Hoa hồng đại là gì? Cách hạch toán hoa hồng đại lý

Hoa hồng đại lý đóng vai trò quan trọng trong việc hạch toán, vì vậy kế toán cần đặc biệt chú ý đến yếu tố này. Vậy hoa hồng đại lý là gì? Cách hạch toán hoa hồng đại lý và cách tính hoa hồng đại lý ra sao? Nếu các bạn có chúng những thắc mắc trên cùng AZTAX tìm hiểu nhé!

1. Hoa hồng đại là gì?

Theo các quy định của Luật Thương mại 1997 và Luật Thương mại 2005:

  • Khoản 1, Điều 116 quy định về hoa hồng đại lý, theo đó bên đại lý thực hiện việc mua hoặc bán hàng theo giá do bên giao đại lý quy định và nhận hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua hoặc giá bán hàng hóa.
  • Điều 113 xác định thù lao của đại lý là khoản tiền được trả cho bên đại lý dưới dạng hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
  • Khoản 1 và Khoản 2, Điều 171 quy định rằng trừ khi có thỏa thuận khác, thù lao đại lý sẽ được thanh toán dưới dạng hoa hồng hoặc chênh lệch giá so với thị trường. Nếu bên giao đại lý quy định giá mua, giá bán hàng hóa, hoặc giá dịch vụ, bên đại lý sẽ nhận hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên các giá này.
Hoa hồng đại lý là gì?
Hoa hồng đại lý là gì?

2. Cách tính hoa hồng đại lý

Cách tính tiền hoa hồng rất đa dạng và phụ thuộc vào lĩnh vực, mô hình kinh doanh cũng như chính sách của từng doanh nghiệp. Dưới đây là các phương pháp tính tỷ lệ hoa hồng phổ biến hiện nay.

Tỷ lệ phần trăm cố định

  • Công thức: Hoa hồng = Giá bán × Tỷ lệ hoa hồng
  • Ví dụ: Nếu giá bán sản phẩm là 3 triệu VNĐ và tỷ lệ hoa hồng là 5%, thì hoa hồng sẽ là 150.000 VNĐ (3.000.000 × 0.05).

Tỷ lệ hoa hồng theo nấc thang

  • Công thức: Hoa hồng = Tổng (Doanh thu ở từng mức × Tỷ lệ hoa hồng tương ứng)
  • Ví dụ: Với doanh thu 3 triệu VNĐ và 6 triệu VNĐ, và các mức tỷ lệ là:
    • 0-2 triệu VNĐ: 3%
    • 2-5 triệu VNĐ: 6%
    • Trên 5 triệu VNĐ: 10%
    • Hoa hồng sẽ là: (2.000.000 × 0.03) + (1.000.000 × 0.06) + (1.000.000 × 0.10) = 60.000 + 60.000 + 100.000 = 220.000 VNĐ.

Tỷ lệ hoa hồng theo dự án

  • Công thức: Hoa hồng = Giá trị hợp đồng × Tỷ lệ hoa hồng
  • Ví dụ: Nếu giá trị hợp đồng là 1 tỷ VNĐ và tỷ lệ hoa hồng là 15%, thì hoa hồng sẽ là 150 triệu VNĐ (1.000.000.000 × 0.15).

Tỷ lệ hoa hồng theo điều kiện cụ thể

  • Công thức: Hoa hồng = Doanh thu đạt yêu cầu × Tỷ lệ hoa hồng
  • Ví dụ: Nếu doanh thu là 45 triệu VNĐ và tỷ lệ hoa hồng là 5%, thì hoa hồng sẽ là 2.250.000 VNĐ (45.000.000 × 0.05).

Tỷ lệ hoa hồng theo thâm niên công tác

  • Công thức: Hoa hồng = Giá trị đơn hàng × Tỷ lệ hoa hồng theo thâm niên
  • Ví dụ: Nếu nhân viên có thâm niên trên 3 năm và tỷ lệ hoa hồng là 8%, trên đơn hàng trị giá 10 triệu VNĐ, hoa hồng sẽ là 800.000 VNĐ (10.000.000 × 0.08).

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán chi phí quảng cáo mới nhất

3. Cách hạch toán hoa hồng đại lý

Cách hạch toán hoa hồng đại lý như thế nào?
Cách hạch toán tiền hoa hồng đại lý như thế nào?

3.1. Hạch toán hoa hồng đại lý bên nhận hàng hóa gửi bán đúng giá

Khi nhận hàng để bán theo hình thức đại lý với mức giá cố định và hưởng hoa hồng, doanh nghiệp cần theo dõi và ghi chép chi tiết về giá trị hàng hóa nhận được trong phần thuyết minh của Báo cáo tài chính. Sau khi hàng hóa được bán, kế toán dựa vào Hoá đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan để phản ánh khoản tiền phải trả cho bên giao hàng. Ghi chép hạch toán đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng sẽ bao gồm:

  • Nợ vào các tài khoản 111, 112, 131, …
  • Có vào tài khoản 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

Khi tính toán doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng, thực hiện các bút toán sau:

  • Nợ vào tài khoản 331 – Phải trả cho người bán.
  • Có vào tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Có vào tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng, ghi:

  • Nợ vào tài khoản 331 – Phải trả cho người bán.
  • Có các tài khoản 111, 112.

Ví dụ cụ  thể: Giả sử doanh nghiệp nhận 100 sản phẩm từ bên giao hàng với giá ký gửi 1 triệu đồng. Sau khi bán 50 sản phẩm với giá bán 2 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT), hoa hồng đại lý là 10% trên doanh thu bán hàng.

  • Nhận hàng hóa:
    • Nợ TK 003: 1.000.000 đồng
    • Có TK 331: 1.000.000 đồng
  • Bán hàng và ghi nhận doanh thu hoa hồng:
    • Giả sử doanh thu bán hàng (50 sản phẩm) là 2.000.000 đồng và thuế GTGT là 200.000 đồng.
    • Hoa hồng đại lý là 10% của 2.000.000 đồng = 200.000 đồng.

    Ghi nhận doanh thu:

    • Nợ TK 111: 2.200.000 đồng (Số tiền thu từ khách hàng)
    • Có TK 511: 2.000.000 đồng (Doanh thu bán hàng)
    • Có TK 3331: 200.000 đồng (Thuế GTGT)

    Ghi nhận hoa hồng đại lý:

    • Nợ TK 331: 200.000 đồng (Phải trả cho bên giao hàng, bao gồm cả hoa hồng)
    • Có TK 511: 200.000 đồng (Doanh thu hoa hồng đại lý)
  • Thanh toán tiền cho bên giao hàng:
    • Nợ TK 331: 1.000.000 đồng (Số tiền phải trả cho bên giao hàng sau khi trừ hoa hồng)
    • Có TK 111: 1.000.000 đồng (Thanh toán tiền mặt)

Như vậy, các bút toán này giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý các khoản chi phí và doanh thu liên quan đến hoạt động bán hàng qua đại lý một cách chính xác.

3.2. Hạch toán hoa hồng đại lý bên giao hàng bán cho đại lý

Khi xuất kho hàng hóa để giao cho các đại lý, cần lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Dựa trên phiếu này, ghi chép vào sổ sách như sau:

  • Nợ vào tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán.
  • Có các tài khoản 155, 156.

Khi hàng hóa được bán bởi đại lý, kế toán ghi nhận:

  • Nợ các tài khoản 111, 112, 131, … (theo tổng giá thanh toán).
  • Có vào tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Có tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Đồng thời, phản ánh giá vốn hàng bán bằng cách ghi:

  • Nợ vào tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.
  • Có tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán.

Đối với số tiền hoa hồng phải trả cho đại lý, ghi:

  • Nợ tài khoản 641 – Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý trước thuế GTGT).
  • Nợ tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
  • Có các tài khoản 111, 112, 131, …

Ví dụ vụ thê:

  • Doanh nghiệp xuất kho hàng hóa trị giá 100 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT) để giao cho các đại lý.
  • Đại lý bán được hàng với tổng giá bán 120 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT).
  • Hoa hồng đại lý được hưởng là 10% trên doanh thu bán hàng trước thuế (12 triệu đồng) và thuế GTGT là 10% của hoa hồng (1.200.000 đồng).

Khi xuất kho hàng hóa để gửi bán đại lý:

  • Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý:
    • Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán: 100.000.000 đồng
    • Có TK 155 – Hàng hóa (hoặc TK 156 – Nguyên liệu, vật liệu): 100.000.000 đồng

Khi đại lý bán hàng và nhận tiền từ khách hàng:

  • Ghi nhận doanh thu bán hàng:
    • Nợ TK 111 – Tiền mặt (hoặc TK 112 – Tiền gửi ngân hàng) hoặc TK 131 – Phải thu khách hàng: 120.000.000 đồng (tổng giá thanh toán)
    • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 120.000.000 đồng
    • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: 12.000.000 đồng (10% x 120 triệu đồng)

Khi hàng hóa đã bán, phản ánh giá vốn hàng bán:

  • Ghi nhận giá vốn hàng bán:
    • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán: 100.000.000 đồng
    • Có TK 157 – Hàng gửi đi bán: 100.000.000 đồng

Khi tính toán hoa hồng phải trả cho đại lý:

  • Ghi nhận chi phí hoa hồng đại lý và thuế GTGT được khấu trừ:
    • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý trước thuế): 12.000.000 đồng
    • Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT trên hoa hồng đại lý): 1.200.000 đồng
    • Có TK 111 – Tiền mặt (hoặc TK 112 – Tiền gửi ngân hàng) hoặc TK 131 – Phải thu khách hàng (số tiền còn phải trả cho đại lý sau khi trừ hoa hồng): 13.200.000 đồng

3.3 Hạch toán bán hàng đại lý không đúng giá

Khi hạch toán bán hàng qua đại lý không đúng giá, cần lưu ý các bước sau:

Khi xuất kho hàng hóa để giao cho đại lý:

  • Lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
  • Ghi sổ:
    • Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
    • TK 155 hoặc 156 – Hàng tồn kho

Khi hàng hóa được bán bởi đại lý:

  • Lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng
  • Ghi sổ:
    • Nợ TK 111, 112, 131 (hoặc các tài khoản liên quan) – Tổng giá thanh toán
    • TK 511 – Doanh thu bán hàng
    • TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

Phản ánh giá vốn hàng bán:

  • Ghi sổ:
    • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
    • TK 157 – Hàng gửi đi bán

Khi xác định và thanh toán hoa hồng cho đại lý:

  • Ghi sổ:
    • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý trước thuế GTGT)
    • Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
    • TK 111, 112, 131 (hoặc các tài khoản liên quan) – Số tiền hoa hồng phải trả

Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng:

  • Ghi sổ:
    • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
    • TK 111, 112 – Tiền thanh toán

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán chi phí bán hàng tài khoản 641 theo Thông tư 200

4. Hướng dẫn cách kê khai với doanh thu bán hàng hưởng hoa hồng

Hướng dẫn cách kê khai với doanh thu bán hàng hưởng hoa hồng
Hướng dẫn cách kê khai với doanh thu bán hàng hưởng hoa hồng

Theo Điểm a Khoản 3 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 8 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC), quy định như sau:

  • Đối với hàng hóa và dịch vụ bán theo hình thức “bán đúng giá hưởng hoa hồng”, đại lý không cần kê khai thuế GTGT. Trách nhiệm kê khai thuế GTGT thuộc về bên giao hàng cho đại lý. Tuy nhiên, đại lý cần kê khai thuế GTGT đối với doanh thu hoa hồng nhận được. Đại lý phải xuất một hóa đơn cho doanh nghiệp giao hàng, ghi rõ “Hoa hồng đại lý bán đúng giá theo quy định của chủ hàng gửi bán” với thuế suất 10%.
  • Đối với các hình thức đại lý khác, người nộp thuế phải kê khai thuế GTGT cho cả hàng hóa, dịch vụ bán qua đại lý và hoa hồng đại lý nhận được.

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán chi phí tuyển dụng nhân sự

5. Phương pháp tính thuế TNCN từ hoa hồng đại lý

Việc tính thuế TNCN từ hoa hồng đại lý phụ thuộc vào hai trường hợp chính như sau:

Trường hợp 1: Đại lý không ký hợp đồng hoặc có hợp đồng dưới 3 tháng và nhận hoa hồng từ 2 triệu đồng trở lên mỗi lần.

  • Tổ chức hoặc cá nhân chi trả hoa hồng sẽ khấu trừ thuế TNCN ở mức 10% trên số tiền hoa hồng.

Trường hợp 2: Đại lý ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên.

  • Tổ chức hoặc cá nhân chi trả thu nhập phải khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

Công Thức Tính Thuế TNCN Từ Tiền Hoa Hồng Đại Lý:

Số tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế (tiền hoa hồng) × Thuế suất theo bậc lũy tiến.

Như vậy AZTAX đã điểm qua một nó vấn đề quan trọng liên quan đến hoa hồng đại lý như khái niệm hoa hồng đại lý là gì? cách hạch toán hoa hồng đại lý và cách tính hoa hồng đại lý ra sao? Hy vọng rằng các thông tin mà AZTAX vừa chia sẻ sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc của bạn. Chúc bạn đạt được nhiều thành công trong công việc! Nếu cần tư vấn, hỗ trợ dịch vụ kế toán thuế hãy gọi ngay cho AZTAX qua số HOTLINE: 0932.383.089 ngay nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn cách ghi nhận chi phí không có hóa đơn

Xem thêm: Hạch toán tiền giữ lại bảo hành công trình như thế nào?

6. Một số thông tin cần biết về hoạt động đại lý và hoa hồng đại lý

6.1. Các hình thức hoạt động đại lý phổ biến nhất hiện nay là gì?

Đại lý bao tiêu: Trong hình thức này, bên đại lý đảm nhiệm việc mua bán toàn bộ khối lượng hàng hóa hoặc cung cấp đầy đủ dịch vụ cho bên giao đại lý. Bên giao đại lý có quyền xác định giá giao hàng cho đại lý, trong khi đại lý có quyền tự quyết định giá bán cho khách hàng. Điều này giải thích tại sao cùng một sản phẩm chính hãng có thể có giá khác nhau ở các đại lý khác nhau.

Đại lý độc quyền: Theo hình thức này, bên giao đại lý chỉ hợp tác với một đại lý duy nhất để mua bán một hoặc một số mặt hàng, hoặc cung cấp dịch vụ cụ thể trong một khu vực địa lý nhất định. Điều này tạo điều kiện cho đại lý hoạt động mà không phải cạnh tranh với các đại lý khác thuộc cùng bên giao đại lý.

Tổng đại lý: Bên đại lý thiết lập một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho toàn bộ hệ thống đại lý trực thuộc, điều hành và quản lý các đại lý này dưới danh nghĩa của mình. Hình thức tổng đại lý giúp bên giao đại lý giảm số lượng đầu mối cần quản lý, đồng thời mở rộng mạng lưới phân phối và cung ứng dịch vụ trên phạm vi rộng với số lượng lớn.

6.2. Thù lao đại lý?

Thù lao đại lý là khoản tiền mà đại lý nhận được sau khi hoàn thành các dịch vụ theo các điều khoản và khối lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Thù lao đại lý có thể được trả theo hai hình thức chính:

  • Chênh lệch giá: Được áp dụng khi bên giao đại lý không quy định giá cụ thể cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà chỉ xác định giá giao cho đại lý. Trong trường hợp này, đại lý hưởng chênh lệch giữa giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng và giá do bên giao đại lý ấn định.
  • Hoa hồng đại lý: Khi bên giao đại lý quy định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đại lý sẽ nhận hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hoặc giá cung cấp dịch vụ. Tỷ lệ hoa hồng này được thống nhất trước trong hợp đồng.
Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon