Lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp như thế nào?

ke hoach thanh lap doanh nghiep

Lập ra kế hoạch thành lập doanh nghiệp là bước cơ bản đầu tiên đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc dự định thành lập. Nếu bạn đang hoang mang chưa biết phải lập bản kế hoạch chi tiết như thế nào? Những lưu ý khi lập kế hoạch? Bài viết dưới đây AZTAX sẽ trình bày chi tiết các bước khi lên kế hoạch thành lập doanh nghiệp.

soạn thảo kế hoạch thành lập doanh nghiệp;
Soạn thảo kế hoạch thành lập doanh nghiệp

1. Tại sao phải lên kế hoạch kinh doanh?

Kế hoạch thành lập doanh nghiệp là một bản phác thảo chi tiết, đầy đủ quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức hay doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, kế hoạch thành lập doanh nghiệp là tấm bản đồ trải đường cho các hoạt động để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Việc lên kế hoạch giúp doanh nghiệp xác định được đúng mục tiêu, chiến lược, thị trường, nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh với nội lực của doanh nghiệp. Kế hoạch là trọng tâm của việc hoạch định kinh doanh, lập bản kế hoạch giúp doanh nghiệp có tầm nhìn tốt hơn cho công việc kinh doanh trong tương lai.

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp là gì?

Xem thêm: Tra cứu doanh nghiệp mới thành lập

2. Lên kế hoạch kinh doanh

Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh độc đáo

Ý tưởng là bước đầu tiên khi thành lập bản kế hoạch kinh doanh, là nền tảng để xây dựng mục tiêu định hướng cho tương lai. Vì vậy, khi bắt đầu thực hiện kế hoạch thành lập doanh nghiệp hãy lên một ý tưởng tiềm năng, độc đáo điều này quyết định hơn 50% tỷ lệ thành công của doanh nghiệp.

Lên ý tưởng khởi nghiệp
Lên ý tưởng khởi nghiệp

Bước 2: Xây dựng mục tiêu

Một bản kế hoạch kinh doanh của công ty mới thành lập cần phải đưa ra được các mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu và thành quả ấy chính là nguồn động lực để cố gắng đạt đích đến. Hãy liệt kê những mục tiêu giúp bản kế hoạch trở nên chi tiết và chính xác hơn.

Xây dựng mục tiêu kinh doanh cụ thể
Xây dựng mục tiêu kinh doanh cụ thể

Bước 3: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

lua chon loai hinh doanh nghiep khi dang ky kinh doanh
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp chính là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 01 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

  • Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do 01 cá nhân làm chủ, chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. Chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm quyền và nghĩa vụ công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của tổ chức trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Công ty cổ phần: Là loại hình doanh nghiệp có từ 03 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê đại diện pháp luật). Công ty cổ phần không bị hạn chế về tối đa số lượng cổ đông, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
  • Công ty TNHH 01 thành viên: Là doanh nghiệp do 01 cá nhân hoặc tổ chức làm làm chủ sở hữu (có thể thuê đại diện pháp luật). Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty TNHH 02 thành viên trở lên: Là doanh nghiệp có số lượng thành viên góp vốn từ 02 đến 50 người, thành viên có thể là cá nhân hay tổ chức (có thể thuê đại diện pháp luật). Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

Bước 4: Lựa chọn tên doanh nghiệp

lua chon ten doanh nghiep khi dang ky kinh doanh
Lựa chọn tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là tên được ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Được đặt tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là yếu tố giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.

Vì thế, lựa chọn tên doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng khi soạn thảo kế hoạch. Tên doanh nghiệp phải đáp ứng được cá yêu cầu sau:

  • Phải được viết bằng tiếng Việt, chứa ít nhất 02 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp
  • Không được đặt tên trùng với tên cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tên đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Không được đặt tên trùng trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước.

Bước 5: Lựa chọn địa điểm trụ sở công ty

Địa điểm trụ sở là nơi thực hiện các giao dịch kinh doanh. Vì thể trụ sở chính của doanh nghiệp phải có địa chỉ rõ ràng, cụ thể mang tính lâu dài. Được xác định bằng số nhà, ngõ/hẻm, đường, quận/huyện, xã, thành phố,… có số điện thoại, số fax và thư điện tử.

Lựa chọn trụ sở kinh doanh
Lựa chọn trụ sở kinh doanh

Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 6: Lựa chọn người đại diện theo pháp luật

lua chon nguoi dai dien theo phap luat
Lựa chọn người đại diện theo pháp luật

Người đại diện doanh nghiệp theo quy định pháp luật là người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Nếu người đại diện không phải là Chủ tịch hay Tổng giám đốc của công ty thì sẽ không được quyền ký các văn bản giao dịch kinh doanh với đối tác.

Người đại diện có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài nhưng phải thường trú tại Việt Nam. Đồng nghĩa phải có thẻ thường trú tại Việt Nam).Trong trường hợp người đại diện vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày, thì phải ủy quyền cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Xem thêm: Công ty cổ phần là gì?

Xem thêm: Thành lập công ty ở nước ngoài

Bước 7: Danh sách các thành viên, cổ đông góp vốn

Danh sách các thành viên, cổ đông được dùng để ghi nhận thông tin cổ đông là nhà đầu tư và cổ đông sáng lập. Các thông tin về tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tích, dân tộc, giá trị phần vốn góp,…

Danh sách cổ dông góp vốn
Danh sách cổ dông góp vốn

Tìm kiếm những thành viên, cổ đông có cùng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy suy nghĩ lựa chọn thành viên góp vốn để cùng thành lập doanh nghiệp.

Bước 8: Chuẩn bị vốn điều lệ

chuan bi von dieu le khi thanh lap doanh nghiep
Chuẩn bị vốn điều lệ

Hiện tại, theo Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 không có quy định về mức vốn tối thiểu hoặc tối đa khi thành lập doanh nghiệp (ngoài trừ các ngành nghề đặc thù, yêu cầu về mức vốn pháp định).

Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không yêu cầu phải chứng minh bằng tiền mặt hay bất kỳ hình thức nào. Vì thế, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn phù hợp với khả năng kinh tế của mình, quy mô hoạt động tổ chức, chi phí dự trù hoạt động kinh doanh sau khi thành lập…

Bước 9: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

chuan bi ho so thanh lap doanh nghiep
Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập công doanh nghiệp bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật)

Danh sách thành viên (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (Công ty cổ phần).

Bản sao Giấy chứng thực cá nhân.

CCCD/Hộ chiếu của thành viên công ty (sao y không quá 3 tháng)

CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực không quá 15 năm.

Xem thêm: Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp

Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023

Bước 10: Thành công trong thị trường cạnh tranh

Các công ty lớn không bao giờ tung sản phẩm mơ hồ mà không kiểm tra nhu cầu của khách hàng trước. Họ bắt đầu bằng việc tiến hành nghiên cứu thị trường và đánh giá thái độ cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ.

Thành công trong thị trường cạnh tranh
Thành công trong thị trường cạnh tranh

Bước 11: Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng

Doanh nghiệp thành công cần có danh sách khách hàng tiềm năng, và bạn có thể tạo nó thông qua nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu được doanh thu.

Xây Dựng cơ sở dữ liệu khách hàng
Xây Dựng cơ sở dữ liệu khách hàng

Bước 12: Chuẩn bị cho ngày khai trương

Ngày khai trương là một dịp vô cùng quan trọng. Trước khi khai trương, hãy đảm bảo bạn đã kiểm tra danh sách công việc cần thực hiện, người thực hiện, và điều kiện làm việc.

Chuẩn bị cho ngày khai trương
Chuẩn bị cho ngày khai trương

Bước 13: Chủ động lên phương án cho các  tình huống xấu

Trong quá trình kinh doanh, xảy ra sự cố không mong muốn là việc không thể tránh khỏi. Việc chuẩn bị trước các kịch bản xấu, sẽ giúp doanh nghiệp sẵn sàng và biết cách ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.

Chuẩn bị cho ngày khai trương
Chuẩn bị cho ngày khai trương

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ

3. Mẫu lên kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp mới thành lập

Một mẫu kế hoạch triển khai dự án mà AZTAX muốn giới thiệu đầu tiên cho quý đọc giả là Biểu đồ Gantt. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn theo dõi tiến độ dự án một cách cụ thể và hình dung một cách rõ ràng hơn.

4. Lưu ý khi lập kế hoạch thành lập công ty

Ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và có mục tiêu rỏ ràng: Hạn chế sự dài dòng và khó hiểu trong kế hoạch để giúp bạn dễ dàng lựa chọn thông tin cần thiết, tránh tình trạng buồn chán và bỏ cuộc giữa chừng. Đặc mục tiêu cụ thể về kế hoạch là quản lý dự án và thúc đẩy sự phát triển kinh doanh. Vì vậy, cần liên tục điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch, tập trung vào những điểm quan trọng cần chú ý.

Ngôn Ngữ Hợp Nhất Với Người Đọc: Kế hoạch có gửi đến nhiều đối tượng khác nhau như nhà đầu tư, đối tác, quản lý, nhân viên, thậm là khách hàng. Không phải ai cũng am hiểu đầy đủ về các thuật ngữ chuyên môn, tên riêng hay viết tắt về ngành nghề mình. Vì vậy, trước khi bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh, quan trọng để xác định rõ đối tượng mà bạn muốn truyền tải thông tin trong bản kế hoạch đó. Bằng cách này, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ phù hợp với họ.

Không Cần Lo Lắng Về Kế Hoạch Kinh Doanh: Hầu hết các doanh nhân không phải là những chuyên gia có trình độ cao về học vấn, nhưng họ tích luỹ kinh nghiệm để phát triển những thói quen làm việc tốt. Đừng nên áp lực bản thân về việc tạo ra một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo từ đầu.

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1 Cần chuẩn bị gì khi viết kế hoạch kinh doanh? 

Để một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, cần phải thu thập các dữ liệu và nguồn thông tin liên quan sau: Thu thập những thông tin số liệu cần thiết, chuẩn bị các tài liệu liên quan, xã định đối tượng thực hiện.

5.2 Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng kế hoạch kinh doanh là gì? 

2 nguyên tắc chính cần lưu ý khi lập bản kế hoạch kinh doanh:

  • Trình bày kế hoạch ngắn gọn, súc tích
  • Ngôn từ sử dụng phù hợp với người đọc

5.3 Những điều cần lưu ý khi viết kế hoạch kinh doanh

  • Liệt kê những mong muốn, định hướng cụ thể
  • Không đặt những mục tiêu quá to lớn
  • Kế hoạch phải chi tiết, rõ ràng
  • Phân chia lập kế hoạch theo từng giai đoạn

Bài viết trên đây AZTAX đã chia sẻ các bước chuẩn bị khi lên kế hoạch thành lập doanh nghiệp. Hy vọng những nội dung này sẽ hữu ích với bạn đọc. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, nếu có những thắc mắc nào về hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp liên hệ ngay với AZTAX để được tư vấn miễn phí nhé!

Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp như thế nào?

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon