Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? 15 công việc quan trọng

doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì

Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? là câu hỏi được các nhiều doanh nghiệp thắc mắt.  doanh nghiệp mới thành lập cần làm thủ tục gì? Bài viết dưới đây của AZTAX sẽ giới thiệu 12 công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
  • Thông tư 45/2013/TT-BTC
  • Luật Quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14

1. Treo bảng hiệu công ty

reo bảng hiệu công ty là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?
Treo bảng hiệu công ty là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?

Để trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? AZTAX sẽ trả lời ngày công việc đầu tiên là treo biển hiệu. Theo quy định, việc treo bảng hiệu công ty là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp mới thành lập. Chiếu theo nội dung tại Khoản 4, Điều 37 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Nếu không treo bảng hiệu tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện thì doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 10 – 15 triệu đồng như quy định tại Khoản 2, Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Trường hợp nặng hơn, doanh nghiệp có thể bị khóa mã số thuế. Bên cạnh đó, đối với các công ty kinh doanh có điều kiện phải thực hiện treo biển hiệu mới được thực hiện hồ sơ đề nghị sử dụng hoá đơn điện tử lần đầu (theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).

2. Mở tài khoản ngân hàng

Sau thành lập doanh nghiệp cần phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng, đối tác. Đồng thời, nếu thanh toán hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp cần phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Vì vậy, việc mở tài khoản ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Mở tài khoản ngân hàng

Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, từ 01/05/2021, doanh nghiệp mới thành lập khi mở tài khoản ngân hàng thì không phải đăng ký với cơ quan Thuế như trước đây.

3. Mua chữ ký số

Có thể hiểu đơn giản, chữ ký số là chữ ký của doanh nghiệp dưới dạng USB, dùng để thực hiện các thủ tục, giao dịch qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, Bảo hiểm xã hội cho người lao động,… thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Mua chữ ký số
Mua chữ ký số

Doanh nghiệp mới thành lập có thể mua chữ ký số tại các đơn vị cung cấp như: VIETTEL, FPT, BKAV, CK, NACENCOMM, NEWTEL, SAFE-CA, VINA,… Đây là các nhà cung cấp được phép cung cấp chữ ký số cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Mức giá trung bình cho chữ ký số VIETTEL như sau:

Bảng lệ phí mua chữ ký số

Thời hạn Mức giá
1 năm 1.350.000 VND
2 năm 1.900.000 VND
3 năm 2.100.000 VND

4. Nộp tờ thuế môn bài ban đầu

Thuế môn bài là một loại thuế trực thu cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh có nghĩa vụ thực hiện nộp hàng năm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Doanh nghiệp mới thành lập cần kê khai thuế gì? Sau khi có chữ ký số, doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ kê khai và nộp tiền thuế môn bài qua mạng. Việc nộp Tờ khai lệ phí môn bài doanh nghiệp chỉ cần thực hiện 1 lần khi mới thành lập, các năm sau không cần nộp hoặc khi nào có thay đổi về vốn thì nộp. Trường hợp nếu doanh nghiệp mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh thì phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho Chi nhánh, địa điểm kinh doanh đó.

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì khi khai trình và nộp thuế môn bài?
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì khi khai trình và nộp thuế môn bài?

Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài

Đối với doanh nghiệp mới thành lập, thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau của năm phát sinh thông tin thay đổi.

Mức thuế môn bài phải nộp

Ngoại trừ một số trường hợp được miễn thuế môn bài, còn lại mọi cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức kinh doanh đều phải nộp thuế môn bài để được tiếp tục kinh doanh, sản xuất. Mức thuế môn bài được quy định và chia ra cụ thể làm 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Mức thu thuế môn bài đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên 10 tỷ đồng thì thì phải nộp mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống thì thì phải nộp mức thuế môn bài là 2.000.000 triệu đồng/năm.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác thì phải nộp mức thuế môn bài là 1.000.000 triệu đồng/năm.

Trường hợp 2: Mức thu thuế môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình

  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì mức thu là 1.000.000 đồng/năm.
  • Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm thì mức thu là 500.000 đồng/năm.
  • Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm thì mức thu là 300.000 đồng/năm.

Tuy nhiên, doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên mới thành lập nhưng vẫn phải làm tờ khai thuế môn bài theo đúng quy định.

Mức phát khi nộp trễ thời gian thuế môn bài

Quy định về mức phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp thuế môn bài được nêu rõ tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Thời gian chậm nộp tờ khai thuế Mức phạt nộp chậm nộp tờ khai thuế
01 – 05 ngày Phạt cảnh cáo
01 – 10 ngày 400.000 – 1.000.000 VND
10 – 20 ngày 800.000 – 2.000.000 VND
20 – 30 ngày 1.200.000 – 3.000.000 VND
30 – 40 ngày 1.600.000 – 4.000.000 VND
40 – 90 ngày 2.000.000 – 5.000.000 VND

5. Kê Khai thuế giá trị gia tăng (GTGT/VAT) và các thuế khác

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì để kê khai thuế giá trị gia tăng?
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì để kê khai thuế giá trị gia tăng?

Kê khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT/VAT) là nhiệm vụ cần thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì khi khai thuế giá trị gia tăng? Trước khi kê khai thuế GTGT doanh nghiệp cần xác định được mình thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ.

Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp khấu trừ thuế GTGT là việc các doanh nghiệp xác định số thuế phải nộp dựa trên kết quả của số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đối với phương pháp khấu trừ thuế GTGT này, chỉ áp dụng được với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cần đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ ít nhất 1 tỷ đồng/năm.
  • Hoàn tất các công việc liên quan đến sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ mua bán theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp mới thành lập cần phải tự nguyện đăng ký áp dụng khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.

Nộp thuế GTGT phương thức trực tiếp

ke khai nop thue gtgt
Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng là những việc cần làm khi thành lập công ty

Phương pháp trực tiếp được tính bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được phân thành 2 trường hợp, tương đương với từng đối tượng áp dụng khác nhau:

– Trường hợp 1: Kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

  • Áp dụng với doanh nghiệp có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

– Trường hợp 2: Kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

  • Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ dưới 1 tỷ đồng/năm.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Các tổ chức kinh tế khác, ngoại trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Thời hạn kê khai và nộp thuế GTGT

Thời hạn kê khai và nộp thuế GTGT sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng hay theo quý.

  • Thời hạn kê khai và nộp theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên quý sau. Ví dụ: Thời hạn kê khai và nộp thuế GTGT Quý 3 năm 2022 là ngày 31/10/2022.
  • Thời hạn kê khai và nộp theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng sau. Ví dụ: Thời hạn kê khai và nộp thuế GTGT tháng 1/2022 là ngày 20/2/2022.

Ví dụ: Công ty AZTAX chính thức hoạt động kinh doanh từ tháng 09/2016, công ty AZTAX lựa chọn tính thuế GTGT theo phương pháp khai thuế GTGT theo quý. Như vậy, trong năm 2016, AZTAX hoạt động không đủ 12 tháng để làm căn cứ xác định. => AZTAX sẽ căn cứ theo doanh thu năm 2017 (đủ 12 tháng) để xác định khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý cho năm 2018.

Kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng là thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp cần thực hiện. Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ đi các khoản được tính miễn thuế. Hiện nay, thuế TNCN không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp, vì vậy, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng.

khai-va-nop-thue-thu-nhap-ca-nhan
Khai và nộp thuế nhập cá nhân

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì khi kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân? Theo Luật Quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14, thời hạn khai và nộp thuế TNCN theo tháng/quý được quy định như sau:

  • Đối với trường hợp nộp thuế TNCN theo tháng: Thời hạn chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Đối với trường hợp nộp thuế TNCN theo quý: Thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo của quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là những việc cần làm khi mới thành lập công ty
Khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là những việc cần làm khi mới thành lập công ty

Kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. Đây là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập doanh nghiệp.

Theo quy định của Bộ Tài chính hiện nay, doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN mà sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh để tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý. Thời hạn chậm nhất là vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Doanh nghiệp mới có thể lựa chọn một trong các địa điểm sau để nộp thuế TNDN:

  • Ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức dịch vụ, tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
  • Nộp bằng hình thức trực tiếp tại kho bạc của Nhà nước.
  • Nộp bằng hình thức trực tiếp tại Cơ quan thuế quản lý thu thuế.
  • Nộp thông qua tổ chức được ủy nhiệm thu thuế.
  • Nộp thuế TNDN online bằng cách đăng ký và thực hiện nộp trên website của Tổng cục thuế.

6. Làm con dấu pháp nhân

Con dấu pháp nhân
Con dấu pháp nhân

Doanh nghiệp cần thực hiện khắc con dấu pháp nhân và không cần làm thủ tục thông báo con dấu cho cơ quan có thẩm quyền như quy định trước đây. Theo đó, trong Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 nêu rõ:

Từ 01/01/2021, doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu với Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Doanh nghiệp được quyền tự quyết đinh số lượng và hình thức mẫu con dấu nhưng phải đảm bảo được số thông tin cơ bản của doanh nghiệp như: Tên doanh nghiệpmã số thuế doanh nghiệp.

7. Thiết lập hệ thống kế toán nội bộ

Thiết lập hệ thống kế toán nội bộ là các việc cần làm khi mới thành lập công ty
Thiết lập hệ thống kế toán nội bộ là các việc cần làm khi mới thành lập công ty

Kế toán nội bộ là phòng ban quan trọng giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ, tiền lương, thuế,… Đồng thời, góp phần giúp doanh nghiệp nắm bắt thực trạng vấn đề tài chính của doanh nghiệp, để từ đó ra đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Với bộ phận nắm vai trò chủ chốt như vậy, doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì để thiết lập hệ thống kế toán nội bộ hoạt động hiệu quả?

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy mô hoạt động khác nhau, vì vậy, trước khi thiết lập hệ thống kế toán nội bộ cần phải xác định chính xác quy mô hoạt động của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp cần thực hiện 04 bước sau để thiết lập hệ thống kế toán nội bộ hiệu quả nhất:

  • Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động phù hợp với quy mô, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Thiết lập quy trình thực hiện công việc cụ thể.
  • Bước 3: Lựa chọn phần mềm kế toán thích hợp với quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bước 4: Tuyển dụng, phân công và đào tạo nhân sự tham gia hệ thống kế toán nội bộ.

8 Xác đinh phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

xac dinh phuong phap khau hao tai san co dinh
Xác định phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Doanh nghiệp có tài sản cố định cần chọn phương pháp trích khấu hao TSCĐ được quy định tại Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ bao gồm những phương pháp sau:

Sau khi chọn xong phương pháp và thời gian trích khấu hao TSCĐ doanh nghiệp phải thông báo cơ quan Thuế trực tiếp quản lý.

9. Đăng ký thuế điện tử ban đầu

dang ky thue dien tu ban dau
Đăng ký thuế điện tử ban đầu

Theo quy định trong Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, doanh nghiệp hiện nay bắt buộc phải kê khai và nộp thuế điện tử. Nếu các bạn gặp khó khăn về vấn đề này, đừng quá lo lắng, AZTAX sẽ hướng dẫn cách đăng ký ngân hàng nộp thuế điện tử đơn giản mới nhất 2023. Việc đăng ký thế điệu tử ban đầu sẽ trải qua 5 bước. cụ thê:

  • Bước 1: Truy cập vào website https://thuedientu.gdt.gov.vn/, sau đó chọn vào nút “Doanh nghiệp” => “Đăng ký”.
  • Bước 2: Nhập mã số thuế doanh nghiệp của bạn, chọn “Tiếp tục
  • Bước 4: Kiểm tra lại thông tin, ký điện tử cũng như gửi tờ khai.
  • Bước 5: Kiểm tra lại hộp thư email của bạn.

10. Lựa chọn hoá đơn và phát hành hóa đơn điện tử

Phát hành hoá đơn điện tử cho doanh nghiệp mới là công việc cần làm của công ty mới thành lập
Phát hành hoá đơn điện tử cho doanh nghiệp mới là công việc cần làm của công ty mới thành lập

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC từ ngày 01/07/2022 doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ theo. Hiện nay, một số nhà cung cấp hoá đơn điện tử như Easyinvoice, SInvoice Viettel, Mobiphone Invoice, VNPT Invoice, FPT eINVOICE, Misa, BKAV,…

Bảng giá trung bình phát hành hoá đơn điện tử của một số nhà cung cấp được AZTAX tổng hợp như sau:

Nhà cung cấp hóa đơn điện tử Chi phí

(Chưa bao gồm phí khởi tạo lần đầu)

Easyinvoice Từ 325.000 VND
SInvoice Viettel Từ 143.000 VND
Mobiphone Invoice Từ 270.000 VND

Sau đó, doanh nghiệp tiến hành thông báo mẫu hoá đơn điện tử trên nền tảng HTKK – Hỗ Trợ Khai Thuế. Doanh nghiệp thực hiện 3 bước dưới đây để phát hành hóa đơn điện tử lần đầu sau khi thành lập qua mạng:

  • Bước 1: Lập thông báo phát hành hóa đơn trên HTKK.
  • Bước 2: Đăng ký nộp thông báo phát hành hóa đơn đã lập.
  • Bước 3: Nộp mẫu quyết định sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn và thông báo phát hành bằng bản word qua mạng.

11. Xây dựng thang bảng lương

Ngày nay, doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng thang lương và bảng lương của mình. Bởi vì, đây là cơ sở để thực hiện sử dụng lao động, tuyển dụng và thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động để trả lương cho người lao động tại doanh nghiệp.

xay dung thang bang luong
Xây dựng hệ thống thang bảng lương

Ngoài ra, doanh nghiệp phải căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng công việc, chức danh và nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật đã quy định trước đó.

12. Làm hợp đồng và Bảo hiểm xã hội cho người lao động

tham gia bhxh cho nguoi lao dong
Tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động

Theo quy định, doanh nghiệp mới thành lập khi tuyển người lao động vào làm việc thì giữa người lao động và người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động. Đồng thời, doanh nghiệp phải làm hồ sơ đóng tiền BHXH cho người lao động có ký hợp đồng với doanh nghiệp và có thời hạn hợp đồng từ 1 tháng trở lên, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bao gồm:

  • Mẫu TK3-TS và mẫu D02-LT
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của công ty
  • Hợp đồng lao động công ty – nhân viên
  • Mẫu TK1-TS do người lao động khai

13. Bổ sung đầy đủ giấy phép con (Giấy phép và chứng chỉ hành nghề)

giay phep con
Bổ sung giấy phép con

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp mới thành lập cần xin cấp các giấy phép con phù hợp với điều kiện đặc thù của ngành nghề theo đúng quy định tại Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14.

Căn cứ theo nội dung tại Khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14, giấy phép con sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp theo các hình thức sau:

14. Góp vốn điều lệ thành lập đúng thời hạn

Vốn điều lệ công ty

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, trong vòng 90 ngày, doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện góp đủ số vốn điều lệ đã cam kết góp. Việc này cần được thực hiện đúng hạn để tránh trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh vốn giảm vốn điều lệ gây mất nhiều thời gian.

15. Thành lập công đoàn và đóng kinh phí công đoàn

Hiện nay, việc thành lập công đoàn là sự tự nguyện nên người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đều có quyền thành lập, hoạt động và gia nhập. Tuy nhiên, nó phải theo đúng quy định của luật công đoàn và pháp luật Việt Nam.

Đặc biệt, khi có ý nguyện thành lập công đoàn tại doanh nghiệp thì những người lao động sẽ thực hiện tổ chức tạo nên ban vận động thành lập công đoàn. Tuy nhiên, nên liên hệ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn.

Thành lập công đoàn
Thành lập công đoàn

Ngoài ra, điều kiện để có thể thành lập công đoàn là phải có ít nhất 5 đoàn viên. Bên cạnh đó, cần có ít nhất 5 người lao động có đơn tự nguyện xin gia nhập vào công đoàn.

Sau khi đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc tại đơn vị, chủ doanh nghiệp mới thành lập cần liên hệ với Liên đoàn Lao động Quận/Huyện để đóng phí công đoàn. Mức đóng đoàn phí mỗi tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nhưng mức đóng đoàn phí mỗi tháng không quá 10% mức lương cơ sở theo quy định.

16. Những câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp khi thành lập thì thường không biết cần phải chuẩn bị những gì, chuẩn bị bao nhiêu vốn mới phù hợp hay phải khai báo thuế ở đâu mới đúng quy định. Sau đây, AZTAX sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp cụ thể những vấn đề này.

nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-thanh-lap-doanh-nghiep
Những câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp

Thành lập công ty cần chuẩn bị gì?

Để quá trình thành lập công ty được suôn sẻ, thuận lợi doanh nghiệp nên chuẩn bị kỹ ngay từ những bước đầu tiên. Cụ thể, doanh nghiệp cần:

  • Kiểm tra quyền thành lập doanh nghiệp
  • Kiểm tra ngành nghề kinh doanh
  • Kiểm tra bảo hộ sở hữu trí tuệ và tên công ty
  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
  • Vốn Điều lệ
  • Hợp đồng ký kết thành lập công ty
  • Tài liệu pháp lý

Khai báo thuế môn bài ở đâu?

Khai báo thuế môn bài là công việc được thực hiện định kỳ hàng năm, trừ trường hợp doanh nghiệp được miễn. Nếu doanh nghiệp mới thành lập chậm nộp hoặc không nộp tờ khai, tiền thuế sẽ bị xử phạt theo quy định. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải khai báo thuế môn bài đúng thời gian quy định.

Doanh nghiệp có thể khai báo thuế môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố hoặc nơi có trụ sở chính.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về việc thành lập công ty cần bao nhiêu vốn. Vì tùy vào quy mô hoạt động, hình thức kinh doanh, ngành nghề đăng ký kinh doanh, mục tiêu hoạt động cũng như khả năng tài chính của công ty mà xác định cần nguồn vốn là bao nhiêu.

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, doanh nghiệp có quyền tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty. Trừ các ngành nghề cụ thể có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp thì phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật, nhưng cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ cần đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định.

Câu hỏi “Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?” đã được AZTAX giải đáp trong nội dung bài viết trên. Chủ doanh nghiệp nên cập nhật thêm nhiều thông tin về các thủ tục cần làm sau thành lập để có thể hoàn thiện quá trình thành lập doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề trên, liên lạc ngay để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post