}

Độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh

do tuoi duoc phep thanh lap doanh nghiep

Hiện nay các bạn trẻ thường lựa chọn thành lập công ty như một cách để khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn không biết độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu? Vậy pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về việc bao nhiêu tuổi được đăng ký giấy phép kinh doanh ? Cùng AZTAX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở pháp lý về độ tuổi thành lập doanh nghiệp

  • Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14
  • Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13
độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp
Quy định về độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp

1. Độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 về các điều kiện thành lập doanh nghiệp cũng như quy định về tuổi thành lập doanh nghiệp nêu rõ các trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp, cụ thể:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Theo khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 về quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các loại hình doanh nghiệp như sau:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, theo Luật doanh nghiệp quy định, độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn thành lập, quản lý doanh nghiệp là người từ mười tám tuổi trở lên. Bên cạnh đó, không giới hạn độ tuổi được phép góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp ở các loại hình doanh nghiệp.

Xem thêm : Quy định về góp vốn thành lập công ty

Xem thêm : Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?

2. Người dưới 18 tuổi có được thừa kế công ty?

Pháp luật quy định thế nào về độ tuổi thừa kế công ty? Người dưới 18 tuổi có được thừa kế công ty không? Những quy định về thừa kế công ty đã được AZTAX liệt kê trong nội dung dưới đây!

Dưới 18 tuổi có được thừa kế công ty?
Dưới 18 tuổi có được thừa kế công ty?

2.1 Quy định về kế thừa công ty

Thừa kế công ty là việc được thừa kế phần cổ phần, vốn góp hay được quyền điều hành quản lý công ty.

Theo khoản 2, 3, 4 Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015, việc thừa kế phần vốn góp, cổ phần của người dưới 18 tuổi sẽ thông qua người đại diện, cụ thể:

Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Đối với trường chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên mất, theo khoản 3 Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty.

Nếu chủ sở hữu công ty chỉ có duy nhất người thừa kế là người dưới 18 tuổi thì theo quy định của luật doanh nghiệp, người này không thể trở thành chủ sở hữu công ty.

Căn cứ Điều 52, khoản 2 Điều 136 Bộ Luật Dân sự 2015, người giám hộ sẽ là người đại diện theo pháp luật của người thừa kế dưới 18 tuổi, cụ thể theo thứ tự như sau:

– Anh/chị ruột;

– Ông bà nội/ngoại;

– Bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, gì ruột.

Như vậy, người dưới 18 tuổi vẫn được quyền thừa kế doanh nghiệp, nhưng chưa thể trở thành chủ sở hữu, điều hành, quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người giám hộ cho người thừa kế sẽ đại diện làm chủ công ty cho đến khi người thừa kế đủ 18 tuổi.

  • Trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên (cá nhân) mất: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty (chiếu theo khoản 3 Điều 78 Luật Doanh nghiệp)
  • Trường hợp chủ doanh nghiệp chỉ có duy nhất người thừa kế dưới 18 tuổi: Người giám hộ cho người thừa kế sẽ đại diện làm chủ công ty. Đến khi người thừa kế đủ 18 tuổi, người thừa kế sẽ trở thành chủ công ty theo quy định.

2.2 Quy định về người giám hộ

Chiếu theo quy định tại Điều 52, khoản 2 Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13, người giám hộ là người đại diện pháp luật của người thừa kế chưa thành niên. Thứ tự người giám hộ như sau:

  • Anh/chị ruột;
  • Ông bà nội/ngoại;
  • Cậu ruột, dì ruột, bác ruột, cô ruột, chú ruột.

Người giám hộ sẽ thay người thừa kế dưới 18 tuổi trở thành chủ sở hữu công ty cho đến khi người thừa kế đủ 18 tuổi.

2.3 Các trường hợp kế thừa công ty dưới 18 tuổi

Trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên (cá nhân) mất: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty (chiếu theo khoản 3 Điều 78 Luật Doanh nghiệp)

Trường hợp chủ doanh nghiệp chỉ có duy nhất người thừa kế dưới 18 tuổi: Người giám hộ cho người thừa kế sẽ đại diện làm chủ công ty. Đến khi người thừa kế đủ 18 tuổi, người thừa kế sẽ trở thành chủ công ty theo quy định.

3. Điều kiện để thực hiện thành lập công ty?

Điều kiện để thực hiện thành lập công ty
Điều kiện để thực hiện thành lập công ty

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, có sáu điều kiện chính mà doanh nhân cần lưu ý để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và phù hợp với quy định pháp luật. Điều này bao gồm Vốn Điều Lệ và Vốn Pháp Định, Chủ Thể Thành Lập Doanh Nghiệp, Người Đại Diện Theo Pháp Luật, Tên Công Ty, Trụ Sở Chính, và Ngành Nghề Kinh Doanh:

  • Vốn Điều Lệ và Vốn Pháp Định trong Thành Lập Công Ty: Vốn Điều Lệ là số vốn mà các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp cho công ty, được ghi trong điều lệ. Trong khi đó, Vốn Pháp Định là mức vốn tối thiểu theo quy định pháp luật cho việc thành lập công ty trong từng lĩnh vực.
    • Ví dụ, để thành lập công ty tư vấn đầu tư chứng khoán, cần có ít nhất 10 tỷ đồng. Tuy Luật Doanh Nghiệp không đặt ra mức vốn tối thiểu ngoại trừ các ngành yêu cầu Vốn Pháp Định, quyết định về Vốn Điều Lệ nên được đưa ra cẩn thận. Mức vốn càng thấp có thể làm giảm uy tín, trong khi mức cao có thể tăng rủi ro.
    • Doanh nghiệp phải đảm bảo góp đủ Vốn Điều Lệ trong 90 ngày từ khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký. Quá thời hạn và không đủ vốn, doanh nghiệp cần đăng ký thay đổi.
    • Mức Vốn Điều Lệ cũng quyết định mức thuế môn bài hàng năm, ví dụ: trên 10 tỷ đồng nộp 3 triệu đồng/năm, dưới 10 tỷ đồng nộp 2 triệu đồng/năm.
  • Điều Kiện về Chủ Thể Thành Lập Doanh Nghiệp: Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ một số trường hợp như tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc người chưa đủ 18 tuổi.
  • Điều Kiện về Người Đại Diện Theo Pháp Luật: Người đại diện của doanh nghiệp phải đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp. Người này không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
  • Điều Kiện về Tên Công Ty: Tên công ty cần bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Khi đặt tên, cần tuân thủ các nguyên tắc như không trùng tên, không vi phạm giá trị lịch sử và không sử dụng từ ngữ của cơ quan nhà nước.
  • Điều Kiện về Trụ Sở Chính: Trụ sở chính phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng và không được đặt tại căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.
  • Điều Kiện về Ngành Nghề Kinh Doanh: Doanh nghiệp có quyền đăng ký kinh doanh trong những ngành mà pháp luật không cấm, nhưng cần tuân thủ quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành. Đối với ngành có điều kiện, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện của từng ngành nghề.

4. Câu hỏi thường gặp về độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp

4.1. Đủ 18 tuổi có phải là điều kiện bắt buộc để thành lập công ty không?

Độ tuổi tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là 18 tuổi, điều này là bắt buộc nhưng chưa phải là điều kiện duy nhất. Cá nhân cũng cần có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc vào nhóm người đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù.

4.2. Có quy định nào về độ tuổi tối đa thành lập công ty không?

Theo luật pháp hiện hành tại Việt Nam, không có quy định về độ tuổi tối đa để thành lập doanh nghiệp. Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp.

4.3 Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập hộ kinh doanh không?

Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực nhân sự được quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

4.4. Người chưa thành niên có được góp vốn không?

Có. Cá nhân dưới 18 tuổi được phép tham gia góp vốn thông qua người đại diện pháp luật.

Trên đây là bài viết về độ tuổi thành lập doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn một phần nào đó nắm bắt về độ tuổi thành lập doanh nghiệp cũng giống như luật thành lập doanh nghiệp. Kết nối với AZTAX ngay khi có bất kỳ câu hỏi nào về thành lập doanh nghiệp.

Xem thêm: Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp không

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp


5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)