ty AZTAX sẽ tiếp nhận và tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan. Dựa trên cơ sở của những thông tin mà Quý khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽ thực hiện việc soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, đồng thời chuyển giao mọi thủ tục cần thiết để hoàn tất quá trình này. Điều này giúp Quý khách hàng tiết kiệm thời gian, với cam kết hoàn thành toàn bộ quá trình trong thời gian tối đa là 01 ngày làm việc kể từ ngày chúng tôi nhận đủ thông tin từ phía Quý khách hàng.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

Công ty AZTAX sẽ tiến hành việc nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời gian dự kiến để hoàn thành toàn bộ quá trình này là 03 ngày làm việc. Điều này đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và hiệu quả trong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để mang lại sự thuận tiện và hỗ trợ tối đa cho khách hàng của chúng tôi.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 03 ngày làm việc, Quý khách hàng sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ chúng tôi. Tuy nhiên, vì hiện nay việc gửi Giấy chứng nhận thường được thực hiện thông qua đường bưu điện, có thể dẫn đến việc khách hàng nhận được một chút chậm do thời gian chuyển phát. Chúng tôi cam kết đảm bảo rằng mọi quy trình sẽ được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng để đảm bảo sự thuận tiện và hài lòng tối đa cho khách hàng của mình.

Bước 4: Thực hiện khắc con dấu cho công ty

Ngay khi Công ty AZTAX nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế cho doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tức thì tiến hành quá trình khắc dấu. Thủ tục này sẽ được thực hiện ngay trong ngày mà Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp có thể tự khắc con dấu và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty mà không cần phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Điều này đánh dấu một sự thay đổi đáng chú ý trong quy trình quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp theo hướng giảm sự can thiệp từ cơ quan quản lý nhà nước.

Bước 5: Các thủ tục sau thành lập công ty

Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, Công ty AZTAX sẽ chuyển giao các kết quả dịch vụ cho khách hàng. Điều này bao gồm việc cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu, và hồ sơ lưu. Đồng thời, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng về các thủ tục và những điều cần lưu ý sau khi doanh nghiệp được thành lập.

Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự thuận tiện và hỗ trợ toàn diện, không chỉ trong quá trình đăng ký kinh doanh mà còn sau khi doanh nghiệp đã hoạt động, nhằm đảm bảo sự thành công và tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ

5. Ưu và nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên

Ưu và nhược điểm của công ty tnhh1 thành viên
Ưu và nhược điểm của công ty tnhh1 thành viên

Ưu điểm

  • Chủ sở hữu của doanh nghiệp sở hữu toàn bộ quyền lực để đưa ra quyết định về mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động của công ty. Với quy mô và tính chất linh hoạt, loại hình doanh nghiệp này là lựa chọn lý tưởng cho các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ.
  • Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu là hữu hạn, chỉ giới hạn trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp; tài sản cá nhân bên ngoài của chủ sở hữu không bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh của công ty. Cấu trúc tổ chức của loại hình doanh nghiệp này là gọn nhẹ và linh hoạt, với quy trình đăng ký kinh doanh đơn giản, thuận tiện cho cả cá nhân và tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp.

Nhược điểm

  • Vì trách nhiệm tài sản của Công ty TNHH là hữu hạn, điều này có thể tạo ra hiệu ứng tiêu cực đối với sự tin tưởng và uy tín của công ty đối với các nhà đầu tư bên ngoài. Loại hình doanh nghiệp này phải tuân thủ các quy định pháp luật chặt chẽ hơn so với các đối tác cạnh tranh như doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
  • Công ty TNHH không có quyền phát hành cổ phiếu và chỉ có thể huy động vốn bằng các phương thức khác, điều này đồng thời tạo ra hạn chế cho quá trình phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp. Vấn đề này là do doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu, là cá nhân hoặc tổ chức, khiến cho quá trình huy động vốn từ các cá nhân hoặc tổ chức khác trở nên phức tạp.
  • Trong tình huống muốn mở rộng và huy động thêm vốn từ các cá nhân, tổ chức khác, chủ sở hữu sẽ phải thực hiện quy trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang một loại hình khác, như Công ty TNHH hai thành viên hoặc Công ty Cổ phần.

AZTAX đã cung cấp thông tin về điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên trong nội dung bài viết dưới đây. Hy vọng rằng, những thông tin phía trên đã giải đáp những thắc mắc của quý độc giả về chủ đề này. Dưới đây là một số bài viết cùng chuyên mục mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.

Xem thêm: Sơ đồ tổ chức công ty tnhh 1 thành viên

Đánh giá post
Đánh giá post