Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để khởi nghiệp? Với những ai muốn khởi đầu con đường kinh doanh riêng của họ bằng việc thành lập công ty hoặc doanh nghiệp, việc lựa chọn loại hình phù hợp luôn là một thách thức đầu tiên. Hiện nay, luật pháp liên quan đã trải qua nhiều thay đổi, điều này làm cho việc chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để giải quyết vấn đề này, mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, sẽ có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
Các loại hình doanh nghiệp này đều được quản lý và hoạt động dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa các loại hình này xuất phát từ số lượng nhân viên, chế độ trách nhiệm và cơ cấu quản lý, huy động vốn của công ty.
2. Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào?
Trong thực tế mỗi loại hình điều có mỗi đặc điểm khác nhau, điều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng. Do nó, các doanh nghiệp nên lựa chọn loại hình phù hợp vào nhiều yếu tố bao gồm: mục tiêu kinh doanh, quy mô kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, và tài chính doanh nghiêp. Dưới đây là một số các hình thức doanh nghiệp hiện nay phổ biến ở Việt Nam, cùng với điểm mạnh và yếu của từng loại để bạn có thể đưa ra quyết định:
2.1 Doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, doanh nghiệp tư nhân được hiểu là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ưu điểm doanh nghiệp tư nhân:
- Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán/cho thuê doanh nghiệp cho người khác.
- Cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản.
- Doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm vô hạn nên dễ dàng tạo được sự tin tưởng cho từ đối tác.
- Dễ huy động vốn và hợp tác kinh doanh.
Nhược điểm doanh nghiệp tư nhân:
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động và tài sản của doanh nghiệp dù không trực tiếp điều hành.
- Doanh nghiệp phá sản, chủ đầu tư phải chi trả toàn bộ các khoản nợ bằng tài sản cá nhân.
2.2 Công ty hợp danh
Căn cứ theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, công ty hợp danh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải tồn tại ít nhất hai thành viên (cá nhân) đồng sở hữu công ty, cùng hợp tác kinh doanh dưới tên thương hiệu doanh nghiệp. Các thành viên này phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản cho các nghĩa vụ của công ty.
- Bên cạnh thành viên hợp danh, loại hình này còn có thành viên góp vốn. Các thành viên này sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ chỉ trong phạm vi góp vốn đã góp vào.
Ưu điểm công ty hợp danh:
- Việc quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Thông thường, các thành viên góp vốn đều có sự quen biết từ trước. Từ đó, mức độ tin tưởng sẽ gia tăng và thuận lợi hơn trong quá trình làm việc.
- Loại hình này có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nhược điểm công ty hợp danh:
- Các thành viên hợp danh của công ty phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều này hoàn toàn bất lợi hơn nhiều so với các thành viên góp vốn.
- Loại hình công ty hợp danh không được phép phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật. Từ đó, doanh nghiệp mất đi cơ hội tăng thêm số vốn tự có, đồng thời bị ràng buộc phải chi trả lợi tức cố định.
2.3 Công ty TNHH một thành viên
Căn cứ tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, công ty TNHH 1 thành viên được hiểu là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân sở hữu. Chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ thực.
Ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên:
- Chủ sở hữu doanh nghiệp có toàn quyền quyết định điều hành các hoạt động của công ty.
- Khác với loại hình công ty cổ phần, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ chỉ chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Từ đó giảm bớt được rủi ro.
- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp thành công.
Nhược điểm công ty TNHH 1 thành viên:
- Khó lòng huy động vốn, nếu được góp vốn bắt buộc phải chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần.
- Không có quyền phát hành cổ phiếu.
2.4 Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Căn cứ tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, quy định như sau:
Công ty TNHH hai thành viên được định nghĩa là doanh nghiệp bao gồm từ 02 đến 50 thành viên bao gồm tổ chức, cá nhân.
Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 47 luật này.
Ưu điểm công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ngay khi đăng ký doanh nghiệp thành công.
- Các chủ sở hữu, thành viên chỉ có trách nhiệm về tài sản, nghĩa vụ, các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
- Số lượng thành viên trong công ty lớn, có thể linh động từ 02 đến 50 thành viên.
Nhược điểm công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Không được phép nhân danh công ty để thực hiện các hoạt động kinh doanh chung.
- Giới hạn số thành viên không quá 50 người.
- Không được phép phát hành cổ phiếu trên thị trường.
2.5 Công ty cổ phần
Căn cứ Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, công ty cổ phần phải thỏa mãn các điều kiện kể sau:
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ được chia đều thành nhiều phần, gọi là cổ phần;
- Các cổ đông thuộc công ty cổ phần có thể là tổ chức, các cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu quy định là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Các cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản chỉ trong phạm vi số vốn đã góp.
- Cổ đông có quyền được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường hợp được quy định theo pháp luật.
Ưu điểm công ty cổ phần:
- Có tư cách pháp nhân.
- Người góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
- Không bị hạn chế số lượng thành viên.
- Cơ cấu vốn linh doạt, dễ huy động nguồn vốn lớn.
- Có thể phát hành cổ phiếu.
Nhược điểm công ty cổ phần:
- Không được nhân danh công ty thực hiện các hoạt động mua bán, kinh doanh.
- Khó điều hành, quản lý doanh nghiệp vì số lượng thành viên lớn
- Mọi thủ tục, quyết định đều phải thực hiện theo đúng Điều lệ, quy định nội bộ công ty và Pháp luật Việt Nam.
Như AZTAX đã nêu phía trên,nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp bạn. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Trong Để thấu hiểu hơn về tầm quan trọng của việc lựa chọn hình thức công ty, AZTAX xin được chia sẻ chi tiết về các loại hình doanh nghiệp cùng với ưu điểm và hạn chế của mỗi loại, nhằm giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho mình. Nếu không hiểu rõ về quy định khiến bạn loay hoay khi không biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Đừng vội lo lắng, AZTAX đem đến cho quý khách giải pháp thành lập doanh nghiệp tối ưu nhất. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng cam kết không phát sinh thêm phụ phí khác. AZTAX hỗ trợ tư vấn pháp lý doanh nghiệp và hoàn thiện 100% hồ sơ thành lập doanh nghiệp cho quý khách hàng.
Xem thêm: Mẫu đăng ký thành lập doanh nghiệp
Xem thêm: Thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp
3. Nên lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp nào?
Vậy, các chủ đầu tư nên lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp nào? Câu trả lời sẽ là tùy thuộc vào nhu cầu và kế hoạch phát triển của chính họ. Tuy nhiên, một vài yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn và quyết định của chủ đầu tư. Những tiêu chí đó bao gồm:
- Số lượng thành viên
- Dự định về quy mô đầu tư
- Khả năng huy động vốn
3.1 Số lượng thành viên
Số lượng thành viên góp vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến loại hình doanh nghiệp chủ đầu tư phải chọn lựa. Cụ thể:
- Trường hợp công ty chỉ có 01 thành viên: Chủ đầu tư có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên.
- Trường hợp công ty có 02 thành viên: Chủ đầu tư có thể lựa chọn loại hình công ty hợp danh hoặc công ty TNHH hai thành viên.
- Trường hợp công ty có từ 03 đến 50 thành viên: Chủ đầu tư có thể lựa chọn giữa công ty hợp danh, công ty TNHH 02 thành viên hoặc công ty Cổ phần.
- Trường hợp công ty có hơn 50 thành viên: Chủ đầu tư chỉ có thể lựa chọn loại hình công ty Cổ phần.
3.2 Dự định về quy mô đầu tư
Trường hợp doanh nghiệp có số vốn thấp, hoạt động với quy mô nhỏ và dễ dàng quản lý, chủ đầu tư có thể lựa chọn giữa hai loại hình công ty TNHH một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân.
Trường hợp doanh nghiệp có số vốn đăng ký cao, mong muốn hoạt động với quy mô lớn và đã có những kế hoạch chắc chắn, chủ đầu tư có thể lựa chọn công ty TNHH hai thành viên, công ty hợp danh hoặc công ty Cổ phần để có thể đầu tư lớn hơn.
3.3 Khả năng huy động vốn
Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể cần huy động vốn khi đầu tư vào các dự án lớn. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, nếu muốn huy động vốn đơn giản, nhiều phương thức thì công ty cổ phần là một sự lựa chọn phù hợp.
Đối với công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên, loại hình này có khả năng huy động vốn thấp thông qua hình thức phát hành trái phiếu. Chưa kể đến, nếu doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình theo quy định.
Bên cạnh đó, đối với loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, khả năng huy động vốn doanh nghiệp lại bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Như vậy, chủ doanh nghiệp có thể cân đo để lựa chọn loại hình phù hợp cho công ty.
AZTAX đã cung cấp các thông tin về vấn đề “nên chọn loại hình doanh nghiệp nào để khởi nghiệp” phía trên. Mong rằng, chúng tôi đã có thể giải đáp được những thắc mắc và băn khoăn của quý độc giả. Ngoài ra, nếu các bạn quan tâm đến Dịch vụ thành lập công ty, liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé. Dưới đây là các bài viết cùng chuyên mục các chủ doanh nghiệp mới thành lập có thể tham khảo.
Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp