Mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện nay

muc luong toi thieu vung

Mức lương tối thiểu vùng là một trong những vấn đề được rất nhiều người lao động đặc biệt quan tâm. Bởi đây là căn cứ để người lao động thỏa thuận lương với doanh nghiệp. Vậy, hiện tại mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh như thế nào? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nội Dung Bài Viết

1. Lương tối thiểu vùng là gì?

luong toi thieu vung la gi
Lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất để người sử dụng lao động chi trả lương cho người lao động làm công việc đơn giản nhất với chức danh thấp nhất. Mục đích của mức lương này là đảm bảo cho đời sống kinh tế của người lao động, vì doanh nghiệp không thể chi trả lương cho người lao động thấp hơn mức tối thiểu này. Do vậy, mức lương này là do Hội đồng Tiền lương họp bàn và thống nhất có sự thay đổi định kỳ hằng năm để phù hợp với điều kiện tình hình kinh tế xã hội.

2. Mức lương tối thiểu vùng hiện tại

doanh nghiep tra luong thap hon muc toi thieu vung thi bi phat
Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có bị phạt không?

Sau 02 năm, việc tăng lương tối thiểu vùng cũng chính thức được thực hiện từ ngày 01/07/2022. Do mức lương này vừa được điều chỉnh lại vào nửa cuối năm ngoái nên tính đến nay, lương tối thiểu vùng vẫn chưa có quy định thay đổi. Như vậy, năm 2023 vẫn sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP ban hành ngày 12/06/2022. Cụ thể như sau:

Vùng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Mức lương tối thiểu tháng 4.680.000 4.160.000 3.640.000 3.250.000
Mức lương tối thiểu giờ 22.500 20.000 17.500 15.600

3. Đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 90/2019/NĐ-CP có quy định về các đối tượng áp dụng tối thiểu vùng như sau:

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Theo Điều luật trên thì có thể thấy tất cả người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với người lao động trên nước Việt Nam thì đều là đối tượng áp dụng quy định lương tối thiểu. Và doanh nghiệp nào có hành vi trả lương dưới mức tối thiểu là đang vi phạm pháp luật. 

4. Những điều cần biết về lương tối thiểu vùng

4.1 Lương tối thiểu vùng là cơ sở để trả lương

Mức tối thiểu vùng là số tiền thấp nhất mà Nhà nước quy định để làm cơ sở cho doanh nghiệp trả lương cho nhân viên của mình. Theo đó, người sử dụng lao động ở vùng nào thì không được trả lương cho người thấp hơn mức tối thiểu ở vùng đó. Ngoài ra, ở các tỉnh khác nhau thì có mức khác nhau. Bên dưới đây là các trường hợp mức lương có thay đổi nhưng cũng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng:

  • Trường hợp 1: Người lao động thuyên chuyển công việc mà có mức lương mới thấp hơn mức cũ thì hưởng lương cũ trong 30 ngày đầu. Đồng thời, mức lương mới không thể thấp hơn mức tối thiểu vùng và ít nhất phải bằng 85% mức lương cũ. (Căn cứ khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14)
  • Trường hợp 2: Người lao động đã qua học nghề, tốt nghiệp cao đẳng, đại học,…mức lương nhận được phải cao hơn ít nhất 7% mức tối thiểu vùng. (Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CP)
  • Trường hợp 3: Người lao động gặp phải sự cố mất điện, thiên tai, bệnh dịch,… dẫn đến không thể tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động vẫn phải trả lương theo thỏa thuận của hai bên. Và mức lương được trả trong 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. (Căn cứ khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14)

4.2 Mức lương tháng tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng lương cơ bản cộng phụ cấp có tính đóng bảo hiểm xã hội (cộng các khoản bổ sung khác nếu có trong thỏa thuận). Đồng thời, dựa trên Quyết định 595/QĐ-BHXH tại điểm 2.6 Khoản 2 Điều 26 có ghi rõ mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không được thấp hơn mức tối thiểu tại thời điểm người lao động làm công việc đơn giản trong điều kiện bình thường.

Do đó, mức tối thiểu vùng cũng là cơ sở để tính tiền lương hằng tháng thấp nhất đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định trên, người lao động làm việc trong các trường hợp bên dưới thì có mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội buộc phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng như sau:

  • Công việc hoặc chức danh có qua học việc trong điều kiện bình thường => cao hơn ít nhất 7%.
  • Công việc hoặc chức danh trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm => cao hơn ít nhất 5% so với công việc hoặc chức danh tương đương trong điều kiện bình thường.
  • Công việc hoặc chức danh có độ phức tạp trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm => cao hơn ít nhất 7% so với công việc hoặc chức danh tương đương trong điều kiện bình thường.

4.3 Lương tối thiểu vùng làm cơ sở tính thiệt hại cho người sử dụng lao động

Quy định tại khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 có nêu như sau:

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.

Theo đó, người lao động có hành vi gây hư hại thiết bị hay tài sản thì phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo nội quy lao động của doanh nghiệp. Trong trường hợp người lao động do sơ ý và gây hư hỏng không nghiêm trọng với tài sản có giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu, thì người lao động phải bồi thường cao nhất là 3 tháng tiền lương, và tiền này bị khấu trừ vào lương hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14.

Xem thêm: Lương bao nhiêu phải đóng thuế TNCN?

5. Mức lương tối thiểu vùng cập nhật qua từng năm

Mức lương tối thiểu vùng thường xuyên được thay đổi tùy theo tình hình kinh tế xã hội qua từng năm, và sự thay đổi này nhằm để đảm bảo mức sống cho người lao động. Dưới đây là bảng lương tối thiểu vùng trong những năm vừa qua do AZTAX cập nhật liên tục.

*Lưu ý: Các mức lương tối thiểu vùng ở tất cả bảng phía bên dưới sẽ có đơn vị là VNĐ.

5.1 Mức lương tối thiểu vùng năm 2023

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 vẫn căn cứ theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP ban hành ngày 12/06/2022. Tính đến thời điểm hiện tại, mức lương tối thiểu vùng vẫn chưa có quyết định tăng so với mức 06 tháng cuối năm 2022. Cụ thể như sau:

Vùng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Mức lương tối thiểu tháng 4.680.000 4.160.000 3.640.000 3.250.000
Mức lương tối thiểu giờ 22.500 20.000 17.500 15.600

5.2 Mức lương tối thiểu vùng năm 2022

Có 02 mức lương tối thiểu vùng khác nhau áp dụng cho năm 2022. Mức lương tối thiểu cho 06 tháng đầu năm vẫn áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP và mức lương áp dụng cho 06 tháng cuối năm được căn cứ theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Trong đó, theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu đã được bổ sung thêm lương tính theo giờ (thay vì chỉ có mức lương tháng như mọi năm). Cụ thể như sau:

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2022 đến 30/06/2022
Vùng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Mức lương tối thiểu tháng 4.420.000 3.920.000 3.430.000 3.070.000
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/07/2022 đến 31/12/2022
Vùng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Mức lương tối thiểu tháng 4.680.000 4.160.000 3.640.000 3.250.000
Mức lương tối thiểu giờ 22.500 20.000 17.500 15.600

5.3 Mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Lương tối thiểu vùng 2021 không có sự thay đổi so với năm 2020 do bối cảnh phức tạp của dịch Covid-19. Thực tế, Hội đồng Tiền lương vẫn tổ chức họp bàn theo định kỳ thường niên. Theo đó, vẫn có đề xuất thay đổi mức lương tối thiểu. Nhưng do tình hình kinh tế xã hội khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào bất ổn nên Nhà nước vẫn quyết định chưa thay đổi mức lương này. Cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
4.420.000 3.920.000 3.430.000 3.070.000

5.4 Mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Năm 2020 là năm chịu nhiều biến động về kinh tế, xã hội với sự xuất hiện và bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu năm 2020, Việt Nam chưa chịu ảnh hưởng quá nhiều từ đại dịch. Vậy nên, mức lương tổi thiểu vùng vẫn được điều chỉnh như thường lệ và áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
4.420.000 3.920.000 3.430.000 3.070.000

5.5 Mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Căn cứ theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/01/2019, lương tối thiểu vùng trong năm 2019 có tăng nhẹ so với năm 2018. Đồng thời, có mức tăng so với năm 2018 là vùng I thêm 200.000 đồng/ tháng, vùng II lên thêm 180.000 đồng/tháng, vùng III và IV tăng thêm 160.000 đồng/tháng. Cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
4.180.000 3.710.000 3.250.000 2.920.000

5.6 Mức lương tối thiểu vùng năm 2018

Xét theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/01/2018, lương tối thiểu vùng năm 2018 so với 2017 tăng không đều nhau ở các vùng khác nhau. Với mức tăng thấp nhất là từ 180.000 đồng/tháng và đạt cao nhất là 230.000 đồng/tháng. Cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
3.980.000 3.530.000 3.090.000 2.760.000

5.7 Mức lương tối thiểu vùng năm 2017

Năm 2017 mức tối thiểu vùng có sự chênh lệch so với năm 2016. Thay đổi này căn cứ vào Nghị định 153/2016/NĐ-CP được chính thức thi hành từ ngày 01/01/2017. Cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000

5.8 Mức lương tối thiểu vùng năm 2016

Căn cứ theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP áp dụng từ ngày đầu tiên năm 2016, mức lương tối thiểu vùng tăng thêm đáng kể so với năm 2015. Chính xác là ở vùng I tăng thêm 400.000 đồng/tháng, vùng II tăng thêm 350.000 đồng/tháng, vùng III thêm 300.000 đồng/tháng, cuối cùng là vùng IV tăng thêm 250.000 đồng/tháng. Cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000

5.9 Mức lương tối thiểu vùng năm 2015

Mức lương tối thiểu trong năm 2015 vẫn tăng đáng kể, với mức tăng thêm tương tự như trong năm 2016. Mức này căn cứ theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP được áp dụng qua từ ngày 01/01/2015 đến hết năm. Với các mức cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000

5.10 Mức lương tối thiểu vùng năm 2014

Kể từ ngày 01/01/2014 thi hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP, với mức tăng thêm dao động từ 250.000 đến 350.000 đồng/tháng. Cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000

5.11 Mức lương tối thiểu vùng năm 2013

Mức lương tối thiểu căn cứ theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP chính thức thực thi từ ngày 01/01 đến hết tháng 12 năm 2013, có mức tăng thêm dao động từ 250.000 đến 350.000 đồng/tháng. Cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
2.350.000 2.100.000 1.800.000 1.650.000

5.12 Mức lương tối thiểu vùng năm 2012

Lương tối thiểu vùng năm 2012 giữ nguyên so với cuối năm 2011 và áp dụng theo Nghị định 70/2022/NĐ-CP. Mức lương này có sự biến động đáng kể so với mức 10 tháng đầu năm 2011. Đáng phải chú ý là ở vùng I tăng lên cao nhất thêm 650.000 đồng/tháng, tăng nhiều hơn khoảng 48%; vùng III tăng thấp nhất cũng tăng lên thêm 500.000 đồng/tháng, tăng thêm khoảng 47,6%. Cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000

5.13 Mức lương tối thiểu vùng năm 2011

Năm 2011 có tất cẩ 02 mức lương tối thiểu vùng được áp dụng. Do vậy, có 02 văn bản quy định lương tối thiểu vùng có hiệu lực vào các khoảng thời gian khác nhau ở năm 2011. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng 09 tháng đầu năm 2011 căn cứ theo Nghị định 108/2010/NĐ-CP còn mức lương tối thiểu cho những tháng sau đó áp dụng theo Nghị định 70/2011/NĐ-CP. Cụ thể các mức như sau:

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/11/2011 đến 04/10/2011
Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
1.350.000 1.200.000 1.050.000 830.000
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 05/10/2011 đến 31/12/2011
Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000

5.14 Mức lương tối thiểu vùng năm 2010

Căn cứ theo Nghị định 97/2009/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/01/2010 đến hết tháng 12 cùng năm, với mức tối thiểu vùng tăng nhẹ so với năm 2009. Mức này tăng dao động từ 80.000 đến 180.000 đồng/tháng, cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
980.000 880.000 810.000 730.000

5.15 Mức lương tối thiểu vùng năm 2009

Bắt đầu từ ngày 01/01/2009 đến hết tháng 12 cùng năm là giai đoạn Nghị định 110/2008/NĐ-CP có hiệu lực. Đây cũng là năm đầu tiên mà Nhà nước Việt Nam cho áp dụng mức lương tối thiểu 4 vùng. Cụ thể như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
800.000 740.000 690.000 650.000

5.16 Mức lương tối thiểu vùng năm 2008

Năm 2008 cũng là một năm có sự đổi mới, Nhà nước cho ra quy định phân chia cơ cấu mức lương tối thiểu cho những nơi khác nhau. Bắt đầu từ 01/01/2008 áp dụng theo Nghị định 167/2007/NĐ-CP thì lương vùng tối thiểu được chia cụ thể theo các tỉnh như sau:

  • Vùng I: Dành cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh.
  • Vùng II: Dành cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Vùng III: Áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.
Vùng I Vùng II Vùng III
620.000 580.000 540.000

5.17 Mức lương tối thiểu chung đầu tháng 10/2006 – 2007

Dựa theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP bắt đầu thi hành từ 01/10/2006 với mức là 450.000 đồng/tháng, cao hơn 100.000 đồng/tháng, có tăng khoảng 28,5% so với năm 2005.

Đồng thời, trong cả năm 2007 thì mức tối thiểu vùng không tăng và giữ nguyên là 450.000 đồng. Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2007 trở về trước thì chỉ có mức lương tối thiểu chung, thay vì chia thành 4 vùng như hiện tại.

5.18 Mức lương tối thiểu chung từ đầu tháng 10/2005 đến cuối tháng 9/2006

Căn cứ theo Nghị định 118/2005/NĐ-CP được chính thức thi hành vào ngày 01/10/2005 đến hết tháng 9 năm 2006. Với mức tối thiểu chung là 350.000 đồng/tháng, tăng nhẹ 60.000 đồng/tháng với khoảng tăng tầm 20,6% so với đầu năm 2005.

5.19 Mức lương tối thiểu chung từ đầu tháng 10/2004 – 9/2005

Trong khoảng thời gian từ 01/10/2004 cho đến hết tháng 9 năm 2005 được áp dụng theo Nghị định 203/2004/NĐ-CP với mức tối thiểu chung là 290.000 đồng/tháng. Mức này cao hơn 80.000 đồng/tháng và tăng khoảng là 38% so với đầu năm 2004.

5.20 Mức lương tối thiểu chung từ đầu năm 2001- 9/2004

Giai đoạn từ 01/01/2001 đến hết tháng 9 năm 2004 là khoảng thời gian khá lâu mà lương tối thiểu vùng không biến động. Dựa trên Nghị định số 77/2000/NĐ-CP mức tối thiểu chung tăng lên thành 210.000 đồng/tháng, nghĩa là tăng thêm 30.000 đồng/tháng với mức tăng nhẹ khoảng 16,6% so với năm 2000.

5.21 Mức lương tối thiểu chung trong 2000

Căn cứ theo Nghị định số 175/1999/NĐ-CP chính thức được thi hành vào từ 01/01/2000 đến hết năm. Mức tối thiểu chung của năm 2000 là 180.000 đồng/tháng, tăng 36.000 đồng với mức tăng 25% so với năm 1999.

5.22 Mức lương tối thiểu chung từ đầu tháng 01/1997 – 12/1999

Trong tròn 2 năm từ năm đầu năm 01/01/1997 đến hết năm 1999, dựa trên Nghị định số 06-CP ngày 21/01/1997 thì mức lương tối thiểu chung là 144.000 đồng/tháng. Và mức này có tăng thêm 24.000 đồng/tháng và khoảng 20% so với năm 1996.

5.21 Mức lương tối thiểu chung từ đầu tháng 04/1993 – 12/1996

Vào ngày 01 tháng 04 năm 1993 là thời điểm đầu tiên xuất hiện lương tối thiểu. Việc này được căn cứ theo Nghị định số 25-CP ngày 23 năm 5 năm 1993 và chỉ mới đạt 120.000 đồng/tháng. Ngoài ra, mức lương này được áp dụng liên tục đến hết 12 năm 1996.

6. Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng thì sao?

Đối với một số trường hợp người sử dụng lao động có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng là đang vi phạm quy định của Nhà nước. Bởi căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định được viết như sau:

3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Bên cạnh việc bị phạt thì doanh nghiệp còn phải đóng truy thu số tiền còn thiếu. Đồng thời, người sử dụng lao động phải bồi thường đầy đủ cho người lao động, và mức bồi thường được căn cứ theo khoản 5 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, khoản tiền lãi của số tiền lương trả chậm được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

7. Kết luận

Lương tối thiểu vùng được điều chỉnh đều đặn hằng năm và có ảnh hưởng nhiều đến các nghiệp vụ C&B của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp rất cần chú ý đến việc điều chỉnh hồ sơ khi mức lương này có sự thay đổi. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến việc rà soát các hồ sơ C&B khác nhằm hạn chế tối đa rủi ro thanh tra, truy thu.

Thế nhưng, việc rà soát hồ sơ không phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi tính phức tạp vốn có của nó. Hiểu được vấn đề này, AZTAX hiện có cung cấp hàng loạt giải pháp “miễn phí 100%” để hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm:

  • Bảng rà soát toàn bộ hồ sơ C&B bằng file excel: Thống kê chi tiết, khoa học, có căn cứ pháp lý tham chiếu, có nội dung bài viết chi tiết tham khảo và đặc biệt, chúng tôi gửi tặng doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí. (Xem hướng dẫn tải và sử dụng tại bài viết Bảng Rà Soát Và Hoàn Thiện Hồ Sơ C&B Cho Doanh Nghiệp)

  • Khảo sát nhanh nhận phân tích C&B: Dành cho doanh nghiệp lo ngại vấn đề thời gian thực hiện rà soát nhưng vẫn muốn tự triển khai, doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát trong vòng 15-30 phút, mọi phân tích về tình hình nghiệp vụ C&B sẽ được tổng hợp để tư vấn doanh nghiệp.

  • Dịch vụ rà soát hồ sơ C&B trọn gói: Dành cho doanh nghiệp cần hỗ trợ toàn diện và ngay lập tức, chúng tôi sẽ tư vấn và đưa ra gói dịch vụ rà soát tối ưu nhất cho từng doanh nghiệp.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (4 bình chọn)
5/5 - (4 bình chọn)