Chuyên viên tiền lương và bảo hiểm trong doanh nghiệp

Chuyên viên kế toán tiền lương và bảo hiểm

Chuyên viên tiền lương và bảo hiểm đang là ngành rất HOT hiện nay bởi mức lương hậu hĩnh và chế độ đãi ngộ chỉ dành riêng cho nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những khó khăn, áp lực mà những người trong nghề này phải trải qua. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc về kế toán tiền lương, bảo hiểm và những công việc cần làm của ngành nghề này.

1. Sơ lược về chuyên viên tiền lương và bảo hiểm

Nội dung sơ lược về chuyên viên tiền lương phải đảm bảo gồm có ba nội dung cần được chú ý như sau chuyên viên tiền lương là gì, kế toán thuế là gì, chuyên viên tiền lương và bảo hiểm là gì. Đây chính là những nội dung cần được mô tả chi tiết về phần sơ lược chuyên viên tiền lương và bảo hiểm.

so luoc chuyen vien tien luong va bao hiem
Sơ lược về chuyên viên tiền lương và bảo hiểm

1.1 Chuyên viên tiền lương là gì?

Chuyên viên kế toán tiền lương là người đảm nhận việc đo lường giá trị lao động, và quy đổi ra thành giá trị thực, được tính bằng lương.

Công việc của họ bao quát một phạm trù khá rộng từ việc tính lương, trả lương cho đến hồ sơ thủ tục cho người lao động. Nhưng nhìn vào thực thế, suy cho cùng công việc chính mà một chuyên viên kế toán tiền lương cần làm tốt đó là chấm công, tính công. Bởi vì đó là cầu nối giúp gắn kết doanh nghiệp và người lao động.

1.2 Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là một công việc quan trọng trong doanh nghiệp. Bởi ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty, bộ phận này đã phải thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài. Tuy nhiên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bộ phận này thường được đảm nhận bởi bộ phận kế toán lương.
Nhiệm vụ kế toán thuế là ghi chép các hoạt động liên quan tới thuế với mục đích tính toán thuế một cách đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn và lập ra các báo cáo thuế.

1.3 Chuyên viên tiền lương và bảo hiểm là gì?

Chuyên viên tiền lương bảo hiểm là một ngành khá mới, nhưng lại rất HOT trong những năm trở lại đây. Cho nên khi tuyển dụng doanh nghiệp thường đòi hỏi rất nhiều ở vị trí này. Bởi công việc này thường cần sự chính xác cao, kịp thời để không ảnh hưởng đến bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của chuyên viên tiền lương bảo hiểm là thực toàn bộ công việc liên quan đến lương, quản lý tiền lương, hồ sơ thủ tục Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN) cho người cho người lao động (bao gồm cả chức năng nhiệm vụ của kế toán bán hàng tính lương bhxh).

2. Mô tả công việc của chuyên viên tiền lương và bảo hiểm một cách chi tiết

Chuyên viên tiền lương và bảo hiểm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi tổ chức, đảm bảo rằng mọi nhân viên nhận được các khoản thanh toán chính xác và các lợi ích bảo hiểm được quản lý một cách chuyên nghiệp. Công việc của tư vấn tiền lương và bảo hiểm xã hội, chuyên viên tiền lương và bảo hiểm được thực hiện theo đúng và đủ các bước như làm như

  • Thực hiện báo cáo tăng, giảm lao động
  • Thực hiện việc đăng ký thuế
  • Thực hiện việc tính lương, thưởng và phúc lợi cho  người lao động theo quy định của công ty
  • Giải quyết các chế độ bảo hiểm
  • Lập các kế hoạch, báo cáo chuyên môn cho doanh nghiệp
Chuyên viên kế toán tiền lương và bảo hiểm
Chuyên viên kế toán tiền lương và bảo hiểm

Chuyên viên kế toán phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau như:

  • Thực hiện báo cáo tăng, giảm lao động: Chuyên viên kế toán tiền lương, bảo hiểm phải thực hiện báo cáo tăng, giảm lao động hàng quý cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến Bảo hiểm cho người lao động như: Hồ sơ, thủ tục trợ cấp, ốm đau, thai sản, bệnh tật. Đề nghị thanh toán cho cơ quan bảo hiểm, quyết toán quý.
  • Thực hiện việc đăng ký thuế: Đăng ký mã số thuế cho người lao động. Phối hợp với phòng tài chính – kế toán để khai báo. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo luật định.
  • Thực hiện việc tính lương, thưởng và phúc lợi cho  người lao động theo quy định của công ty: Tổng hợp công tác chấm công, tính lương, bảng lương các khoản thu nhập ngoài khác (tuyệt đối bảo mật). Lập bảng lương và thông báo lương cho người lao động. Tổng hợp danh sách thưởng vào các dịp lễ, thưởng kết quả công việc.
  • Giải quyết các chế độ bảo hiểm:  Giải quyết vấn đề về chế độ bảo hiểm cho người lao động.
  • Lập các kế hoạch, báo cáo chuyên môn cho doanh nghiệp: Đề xuất tham mưu về quản lý tiền lương cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Khái niệm tiền công

3. Dịch vụ AZTAX giải pháp hoàn hảo thay thế chuyên viên tiền lương và bảo hiểm

dịch vu aztax giai phap hoan hao thay the chuyen vien tien luong va bao hiem
Dịch vụ AZTAX giải pháp hoàn hảo thay thế chuyên viên tiền lương và bảo hiểm

Rất nhiều người nghĩ rằng kế toán tiền lương và bảo hiểm chỉ đơn giản là việc tính lương và đóng bảo hiểm cho người lao động. Nhưng hóa ra đó chỉ là là những suy nghĩ của những kế toán mới vào nghề.Trong thực tế thì công việc của chuyên viên kế toán tiền lương khá phức tạp khi họ phải thực hiện nhiều bước và sự chính xác được yêu cầu hầu như tuyệt đối. Do đó, nó chiếm rất nhiều thời gian và luôn là trở ngại của doanh nghiệp.

Về phía công ty AZTAX với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, chúng tôi hiểu được những trở ngại mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đã đưa ra thị trường các gói dịch vụ kế toán như dịch vụ payroll, dịch vụ C&B… và đặc biệt gói dịch vụ kế toán trọn gói.

Những dịch vụ này được đúc kết hoàn hảo từ những kinh nghiệm của những chuyên gia kế toán của công ty AZTAX với sứ mệnh không chỉ giải quyết những khó khăn trong kế toán mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và quản lý hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: Khái niệm tiền hoa hồng

Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

4. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được quy định mới nhất hiện nay

Hiện nay, việc quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thường thường được điều chỉnh và cập nhật theo diễn biến của nền kinh tế và chính sách xã hội. Một trong những quy định mới nhất liên quan đến việc này có thể liên quan đến việc điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội theo các hướng. Do tăng cường các chính sách xã hội và nhu cầu tăng cường bảo vệ cho lao động, nhiều quốc gia có thể quyết định tăng mức đóng bảo hiểm xã hội. Điều này có thể là do thay đổi trong phí đóng theo tỷ lệ hoặc thay đổi trong cách tính toán mức đóng dựa trên thu nhập.

tien luong bao hiem xa hoi duoc quy dinh moi nhat hien nay
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được quy định mới nhất hiện nay

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được quy định bởi Nhà nước phụ thuộc vào đối tượng lao động và cụ thể như sau:

Đối với những người lao động thuộc chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, tiền lương tháng đóng BHXH là bắt buộc và được tính dựa trên các yếu tố sau:

  • Ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm (nếu có)
  • Các khoản phụ cấp chức vụ
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung
  • Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)

Mức lương cơ sở để tính toán là:

  • Từ 01/01 – 30/6/2023: 1.490.000 đồng/tháng
  • Từ 01/7/2023 trở đi: 1.800.000 đồng/tháng

Đáng chú ý, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cũng bao gồm hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Đối với người hoạt động không chuyên trách, các quy định có thể khác biệt và cần được xác định cụ thể theo từng trường hợp.

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp quyết định được phân chia và xác định cụ thể như sau:

  • Căn cứ đóng BHXH của người lao động:

Bao gồm mức lương ghi trong Hợp đồng lao động (HĐLĐ).

Phụ cấp lương như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp tương tự.

Bổ sung các khoản phụ cấp cụ thể, kèm theo mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên từ 01/01/2018.

  • Không bao gồm tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; hỗ trợ khác như xăng xe, điện thoại, tiền nhà ở, giữ trẻ; trợ cấp cho các hoàn cảnh như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; và các khoản hỗ trợ khác ghi rõ trong HĐLĐ.
  • Đối với người quản lý doanh nghiệp, tiền lương là tiền do doanh nghiệp quyết định; tương tự cho người quản lý điều hành hợp tác xã theo quyết định của đại hội thành viên. Trừ trường hợp viên chức quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
  • Mức lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng, áp dụng mức tối thiểu vùng tùy thuộc vào địa bàn hoạt động.
  • Đối với người lao động nhận lương theo các hình thức khác (theo tuần, theo ngày, theo sản phẩm), mức lương phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc giờ theo quy định của Chính phủ.
  • Rà soát lại các thỏa thuận trong HĐLĐ để điều chỉnh và bổ sung theo quy định pháp luật, không giảm các chế độ tiền lương khi làm thêm giờ, làm thêm ban đêm và các chế độ khác.
  • Các điều khoản có lợi hơn cho người lao động trong HĐLĐ hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác vẫn được áp dụng.
  • Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN không vượt quá 20 tháng lương cơ sở. Trong trường hợp mức lương của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng, mức đóng BHTN sẽ bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Nếu bạn muốn hiểu hơn về chuyên viên tiền lương và bảo hiểm hay  gặp khó khăn với những công việc liên quan. Hãy liên lạc với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ một cách tốt nhất.

5/5 - (16 bình chọn)
5/5 - (16 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon