Giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa không chỉ là thủ tục pháp lý đơn thuần, mà còn là nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của cửa hàng bạn. Bạn muốn nắm vững quy trình, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tránh những rủi ro không đáng có khi xin giấy phép? AZTAX sẽ đồng hành cùng bạn, cung cấp tất tần tật thông tin cần thiết. Khám phá ngay để tự tin khởi đầu kinh doanh!
1. Bán tạp hóa có cần giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chỉ những ngành nghề không có điều kiện mới được miễn đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể, các trường hợp không cần đăng ký bao gồm:
- Hộ gia đình sản xuất muối, nông – lâm – ngư nghiệp
- Người buôn chuyến, bán hàng rong, kinh doanh thời vụ, kinh doanh lưu động, hoặc cung cấp dịch vụ với thu nhập thấp

Hoạt động kinh doanh tạp hóa – dù quy mô nhỏ lẻ ở quê hay là cửa hàng lớn – không nằm trong các trường hợp được miễn, do đó, cá nhân hoặc tổ chức muốn mở tiệm tạp hóa vẫn bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.
Theo Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, cá nhân hoặc hộ gia đình mở tiệm tạp hóa mà không đăng ký giấy phép kinh doanh có thể bị phạt hành chính với số tiền dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Xem thêm: Hướng dẫn xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ
Xem thêm: Hướng dẫn xin cấp giấy phép kinh doanh yến sào
2. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa mới nhất 2025
Vì vậy nếu muốn mở cửa hàng tạp hóa, cá nhân hoặc tổ chức bắt buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể. Các bước cần thực hiện trong quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể để mở tiệm tạp hóa bao gồm như sau:

2.1 Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa
Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rằng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh không phức tạp, chỉ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Nếu tiệm tạp hóa của bạn bán các mặt hàng thực phẩm như sữa, đồ ăn nhanh, bạn sẽ cần có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép này được cấp bởi cơ quan quản lý thị trường tại địa phương
- Giấy phép bán lẻ rượu và thuốc lá: Trường hợp bạn kinh doanh thêm hai mặt hàng này, bắt buộc phải xin giấy phép bán lẻ theo quy định pháp luật.
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy: Để đảm bảo an toàn khi vận hành cửa hàng, đặc biệt với những không gian trưng bày nhiều hàng hóa dễ cháy, bạn cần được xác nhận đủ điều kiện PCCC từ công an cấp xã/phường hoặc phòng cảnh sát PCCC tại nơi đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Nếu bạn tự sản xuất và bán các sản phẩm mang thương hiệu riêng, cần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tránh tranh chấp về sau.
2.2 Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa
Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng tạp hóa.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu, CCCD hoặc CMND của người đứng tên chủ cửa hàng tạp hóa.
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm kinh doanh, như hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ.
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu chủ hộ kinh doanh không thực hiện thủ tục trực tiếp).
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu, CCCD hoặc CMND của các thành viên trong hộ gia đình.
- Biên bản họp về việc mở cửa hàng tạp hóa theo mô hình hộ kinh doanh của các thành viên.
- Văn bản ủy quyền cho một thành viên đại diện làm chủ cửa hàng tạp hóa
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện
- Nộp trực tiếp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa của Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận, huyện.
- Đăng ký qua mạng tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi có địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Chờ xét duyệt và nhận kết quả
Thời gian xét duyệt hồ sơ đăng ký mở cửa hàng tạp hóa theo mô hình hộ kinh doanh tại UBND cấp quận, huyện thường dao động từ 3 đến 5 ngày làm việc. Kết quả xét duyệt hồ sơ sẽ phụ thuộc vào tính hợp lệ, có thể là:
- Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh tạp hóa (nếu hồ sơ hợp lệ).
- Văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).
Bước 4: Đăng ký giấy phép con
Trong trường hợp cửa hàng tạp hóa kinh doanh các mặt hàng thuộc ngành nghề có điều kiện như rượu, thuốc lá…, để có thể vận hành hợp pháp, bạn cần đáp ứng thêm các yêu cầu pháp lý bắt buộc, bạn cần hoàn tất thủ tục xin giấy phép kinh doanh bổ sung, cụ thể là giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá.
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh giày dép
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh quần áo
3. Mẫu giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Hiện nay, giấy phép kinh doanh dành cho cửa hàng tạp hóa được sử dụng theo Mẫu Phụ lục VI-1, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa
Khi tiến hành đăng ký mở tiệm tạp hóa, bạn có thể tham khảo mã ngành nghề kinh doanh phù hợp dưới đây:
- 4610 Môi giới hàng hóa
- 4632: Bán buôn thực phẩm. Chi tiết: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, đường, chè, cà phê, rau quả, thủy sản, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ tinh bột, bột, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm sữa…
- 4690 Bán buôn tổng hợp
- 4711 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lào, thuốc lá chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
- 4719 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
- 4721 Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
- 4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
- 4723 Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
- 4724 Bán lẻ sản phẩm thuốc lào, thuốc lá trong các cửa hàng chuyên doanh
5. Những lưu ý khi kinh doanh tạp hóa

Khi kinh doanh tạp hóa, chủ cửa hàng cần lưu ý những yếu tố sau để đảm bảo hoạt động hiệu quả:
5.1 Đặt tên hộ kinh doanh
Cũng như khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cũng cần có tên riêng.
Tên hộ kinh doanh được cấu thành từ hai phần: “Hộ kinh doanh” + “Tên riêng của hộ”.
Lưu ý quan trọng:
- Không được dùng các từ như “công ty”, “doanh nghiệp” trong tên hộ kinh doanh để tránh gây nhầm lẫn với các loại hình doanh nghiệp.
- Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên của bất kỳ hộ kinh doanh nào khác đã đăng ký trong cùng địa bàn cấp huyện.
- Việc sử dụng tiếng Anh để đặt tên là không được khuyến khích. Trường hợp sử dụng, cần đảm bảo có dấu chấm giữa các ký tự để đúng quy định.
Ví dụ: Hộ kinh doanh Bánh Ngọc Linh, Hộ kinh doanh Quần Áo Babi…
Với các cửa hàng kinh doanh tự phát (chưa đăng ký hộ kinh doanh), khi thực hiện thủ tục đăng ký, tên cửa hàng hiện tại có thể phải thay đổi hoặc không. Nếu tên cửa hàng đã được một hộ kinh doanh khác đăng ký trước, bạn sẽ phải thay đổi. Nếu tên cửa hàng chưa được hộ kinh doanh nào đăng ký trước, bạn có thể tự do đăng ký sử dụng tên đó. Để biết chắc chắn tên hộ kinh doanh của mình có được chấp thuận hay không, bạn sẽ nhận được thông báo khi nộp hồ sơ tại UBND quận/huyện.
5.2 Địa điểm kinh doanh
- Địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh không được phép là chung cư, trừ khi hộ kinh doanh có mục đích cho thuê nhà ở.
- Không được phép đăng ký hộ kinh doanh tại địa chỉ thuộc khu vực quy hoạch của nhà nước.
5.3 Các loại giấy phép mở cửa hàng tạp hóa
Vì cửa hàng tạp hóa kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, ngoài Giấy phép kinh doanh (GPKD), bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ khác để đảm bảo hoạt động buôn bán tuân thủ đúng quy định pháp lý. Ví dụ, nếu cửa hàng bán thực phẩm chế biến sẵn, bạn cần Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; nếu kinh doanh các sản phẩm dễ cháy, bạn sẽ cần:
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Dành cho cửa hàng bán thực phẩm.
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy: Nếu bán các mặt hàng dễ cháy.
- Giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá: Nếu cửa hàng có kinh doanh những mặt hàng này.
Khi mới bắt đầu, bạn nên ưu tiên có GPKD trước, các giấy tờ bổ sung có thể hoàn thiện dần trong quá trình kinh doanh.
5.4 Các loại thuế phải đóng
- Thuế môn bài dao động từ 300.000đ đến 1.000.000đ mỗi năm. Tuy nhiên, nếu đây là năm đầu tiên bạn bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ được miễn thuế môn bài cho năm đó. Ngoài ra, nếu doanh thu của bạn dưới 100 triệu đồng trong năm, bạn sẽ không phải đóng lệ phí môn bài. Cụ thể như sau:
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm (VND) | Mức thuế cả năm (VND) |
1 | Trên 500.000.000 | 1.000.000 |
2 | Trên 300.000.000 – 500.000.000 | 500.000 |
3 | Trên 100.000.000 – 500.000.000 | 300.000 |
- Thuế khoán là khoản thuế được cơ quan thuế tính toán và áp dụng theo chu kỳ tháng hoặc quý, dựa trên doanh thu thực tế và quy mô hoạt động mà hộ kinh doanh đã kê khai. Trường hợp doanh thu của bạn vượt mức 100 triệu đồng/năm (tương đương khoảng 8,4 triệu đồng/tháng), bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo phương pháp khoán, bao gồm thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế Thu nhập cá nhân (TNCN). Cách tính hai loại thuế này như sau:
-
- Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu chịu thuế GTGT × Tỷ lệ phần trăm thuế GTGT
- Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu chịu thuế TNCN × Tỷ lệ phần trăm thuế TNCN
6. Các vấn đề thường gặp và cách giải quyết khi xin giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa

- Hồ sơ thiếu sót hoặc sai thông tin: Một vấn đề phổ biến khi đăng ký là hồ sơ có thể bị thiếu giấy tờ hoặc chứa thông tin không chính xác. Để khắc phục tình trạng này, hãy kiểm tra kỹ lưỡng từng tài liệu cần thiết trước khi nộp. Đảm bảo rằng mọi giấy tờ đều đầy đủ và chính xác theo yêu cầu quy định.
- Địa điểm kinh doanh không hợp lệ: Nếu địa chỉ kinh doanh không đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc nằm trong khu vực bị cấm kinh doanh, hồ sơ có thể bị từ chối. Trước khi đăng ký, hãy xác minh kỹ về tính hợp pháp của địa điểm và đảm bảo có đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp.
- Chậm trễ trong xử lý hồ sơ: Việc hồ sơ bị xử lý muộn do cơ quan chức năng quá tải hoặc thiếu thông tin là một tình huống có thể xảy ra. Để hạn chế rủi ro này, hãy nộp hồ sơ vào thời điểm không quá đông đúc và theo dõi sát sao tình trạng hồ sơ của mình.
- Thiếu hiểu biết về các quy định pháp lý: Việc thiếu nắm bắt các quy định về giấy phép kinh doanh và thuế có thể gây khó khăn trong quá trình xin giấy phép. Bạn nên tìm hiểu kỹ càng về các quy định pháp lý hoặc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
- Vấn đề liên quan đến phí và lệ phí: Một số trường hợp có sự không thống nhất về mức phí và lệ phí có thể gây khó khăn khi xin cấp giấy phép. Để tránh sự chậm trễ, hãy kiểm tra kỹ bảng phí và chuẩn bị đủ khoản phí cần thiết trước khi nộp hồ sơ.
- Khó khăn khi đăng ký mã số thuế: Đôi khi việc đăng ký mã số thuế gặp phải các vấn đề như thông tin không khớp hoặc thiếu sót. Để khắc phục, hãy chắc chắn rằng các thông tin trên hồ sơ thuế là chính xác và liên hệ với cơ quan thuế để giải quyết vấn đề nếu có.
Xem thêm: Hướng dẫn xin cấp giấy phép kinh doanh điện thoại
Xem thêm: Hướng dẫn xin cấp giấy phép kinh doanh vàng
7. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh trọn gói tại AZTAX
Khi chọn AZTAX, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về việc tránh phạt do thiếu giấy phép kinh doanh. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đảm bảo quy trình đăng ký được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và cam kết cung cấp dịch vụ với mức phí hợp lý nhất cho khách hàng.

Khi lựa chọn AZTAX, bạn sẽ nhận được các lợi ích vượt trội như sau:
- Quy trình đăng ký kinh doanh diễn ra nhanh chóng, chỉ mất từ 3 đến 4 ngày.
- Dịch vụ hỗ trợ ký hồ sơ và giao tận nơi giấy phép kinh doanh cùng con dấu.
- Hồ sơ được chuẩn bị chính xác, luôn cập nhật theo các quy định pháp lý mới nhất.
- Cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân của khách hàng.
Bên cạnh dịch vụ làm giấy phép kinh doanh, AZTAX còn cung cấp các gói dịch vụ toàn diện trước và sau khi thành lập doanh nghiệp, giúp các chủ doanh nghiệp yên tâm tập trung vào phát triển công việc kinh doanh mà không cần lo lắng về các vấn đề pháp lý.
Giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa là bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng trên hành trình kinh doanh của bạn. Hy vọng những thông tin mà AZTAX cung cấp đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về quy trình này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc cần hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại liên hệ qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn tận tình! Chúc bạn thành công trên con đường kinh doanh sắp tới!
8. Một số câu hỏi thường gặp
8.1 Bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không?
Có. Hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa bắt buộc phải nộp ba loại thuế gồm: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), và thuế môn bài. Tuy nhiên, nếu tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong năm dương lịch không vượt quá 100 triệu đồng, hộ kinh doanh sẽ được miễn các khoản thuế này.
8.2 Một chủ hộ kinh doanh đứng tên nhiều cửa hàng tạp hóa khác nhau được không?
8.3 Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điểm g Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC lệ phí đăng ký kinh doanh tạp hóa dưới hình thức hộ kinh doanh được xác định bởi địa phương, thường rơi vào khoảng 100.000 VND. Mức phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng tỉnh, và sẽ được quy định trong các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói