Các thủ tục liên quan đến vấn đề thai sản luôn được người lao động quan tâm hiện nay vì độ phức tạp của loại trợ cấp này. Dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản hỗ trợ cho người lao động rất nhiều về quy trình đóng cũng như nắm bắt thời gian tham gia một cách dễ dàng hơn. AZTAX sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến bảo hiểm thai sản thông qua bài viết dưới đây.
1. Bảo hiểm thai sản được hiểu như thế nào?
Bảo hiểm thai sản là phần trợ cấp dành cho người lao động có ý định sinh con; sinh con; phá thai do bệnh lý nền; thực hiện các biện pháp tránh thai; lao động nam tham gia Bảo hiểm Xã hội có vợ đang mang thai. Khi tham gia vào bảo hiểm thai sản, cũng như các trợ cấp liên quan là trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc, người lao động có thể nhờ hỗ trợ của dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản để hưởng đầy đủ các trợ cấp từ lúc mang thai đến quá trình sinh con.
2. Dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản là gì?
Dịch vụ bảo hiểm thai sản ra đời nhằm mục đích:
- Tối ưu thời gian giải quyết cho doanh nghiệp và người lao động;
- Bảo toàn phúc lợi cho người lao động;
- Giải quyết các trường hợp nhận trợ cấp thai sản
- Đảm bảo tính chính xác về quy định;
- Cam kết và chịu trách nhiệm với việc làm sai thủ tục và sẽ hoàn tiền theo đúng thỏa thuận;
- Chịu trách nhiệm đón tiếp đoàn thanh tra bảo hiểm nếu có.
Ngoài ra dịch vụ bảo hiểm cũng hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp trong các thủ tục như gộp 2 sổ Bảo hiểm Xã hội, chốt sổ,…
3. Bảo hiểm thai sản tính như thế nào? Bảo hiểm thai sản được nhận bao nhiêu?
3.1 Quy định về cách tính bảo hiểm thai sản
Cách tính bảo hiểm thai sản được căn cứ vào:
- Mức bình quân lương 6 tháng đóng bảo hiểm trước lúc đề nghị nhận trợ cấp.
- Thời gian nghỉ trong các trường hợp:
- Nghỉ sinh con
- Nghỉ dưỡng sức sau sinh
- Nghỉ khám thai
- Nghỉ nuôi con
- Nghỉ phá thai do bệnh lý nền
- Nghỉ do thực hiện các biện pháp tránh thai.
- Mức lương cơ sở tại thời điểm đề nghị nhận trợ cấp.
3.2 Bảo hiểm thai sản được nhận bao nhiêu theo quy định?
a. Mức hưởng thai sản trong thời gian nghỉ sinh
Trong thời gian nghỉ sinh với tối thiểu là 4 tháng và tối đa 6 tháng, nhưng theo quy định thì người lao động sẽ được hưởng đầy đủ 6 tháng. Mức hưởng 100% mức tiền lương bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trước khi nghỉ thai sản, cụ thể:
Mức hưởng = 100% x Mbq6t
Với Mbq6t: Mức bình quân lương đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trước khi nghỉ thai sản.
Ví dụ: Chị H đóng bảo hiểm:
- Từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2020 với mức lương đóng Bảo hiểm Xã hội là 5 triệu đồng/ tháng.
- Từ tháng 2/2020 đến 4/2020 mức lương đóng bảo hiểm là 6 triệu đồng/ tháng.
- Tháng 5/2020 chị nghỉ để sinh con
Như vậy, mức bình quân lương đóng bảo hiểm 6 tháng của chị là 5,5 triệu đồng. Đây là mức hưởng chế độ thai sản hằng tháng của chị.
Mức hưởng (chị H nghỉ trong 6 tháng) = 5,5 x 6 = 33 triệu đồng, chị H có liên hệ với các công ty về dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản để quá trình nhận trợ cấp của chị được nhanh chóng hơn.
b. Mức hưởng dưỡng sức sau sinh
Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sau sinh trong 30 ngày đầu quay lại làm việc nếu sức khỏe không tốt thì được nghỉ (có xác nhận của cơ sở khám chưa bệnh), cụ thể:
+ Các trường hợp khác, tối đa 05 ngày;
+ Sinh mổ, tối đa 07 ngày;
+ Sinh một lần từ 2 con trở lên, tối đa 10 ngày.
Trong thời gian nghỉ này mức hưởng sẽ được tính bằng 30% mức lương cơ sở.
(Lao động nữ nghỉ trước 1/7/2020 sẽ được hưởng 447.000 đồng/ ngày; từ ngày 1/7/2020 trở đi là 480.000 đồng/ ngày).
Ví dụ: Chị T sinh đôi và sức khỏe sau sinh yếu, trong thời gian quay lại làm và không đủ sức khỏe nên được nghỉ tối đa 10 ngày.
Mức hưởng = 447.000 x 10 = 4.470.000 đồng/ 10 ngày nghỉ
c. Mức trợ cấp một lần khi sinh con
Điều 38 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định:
“Lao động nữ khi sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.
Ví dụ: Chị K sinh con vào ngày 1/8/2020
(Lương cơ sở từ 1/7/2020 là 1.600.000 đồng).
Mức hưởng cho mỗi con = 1.600.000 x 2 = 3.200.000 đồng
4. Bảo hiểm thai sản bao lâu được hưởng?
4.1 Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định
Để được nhận trợ cấp từ bảo hiểm thai sản thì người lao động phải nộp đủ giấy tờ cho cơ quan nơi đang làm việc; nhờ công ty dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản nộp hồ sơ và chờ cơ quan giải quyết, chi trả trợ cấp. Theo khoản 3 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan Bảo hiểm Xã hội.
Trách nhiệm giải quyết của cơ quan Bảo hiểm Xã hội:
- a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan Bảo hiểm Xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
- b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan Bảo hiểm Xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.”
Như vậy:
- Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan.
- Sau đó, trong 10 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ thì phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động đúng thời hạn quy định. Doanh nghiệp có thể nhờ các công ty dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản để tối ưu thời gian.
4.2 Khi doanh nghiệp nhờ hỗ trợ của dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản
Thời gian được nhận trợ cấp tính từ khi người lao động và doanh nghiệp cung cấp đủ hồ sơ cho phía dịch vụ là 10 ngày.
5. Trợ cấp thai sản có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Hưởng trợ cấp thai sản không nằm trong mức thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân vì theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
…
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
- a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
- b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
…
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm Xã hội. […]”
Như vậy, điều khoản trên đã trình bày rõ câu trả lời cho câu hỏi “Trợ cấp thai sản có tính thuế thu nhập cá nhân không?”
Xem thêm: Thời gian đăng ký Bảo hiểm Xã hội lần đầu qua mạng
6. Dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản
Hiện nay có rất nhiều công ty hỗ trợ về dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản giúp cho người lao động giảm bớt khó khăn, vướng mắc trong việc chuẩn bị giấy tờ. AZTAX với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm về dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản sẽ giúp người lao động và doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhận mức hưởng một cách nhanh chóng nhất có thể. Hãy tìm hiểu về dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản để bảo toàn về quyền lợi cũng như mức hưởng.
AZTAX đã cung cấp những thông tin về dịch vụ đóng bảo hiểm thai sản, cũng như các yêu cầu mức hưởng liên quan. Người lao động, doanh nghiệp nên cập nhật các bài viết từ công ty để đảm bảo phúc lợi cá nhân. Liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ.