Hạch toán lương theo Thông tư 200: Doanh nghiệp cần biết

hach toan luong theo thong tu 200

Nhiều doanh nghiệp hiện nay rất quan tâm đến vấn đề “hạch toán lương theo thông tư 200”. Vậy, phương pháp hạch toán lương theo Thông tư 200 ra sao? Cần lưu ý những gì khi thực hiện hạch toán chi phí lương? Mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết!

quy trinh hach toan theo thong tu 200
Quy trình hạch toán lương theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

1. Hạch toán chi phí tiền lương theo thông tư 200

1.1 Hạch toán căn cứ tính lương nhân viên

hach toan can cu luong nhan vien
Hạch toán căn cứ tính lương nhân viên

Cuối mỗi tháng, bộ phận kế toán cần tiến hành tính lương cho tập thể nhân viên. Quy trình này căn cứ theo các yếu tố:

  • Bảng chấm công tổng trong vòng một tháng;
  • Bản hợp đồng lao động của nhân viên;
  • Các quy chế về tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp của doanh nghiệp.

1.2. Hạch toán dựa trên chi phí tiền lương và tiền thưởng nhân viên

1.2.1. Tính tiền lương và các khoản phụ cấp cần phải trả cho tập thể nhân viên

Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 641: Tổng lương và khoản phụ cấp.

Có TK 334: Tổng lương và các khoản phụ cấp.

1.2.2. Tính tiền lương trả cho nhân viên

Xác định số tiền lương theo tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng chung:

  • Nợ TK 3531: Tiền thưởng phải trả cho nhân viên
  • Có TK 334: Tiền thưởng phải trả cho nhân viên

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chi trả tiền thưởng cho nhân viên:

  • Nợ TK 334: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên
  • Có TK 111, 112: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên

1.2.3. Tính tiền lương nghỉ phép thực phải trả cho tập thể nhân viên

Hằng tháng, bộ phận kế toán căn cứ vào kế hoạch, kế toán tiến hành ứng trước tiền lương nghỉ phép cho tập thể nhân viên. Cụ thể, kế toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Số tiền lương nghỉ phép trích trước
  • Có TK 335: Số tiền lương nghỉ phép trích trước
  • Tiền lương nghỉ phép thực tế phải chi trả cho nhân viên, kế toán thực hiện như sau:
  • Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
  • Có TK 334: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh

Xem thêm: Hạch toán tiền lương theo thông tư 133

2. Hạch toán các khoản trích theo lương theo thông tư 200

2.1. Tỷ lệ trích các khoản xác định theo lương

Căn cứ theo Quyết định số 595/QĐ-BHXHCông văn 2159/BHXH-BT của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hạch toán lương theo Thông tư 200 có hiệu lực từ ngày 1/6/2017, các khoản trích lương theo bảo hiểm sẽ được hạch toán như sau:

Các khoản trích theo lương NLĐ Trích vào chi phí doanh nghiệp Trích vào lương NLĐ Tổng trích
BHXH 17.5% 8% 25,5%
BHYT 3% 1,5% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
Tổng 21,5% 10,5% 32%
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2% 0% 2%

Có thể thấy, doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí đóng các loại bảo hiểm cho cơ quan theo quy định là 32% tổng lương phải trả cho nhân viên hằng tháng. Ngoài ra, nếu có thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp, người sử dụng lao động còn cần phải đóng 2% trên tổng lương cho Liên đoàn lao động của Quận/ Huyện địa bàn nơi đặt trụ sở chính.

2.2. Hạch toán các khoản tính vào chi phí của doanh nghiệp

hach toan khoan tinh vao chi phi doanh nghiep
Hạch toán các khoản tính vào chi phí doanh nghiệp

Người làm kế toán khi hạch toán các khoản tính vào chi phí liên quan đến doanh nghiệp cần xác định chi tiết với từng bộ phận. Cụ thể:

Tổng số tiền bảo hiểm doanh nghiệp phải nộp = 21,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng tiền bảo hiểm + KPCĐ doanh nghiệp phải nộp
  • Có TK 3383 (BHXH): 17,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3384 (BHYT): 3% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3382 (KPCĐ): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm (nếu có)

2.3. Hạch toán các khoản trừ vào lương nhân viên

Công thức hạch toán các khoản trừ vào tiền lương nhân viên bao gồm:

Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp = 10,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Nợ TK 334: Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp
  • Có TK 3383 (BHXH): 8% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3384 (BHYT): 1,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Xem thêm: Cách làm bảng lương thời vụ

3. Hạch toán các khoản giảm trừ vào lương khác

hach toan khi tam ung luong
Hạch toán các khoản giảm trừ vào tạm ứng lương

3.1 Tạm ứng lương

Mỗi nhân viên khi làm việc tại doanh nghiệp đều có thể sẽ phải tạm ứng lương trước các sự cố khách quan. Do đó, bộ phận kế toán cần theo dõi và xác định chi tiết số tiền lương tạm ứng trên thực tế để trừ vào lương phải trả định kỳ và hạch toán. Cụ thể như sau:

  • Nợ TK 334: Số tiền tạm ứng thực tế phát sinh
  • Có TK 111, 112: Số tiền tạm ứng thực tế phát sinh

3.2 Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Tại nhiều vị trí và chức vụ, mức lương nhân viên phát sinh phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật. Mỗi nhân viên cần phải xác định rõ ràng mức thuế phải đóng và trừ vào lương trả định kỳ của nhân viên. Cụ thể:

  • Nợ TK 334: Số thuế TNCN khấu trừ
  • Có TK 3335: Số thuế TNCN khấu trừ

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đóng thuế TNCN thay cho nhân viên, hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3335: Số thuế TNCN phải nộp
  • Có TK 111, 112: Số thuế TNCN phải nộp

Xem thêm: Lương tháng 13 hạch toán vào năm nào

4. Hạch toán chi trả lương nhân viên

hach toan tra luong nhan vien
Hạch toán chi trả lương nhân viên

Khi nhân viên kế toán tiến hành hạch toán trả lương định kỳ cho NLĐ, bộ phận này phải dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương hoặc các chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Theo đó, tiền lương thực trả sẽ được tính bằng:

Tiền lương thực trả = Tổng tiền lương (đã bao gồm phụ cấp, thưởng) – Tiền bảo hiểm – Các khoản trừ được xác định (tạm ứng, thuế TNCN)

  • Nợ TK 334: Số tiền lương thực trả
  • Có TK 111, 112: Số tiền lương thực trả

Trong trường hợp doanh nghiệp chi trả lương cho nhân viên bằng sản phẩm , hàng hóa, kế toán phải xuất hóa đơn ghi nhận tổng doanh thu bán hàng và tiến hành hạch toán:

  • Nợ TK 334: Số tiền lương phải trả nhân viên
  • Có TK 5118: Doanh thu khác (giá bán hàng hóa)
  • Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Xem thêm: Hạch toán tạm ứng lương cho nhân viên

5. Hạch toán nộp tiền bảo hiểm

hach toan nop tien bhxh
Hạch toán nộp tiền bảo hiểm

Căn cứ theo Điều 7 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định, doanh nghiệp phải trích tiền tham gia các loại bảo hiểm theo quy định và chuyển qua tài khoản của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Công việc này phải được làm hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng đó.

Khi doanh nghiệp nộp chi phí đóng bảo hiểm, kế toán cần hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3383 (BHXH): 25.5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Nợ TK 3384 (BHYT): 4.5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Nợ TK 3386 (BHTN): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Nợ TK 3382 (KPCĐ): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm (nếu có)
  • Có TK 111, 112: Tổng số tiền bảo hiểm + KPCĐ phải nộp

Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép lao động

6. Hạch toán tiền BHXH phải trả nhân viên tự nguyện tham gia

hach toan tien bhxh the nao khi tra cho nhan vien theo thong tu 200
Hạch toán tiền BHXH trả cho nhân viên tự nguyện tham gia

Trong quá trình làm việc, nhân viên có thể được hưởng các chế độ bảo hiểm như ốm đau, thai sản, … Lúc này, doanh nghiệp cần tiến hành tính tiền BHXH trả cho nhân viên tham gia và kế toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3383 (BHXH): Số tiền chế độ được hưởng
  • Có TK 334: Số tiền chế độ được hưởng

Sau đó, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tương ứng của nhân viên và nộp lên Cơ quan BHXH. Sau khi được xét duyệt và gửi tiền về, kế toán cần hạch toán:

  • Nợ TK 112: Số tiền nhận được
  • Có TK 3383 (BHXH): Số tiền nhận được

Khi đó, doanh nghiệp tiến hành chi trả cho nhân viên theo định kỳ, kế toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 334: Số tiền chế độ được hưởng
  • Có TK 111, 112: Số tiền chế độ được hưởng

7. Mẫu chứng từ kế toán tiền lương theo thông tư 200

Dưới đây là tổng hợp mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 200 mới nhất và cách ghi được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

STT

TÊN CHỨNG TỪ

SỐ HIỆU

I. Lao động tiền lương

1

Bảng chấm công

01a-LĐTL

2

Bảng chấm công làm thêm giờ

01b-LĐTL

3

Bảng thanh toán tiền lương

02-LĐTL

4

Bảng thanh toán tiền thưởng

03-LĐTL

5

Giấy đi đường

04-LĐTL

6

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

05-LĐTL

7

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

06-LĐTL

8

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

07-LĐTL

9

Hợp đồng giao khoán

08-LĐTL

10

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán (nghiệm thu)

09-LĐTL

11

Bảng kê trích nộp những khoản theo lương

10-LĐTL

12

Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

11-LĐTL

II. Hàng tồn kho

1

Phiếu nhập kho

01-VT

2

Phiếu xuất kho

02-VT

3

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, công cụ, hàng hoá

03-VT

4

Phiếu báo vật tư còn sót lại cuối kỳ

04-VT

5

Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, công cụ, hàng hoá

05-VT

6

Bảng kê mua hàng

06-VT

7

Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

07-VT

III. Bán hàng

1

Bảng thanh toán hàng cho đại lý, ký gửi

01-BH

2

Thẻ quầy hàng

02-BH

IV. Tiền tệ

1

Phiếu thu

01-TT

2

Phiếu chi

02-TT

3

Giấy đề nghị tạm ứng

03-TT

4

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

04-TT

5

Giấy đề nghị thanh toán

05-TT

6

Biên lai thu tiền

06-TT

7

Bảng kê vàng tiền tệ

07-TT

8

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

08a-TT

9

Bảng kiểm kê quỹ (có thể dùng cho ngoại tệ hay vàng, tiền tệ)

08b-TT

10

Bảng kê chi tiền

09-TT

V. Tài sản cố định

1

Biên bản giao nhận TSCĐ

01-TSCĐ

2

Biên bản thanh lý TSCĐ

02-TSCĐ

3

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

03-TSCĐ

4

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

04-TSCĐ

5

Biên bản kiểm kê TSCĐ

05-TSCĐ

6

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

06-TSCĐ

AZTAX đã chia sẻ tất cả thông tin về “hạch toán lương theo Thông tư 200”. Cảm ơn quý doanh nghiệp đã theo dõi bài viết. Mong rằng, người sử dụng lao động và đặc biệt là bộ phận kế toán có thể nắm rõ và thực hiện chính xác nhất. Phía dưới đây là các bài viết mà quý doanh nghiệp có thể xem qua.

5/5 - (3 bình chọn)
5/5 - (3 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon