Muốn làm lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất phải làm sao?

Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Người lao động khi làm mất sổ BHXH thì có nhiều câu hỏi như: Mất sổ bảo hiểm xã hội phải làm thế nào?” Việc cần làm là phải nhanh chóng tiến hành việc làm lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất. Vậy để thực hiện việc này thì cần phải trải qua những quy trình gì và cần có những hồ sơ thủ tục như thế nào?

1.Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là sổ được cấp cho mỗi người lao động. Trên sổ sẽ ghi lại việc đóng và hưởng các chế độ mà BHXH đưa ra. Đây chính là cơ sở để cơ quan bảo hiểm giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Nhằm đảm bảo những quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình làm việc.

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

2.Trường hợp được làm lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất

Những trường hợp được làm lại sổ bảo hiểm xã hội
Những trường hợp được làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Những trường hợp được cấp lại sổ BHXH là: 

  • Cấp lại sổ (bìa và tờ rời)

– Mất sổ;

– Hỏng sổ;

– Gộp sổ;

– Thay đổi số sổ;

– Thay đổi ngày, tháng, năm sinh;

– Thay đổi họ, tên, chữ đệm;

– Khi người đã hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.

  • Cấp lại bìa sổ

– Sai giới tính;

– Sai quốc tịch.

  • Cấp lại tờ rời sổ

– Mất sổ;

– Hỏng sổ.

3. Hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Hồ sơ xin làm lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ đơn để viết lại giải thích, trình báo mất sổ bảo hiểm xã hội và có sự xác nhận của cơ quan công an, nơi xảy ra vụ việc mất sổ 

– Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH và phải có xác nhận của chính quyền địa phương tại nơi người lao động cư trú

– Giấy xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan BHXH

– Giấy xác minh chưa được hỗ trợ giải quyết trợ cấp 1 lần tại cơ quan BHXH địa phương nơi người lao động cư trú

– Tờ khai cấp sổ 

– Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (có sao y bản chính)

4. Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Cũng như quy trình gộp sổ bảo hiểm xã hội, thì thủ tục cấp lại sổ BHXH như sau:

Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người lao động làm đơn đề nghị gửi đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội yêu cầu cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Đơn đề nghị có một số nội dung cơ bản như:

– Thông tin cá nhân của người đề nghị như: Họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu; nơi làm việc

– Thông tin về sổ bảo hiểm: Số sổ bảo hiểm của người lao động; nơi cấp sổ bảo hiểm lần đầu

– Lý do tại sao cấp lại sổ bảo hiểm.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ đã nộp

Cơ quan BHXH tiến hành thực hiện việc đối chiếu hồ sơ của người lao động đã cung cấp đối với hồ sơ và dữ liệu do cơ quan BHXH đang quản lý, nếu đủ điều kiện và xác định người bị mất sổ chưa tham gia việc hưởng trợ cấp một lần thì tiến hành việc cấp lại sổ BHXH.

Thời hạn giải quyết cho việc mất sổ BHXH là không quá 45 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH về việc xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm. Trong trường hợp người lao động không cung cấp đầy đủ hồ sơ thì cơ quan BHXH phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất uy tín

Khi bạn có thắc mắc và muốn làm lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất hãy sử dụng dịch vụ của công ty AZTAX. Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định và thủ tục về bảo hiểm xã hội như:

– Được hướng dẫn chi tiết về các chế độ liên quan ngoài việc cấp lại sổ bảo hiểm

– Được hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ của người lao động khi thực hiện thủ tục hành chính

– Nắm được trình tự, hồ sơ cần thiết, thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

– Hiểu rõ được quyền và lợi ích của mình khi có sổ và không có sổ BHXH như thế nào

Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội
Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Như vậy, có thể thấy rằng việc làm lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất rất quan trọng đối với người lao động. Cho nên cần thực hiện việc đăng ký lại các thông tin trên sổ để xác nhận việc cấp lại sổ. Để đảm bảo quyền và lợi ích cho chính bản thân người lao động. 

Xem thêm bài viết: Chốt sổ bảo hiểm xã hội ở đâu uy tín?

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới:

5/5 - (21 bình chọn)
5/5 - (21 bình chọn)