}

Điều kiện, quy định thành lập công ty cổ phần chi tiết [Mới 2024]

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Các điều kiện thành lập công ty cổ phần cần mà doanh nghiệp cần thỏa mãn theo quy định của cơ quan Nhà nước.  Điều kiện và quy định về việc thành lập công ty cổ phần là một chủ đề cực kỳ quan trọng và phức tạp đối với những ai muốn bắt đầu một doanh nghiệp mới. Bài viết hôm nay AZTAX sẽ chia sẻ những điều kiện cần biết để thành lập doanh nghiệp loại hình công ty cổ phần.

1. Điều kiện về người thành lập và người đại diện công ty cổ phần

Điều kiện về người thành lập và người đại diện công ty cổ phần rất quan trọng để đảm bảo hoạt động công ty diễn ra một cách hiệu quả và bền vững. Người thành lập cần phải là cá nhân hoặc tổ chức có đủ năng lực pháp lý để thực hiện các thủ tục thành lập công ty.

dieu kien ve nguoi thanh lap
Điều kiện về người thành lập và người đại diện công ty cổ phần

1.1 Người thành lập công ty cổ phần

Có những trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp tổng quát hoặc công ty cổ phần cụ thể, bao gồm cán bộ, công nhân viên chức, cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, và những người đang trong thời gian thi hành án. Thêm vào đó, chi tiết về những trường hợp cụ thể này được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, một cá nhân có thể đồng thời giữ chức vụ giám đốc, phó giám đốc, tổng giám đốc và vị trí tương tự ở hai công ty trở lên, không phụ thuộc vào loại hình hoặc quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu đã giữ chức vụ giám đốc hoặc tổng giám đốc của một doanh nghiệp nhà nước, họ không được kiêm nhiệm chức vụ tương tự tại doanh nghiệp khác, theo quy định tại Khoản 8 Điều 100 của Luật Doanh nghiệp 2014.

Đối với cán bộ, công nhân viên chức đang là thành viên của hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng hoặc các vị trí quản lý khác của doanh nghiệp thuộc quản lý nhà nước, họ chỉ được tham gia góp vốn với tư cách cổ đông.

1.2 Người đại diện công ty cổ phần

Trong Điều lệ của công ty cổ phần, phải quy định rõ số lượng người đại diện, các chức danh quản lý, cũng như quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo quy định của pháp luật.

Người đại diện của công ty cổ phần có thể đồng thời là đại diện cho nhiều công ty khác nhau, mà không phụ thuộc vào loại hình hoặc quy mô doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cá nhân giữ vị trí giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước không được phép đóng vai trò làm người đại diện cho công ty cổ phần.

Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần cần những gì?

> Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần

2. Điều kiện về bằng cấp và những ngành nghề kinh doanh liên quan

Điều kiện về bằng cấp và những ngành nghề kinh doanh liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc xác định năng lực và chuyên môn của doanh nghiệp. Trong một số lĩnh vực như y tế, công nghệ thông tin, và kế toán, việc có bằng cấp phù hợp là điều kiện cần thiết để tham gia và hoạt động trong ngành này.

dieu kien ve bang cap va nhung nganh nghe kinh doanh
Điều kiện về bằng cấp và những ngành nghề kinh doanh

2.1 Về bằng cấp

  • Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, không có quy định cụ thể từ cơ quan nhà nước về bằng cấp hay mức độ trình độ văn hóa cần thiết cho việc thành lập công ty, bất kể là doanh nghiệp nói chung hay công ty cổ phần nói riêng.
  • Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký ngành nghề, một số lĩnh vực yêu cầu người thành lập doanh nghiệp phải cung cấp chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp chọn.

Ví dụ: nếu quyết định thành lập công ty cổ phần trong lĩnh vực du lịch lữ hành nội địa, có thể yêu cầu một trong hai điều kiện sau:

Bằng tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành, tối thiểu ở bậc trung cấp;

Bằng tốt nghiệp chuyên ngành bất kỳ, tối thiểu ở bậc trung cấp và chứng chỉ nghiệp vụ tương ứng với lĩnh vực đăng ký của doanh nghiệp.

Tóm lại, yêu cầu về bằng cấp để thành lập công ty cổ phần sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.

2.2 Về các ngành nghề kinh doanh

Có thể phân loại ngành nghề thành 2 nhóm chính:

  • Ngành nghề kinh doanh không có điều kiện: Bao gồm những lĩnh vực mà khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, không có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề hay mức vốn tối thiểu (mức vốn pháp luật quy định) trong quá trình đăng ký.
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Bao gồm các ngành nghề mà pháp luật đề ra các điều kiện cụ thể về chứng chỉ hành nghề hoặc mức vốn tối thiểu khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.

Ví dụ:

  • Ngành kinh doanh bất động sản yêu cầu vốn tối thiểu là 20 tỷ.
  • Đối với dịch vụ kế toán, cần phải có chứng chỉ hành nghề kế toán.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, cơ quan nhà nước sẽ quy định văn bản riêng về các điều kiện cần thiết, và bạn có thể tham khảo danh mục ngành nghề có điều kiện tại đó.

3. Điều kiện về góp vốn và vốn điều lệ công ty cổ phần

Công ty cổ phần, cần có ít nhất 3 thành viên đồng sáng lập, được gọi là cổ đông, đều phải đủ tư cách pháp nhân và không có hạn chế về số lượng tối đa.

Điều kiện về góp vốn và vốn điều lệ là yếu tố quan trọng trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty cổ phần. Mỗi cổ đông phải cam kết góp vốn theo tỷ lệ được quy định trước và đóng góp đúng các khoản vốn đã cam kết. Vốn điều lệ của công ty cổ phần phải đủ lớn để đảm bảo hoạt động của công ty và phản ánh được quy mô, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp tạo ra sự tin cậy và uy tín với các đối tác và nhà đầu tư.

Điều kiện về góp vốn và vốn điệu lệ công ty cổ phần
Điều kiện về góp vốn và vốn điệu lệ công ty cổ phần

Vốn điều lệ trong công ty cổ phần sẽ được phân chia thành các phần bằng nhau, được gọi là cổ phần.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không có điều khoản cụ thể về mức vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần, trừ khi ngành nghề đăng ký yêu cầu về vốn pháp định, tức là vốn góp hoặc vốn điều lệ.

Ví dụ:

  • Trong lĩnh vực bán hàng đa cấp, yêu cầu vốn pháp định là từ 10 tỷ trở lên theo Điều 7 của Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
  • Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, vốn pháp định cần từ 2 tỷ đồng theo Điều 13 của Nghị định 104/2007/NĐ-CP.

Lưu ý:

  • Tùy thuộc vào ngành nghề đăng ký, vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ được quyết định.
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp.
  • Để giảm thiểu khả năng thay đổi và bổ sung giấy phép sau khi thành lập, AZTAX có thể tư vấn phương pháp tối ưu dựa trên ngành nghề bạn muốn kinh doanh.

4. Điều kiện về tên công ty và trụ sở

Điều kiện về tên công ty và trụ sở của doanh nghiệp cần được gắn tại các địa điểm quan trọng như trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, và địa điểm kinh doanh. Bên cạnh đó, tên cũng phải xuất hiện trên các tài liệu quan trọng như giấy tờ giao dịch, hồ sơ, và ấn phẩm mà doanh nghiệp phát hành.

Tên của một công ty cần tuân theo hai yếu tố chính theo thứ tự sau:

  • Loại hình doanh nghiệp, có thể là Công ty TNHH, Công ty CP, Công ty HD, hoặc DNTN.
  • Tên riêng của doanh nghiệp, được viết bằng các chữ cái tiếng Việt và các ký tự F, J, Z, W, số và ký hiệu.
dieu kien ve ten cong ty va tru so
Điều kiện về tên công ty và trụ sở

4.1 Quy định về tên công ty

Tên của công ty phải được viết bằng tiếng Việt, phải tuân thủ đúng các nguyên tắc của văn hóa và truyền thống dân tộc, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã đăng ký trước đó.

Cụ thể, không được sử dụng tên hoặc một phần tên của các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, xã hội, hoặc các nghề nghiệp trực thuộc bộ máy nhà nước, trừ khi có sự chấp thuận của các cơ quan hoặc tổ chức đó.

Đối với tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài, có hai cách để dịch từ tên tiếng Việt bao gồm:

  • Giữ nguyên tên riêng tiếng Việt và sử dụng đồng thời như tên tiếng nước ngoài.
  • Dịch gần đúng nhất so với tên viết bằng tiếng Việt.

Đối với tên viết tắt của công ty, nó phải được tạo ra từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài.

Ví dụ:

  • Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần truyền thông Ngôi Sao Nam Dương
  • Tên tiếng nước ngoài: Star Nam Duong Media Joint Stock Company hoặc Ngoi Sao Nam Duong Media Joint Stock Company
  • Tên viết tắt: SNDM JSC hoặc NSNDM JSC.

4.2 Quy định về trụ sở chính

Địa chỉ đăng ký kinh doanh phải là thông tin chi tiết với số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố, thuộc tỉnh, tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương và phải có quyền sử dụng hợp pháp.

Trong trường hợp trụ sở đặt tại chung cư, căn hộ, tòa nhà phức hợp, công ty cần có giấy xác nhận chức năng thương mại, kinh doanh tại địa chỉ đó. Đặc biệt, căn hộ chung cư không có chức năng thương mại, kinh doanh thì sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh tại địa chỉ đó.

Chủ đầu tư của chung cư, căn hộ, tòa nhà phải cung cấp bản sao y công chứng các giấy tờ như giấy phép xây dựng, giấy xác nhận chức năng để doanh nghiệp xác nhận mục đích đăng ký kinh doanh, thương mại, dịch vụ khi sử dụng địa điểm làm văn phòng.

Ví dụ:

  • Đối với trụ sở tại thành phố: 25 Lê Lai, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Đối với trụ sở tại tỉnh: Thôn Nam Tân, Xã Quang Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa;
  • Đối với trụ sở tại chung cư, căn hộ, tòa nhà: Phòng 1502, tầng 15, tòa nhà Green Tower, số 18 Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội.

5. Hồ Sơ Đăng Ký Công Ty Cổ Phần

Hồ Sơ Đăng Ký Công Ty Cổ Phần là bước quan trọng trong quá trình thành lập một doanh nghiệp. Nó bao gồm các thông tin cơ bản về công ty như tên, địa chỉ trụ sở chính, mục đích kinh doanh, vốn điều lệ, danh sách cổ đông và các quyền và nghĩa vụ của họ.

Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

Trong hồ sơ này, các thông tin cần thiết như thông tin về công ty, địa chỉ trụ sở, mục đích kinh doanh và cấu trúc vốn điều lệ được tổ chức và liệt kê một cách cẩn thận. Sau đây là danh sách các thông tin tài liệu chính để hoàn thiện hồ sơ đăng ký công ty như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài, bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
    Trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp không tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty mà ủy quyền cho người khác để thực hiện thủ tục, doanh nghiệp cần kèm theo hồ sơ văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền để tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, cùng với bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

Đây là tài liệu pháp lý quan trọng được sử dụng để đăng ký công ty với cơ quan quản lý nhà nước và thiết lập cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của công ty.

6. Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty cổ phần là quá trình phức tạp nhưng quan trọng để bắt đầu một doanh nghiệp mới. Đầu tiên, việc lập kế hoạch kinh doanh và xác định mục tiêu cụ thể là bước đầu tiên không thể thiếu. Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký, bao gồm thông tin về tên công ty, địa chỉ trụ sở, mục đích kinh doanh, cấu trúc vốn điều lệ và danh sách cổ đông.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Bước 1: Tài liệu Quý khách hàng cần chuẩn bị

Để thành lập công ty cổ phần quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị duy nhất là Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân) hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cổ đông sáng lập công ty. (Trường hợp Quý khách hàng chưa có bản công chứng có thể gửi bản gốc để Luật Việt An công chứng miễn phí).

Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Ngay sau khi tiếp nhận đủ thông tin về tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty. Trên cơ sở các thông tin Quý khách hàng cung cấp Luật Việt An sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần theo quy định của pháp luật để chuyển Quý khách hàng ký trong vòng 01 ngày.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Sở kế hoạch và đầu tư

Thời gian: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ). Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Ngay khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung các con dấu phải thể hiện thống nhất những thông tin sau đây:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Mã số doanh nghiệp.

Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
Ngay sau khi thành lập công ty cần tiến hành mở tài khoản ngân hàng để có số tài khoản thực hiện thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử.

Bước 6: Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử và phát hành hóa đơn điện tử
Lưu ý khi đăng ký in và đặt in hóa đơn:

Bước 7 :Chuẩn bị hợp đồng thuê trụ sở/mượn trụ sở và giấy tờ nhà đất của chủ sở hữu cho thuê/mượn;
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho trụ sở công ty

Bước 8: Treo biển tại trụ sở công ty

7. Vì sao nhiều doanh nghiệp chọn loại hình Công ty cổ phần?

Nhiều doanh nghiệp chọn loại hình công ty cổ phần vì sự linh hoạt trong quản lý và điều hành. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn góp, giảm thiểu rủi ro cá nhân. Khả năng huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và tham gia thị trường chứng khoán cũng là một điểm mạnh thu hút nhiều doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 công ty cổ phần có các ưu điểm như:

  • Được phát hành các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu,… để huy động vốn.
  • Có trách nhiệm hữu hạn nên mức rủi ro không cao.
  • Không hạn chế số lượng cổ đông tham gia, phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn với từng lĩnh vực kinh doanh.
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy trong công ty cổ phần cũng được quy định rõ ràng, minh bạch.
  • Quyền và nghĩa vụ của các chức danh quản lý rõ ràng, các bộ phận giám sát và rà soát được thực hiện chi tiết và rõ ràng.
vi sao nhieu doanh nghiep lai chon loai hinh cong ty co phan
Vì sao nhiều doanh nghiệp chọn loại hình công ty cổ phần?

7.1. Ưu điểm của công ty cổ phần

Trên thị trường kinh doanh ngày nay, công ty cổ phần đã trở thành một hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Điều này không phải là ngẫu nhiên khi mà loại hình này mang đến nhiều ưu điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung.

  • Chế độ trách nhiệm hữu hạn của công ty cổ phần giới hạn trách nhiệm của cổ đông chỉ trong phạm vi vốn góp, giảm thiểu rủi ro cho họ.
  • Số lượng cổ đông không giới hạn, mở ra cơ hội tham gia đa dạng cho mọi người.
  • Công ty cổ phần có khả năng hoạt động rộng lớn, bao phủ nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
  • Quy trình chuyển nhượng vốn linh hoạt, đơn giản sau khi cổ đông sáng lập, mở rộng đối tượng tham gia, kể cả cán bộ công chức.
  • Loại hình này còn được phép phát hành và tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn.

Ưu điểm của công ty cổ phần không chỉ là trong việc giới hạn trách nhiệm của cổ đông, mở ra cơ hội đầu tư cho nhiều người mà còn ở khả năng hoạt động linh hoạt, huy động vốn hiệu quả.

7.2. Nhược điểm của công ty cổ phần

Quản lý và điều hành một công ty cổ phần đương nhiên sẽ gặp phải nhiều thách thức. Số lượng cổ đông có thể lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người, đồng nghĩa với việc có nhiều cá nhân không quen biết nhau, có thể tạo ra sự phân hóa và xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông.

Sau khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn, việc ghi nhận cổ đông mới không chỉ diễn ra trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp mà còn được thực hiện tại hồ sơ nội bộ của công ty. Điều này có thể tạo ra sự mập mờ và phức tạp trong việc quản lý thông tin về cổ đông.

Đối với một số ngành nghề đặc biệt như dịch vụ kiểm toán, kế toán, luật, việc không được phép đăng ký dưới dạng công ty cổ phần có thể đặt ra hạn chế và bất lợi cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực này, khiến cho họ phải tìm kiếm các hình thức tổ chức khác phù hợp hơn.

Xem thêm:

>> Điều kiện chuyển đổi từ công ty TNHH sang cổ phần

>> Người đại diện pháp luật của công ty cổ phần

8. Một số câu hỏi thường gặp

Tên của cổ đông có trên giấy đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ có tên công ty, mã số công ty, họ và tên, thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, phần vốn góp. Theo quy định mới này, trong giấy đăng ký kinh doanh không còn thể hiện tên các cổ đông của công ty cổ phần.

Có bao nhiêu điều kiện để thành lập công ty cổ phần?

Để thành lập công ty cổ phần, cần thỏa mãn 5 điều kiện sau:

  • Điều kiện về người đại diện.
  • Điều kiện về vốn điều lệ.
  • Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh.
  • Điều kiện về thành viên hội đồng quản trị.
  • Điều kiện về tên, trụ sở.

Người đại diện công ty cổ phần giữ những vị trí nào?

Các điều khoản thành lập của một công ty quy định tình trạng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của các đại diện của công ty. Tuy nhiên, giám đốc, tổng giám đốc công ty nhà nước không được làm đại diện cho công ty đại chúng để tránh tham ô, tham nhũng.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần đã được AZTAX mang đã tổng hợp được trong bài viết này. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với Quý khách. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thành lập công ty vui lòng liên hệ AZTAX để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hồ Chí Minh

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon