kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về kinh doanh dịch vụ lỡ hành, thủ tục kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và dịch vụ lữ hành quốc tế như thế nào? Cùng AZTAX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
Theo khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
9. Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Như vậy theo quy định trên kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, cung cấp và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách hàng.
2. Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành
Hiện nay, kinh doanh lữ hành được phân thành nhiều hình thức như sau:
- Theo tính chất hoạt động: Gồm kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.
- Theo phương thức và phạm vi: gồm kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.
Theo Luật du lịch 2017, có 2 hình thức kinh doanh lữ hành hiện nay là:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: Là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch dành cho khách du lịch nội địa.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: Là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch dành cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
3. Quy định về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
Theo Điều 30 Luật Du lịch số 09/2017/QH14, Doanh nghiệp có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế, phục vụ du khách trong và ngoài nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ du khách quốc tế đến Việt Nam, trừ khi có quy định khác trong các điều ước quốc tế.
Điều 30 Luật Du lịch số 09/2017/QH14 quy định về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
- Doanh nghiệp có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, phục vụ khách du lịch trong nước.
- Doanh nghiệp cũng có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hoặc khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, họ có quyền kinh doanh cả dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ khi có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Quy định này nhằm quản lý rõ ràng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đặc biệt là với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
Các điều kiện để kinh doanh lữ hành là gì? Dựa theo Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
4.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Để kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành. Nếu tốt nghiệp từ chuyên ngành khác, người phụ trách phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
4.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Để kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành, hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế nếu học chuyên ngành khác.
5. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Theo Điều 32 Luật Du lịch 2017 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại ngân hàng.
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Điều 31 của Luật Du lịch 2017.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.
- Bước 2: Thẩm định và cấp Giấy phép: Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh sẽ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp. Nếu từ chối, phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Thẩm quyền và quy định về mẫu Giấy phép: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
6. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Theo Điều 33 của Luật Du lịch 2017 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm các nội dung sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại ngân hàng.
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017.
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đến Tổng cục Du lịch.
- Bước 2: Thẩm định và cấp Giấy phép: Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch sẽ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp. Sau khi cấp phép, Tổng cục Du lịch sẽ thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở. Nếu từ chối cấp phép, phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền và mẫu Giấy phép: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
7. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo quy định của khoản 1 Điều 37 của Luật Du lịch 2017, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có những quyền và nghĩa vụ như sau:
- Xây dựng, quảng bá, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch theo phạm vi được phép trong giấy phép kinh doanh.
- Đảm bảo duy trì đầy đủ các điều kiện cần thiết để hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Công khai tên doanh nghiệp và số giấy phép kinh doanh trên biển hiệu ở trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, hợp đồng lữ hành, ấn phẩm quảng cáo và trong những giao dịch điện tử.
- Thông báo và gửi hồ sơ về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 15 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình, dịch vụ và điểm đến du lịch cho khách hàng.
- Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong suốt thời gian thực hiện chương trình, trừ khi khách đã có bảo hiểm toàn diện cho chương trình du lịch đó.
- Sử dụng hướng dẫn viên du lịch theo hợp đồng và đảm bảo họ thực hiện đúng các yêu cầu trong hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm về hành vi của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn.
- Đảm bảo khách du lịch tuân thủ pháp luật và quy định tại các điểm đến, đồng thời phổ biến những quy định này cho khách.
- Tôn trọng văn hóa, phong tục và tập quán của Việt Nam và các điểm đến du lịch.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch.
- Thực hiện các báo cáo, thống kê, kế toán và lưu giữ hồ sơ theo quy định pháp luật.
- Đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch.
- Thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng về tai nạn hoặc rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục.
- Quản lý khách du lịch theo đúng chương trình đã thỏa thuận.
Trên đây AZTAX đã cung cấp thông tin về kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về các thủ tục pháp lý hoặc cần sự hỗ trợ chuyên môn trong việc kinh doanh dịch vụ lữ hành, hãy liên hệ ngay với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp để giúp bạn hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả.
8. Câu hỏi thường gặp
8.1 Kinh doanh lữ hành là gì?
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
8.2 Kinh doanh dịch vụ lữ hành có vai trò như thế nào?
Kinh doanh lữ hành đóng vai trò trung gian tiêu thụ sản phẩm du lịch, tổ chức các chương trình trọn gói giúp du khách thuận tiện và an tâm hơn. Ngoài ra, nó còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm và bảo tồn văn hóa, cảnh quan quốc gia.