Cách chốt sổ bảo hiểm xã hội qua mạng mới nhất 2024

thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội qua mạng

Có thể thực hiện việc chốt sổ BHXH qua mạng không? Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội qua mạng hiện nay được thực hiện khá đơn giản và có thể hoàn thành một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người còn gặp những vấn đề khác nhau khi thực hiện quy trình này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc chốt sổ bảo hiểm qua mạng. Hãy cùng AZTAX  tìm hiểu nhé.

1. Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là việc ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội  tại một đơn vị.

Việc này được thực hiện khi người lao động thôi việc ở công ty hoặc doanh nghiệp, khi lao động dừng làm việc hay khi công ty dừng hoạt động.

2. Khi nào cần chốt sổ Bảo hiểm xã hội?

Khi nào cần chốt sổ Bảo hiểm xã hội
Khi nào cần chốt sổ Bảo hiểm xã hội

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội là quá trình tất toán và chấm dứt việc đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội mà đơn vị đang thực hiện việc đóng bảo hiểm. Quá trình này được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Người lao động không làm việc tại đơn vị đó nửa hoặc nghỉ hưu.
  • Công ty chuyển địa chỉ hoạt động đến một nơi khác, dẫn đến việc phải chuyển hồ sơ Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội mới quản lý. Nên cần phải chốt quá trình đóng Bảo hiểm xã hội tại Cơ quan cũ.

3. Điều kiện để chốt được sổ Bảo hiểm xã hội

Điều kiện để chốt được sổ Bảo hiểm xã hội
Điều kiện để chốt được sổ Bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào nội dung đã được quy định tại Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Trong quá trình người lao động làm việc tại đơn vị, nghĩa vụ của người sử dụng lao động là đóng Bảo hiểm xã hội đầy đủ cho nhân viên. Khi kết thúc hợp đồng, đơn vị có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động.

Vì thế, đơn vị chốt được sổ chỉ khi đóng đầy đủ tiền Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan Bảo hiểm, không nợ tiền tính đến tháng cuối cùng mà lao động làm việc.

* Người lao động có tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội được không?

Theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.

Cũng theo nội dung được quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật

Người lao động thường không thể tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội. Trách nhiệm này thường thuộc về người sử dụng lao động. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt, như khi doanh nghiệp phá sản hoặc nợ bảo hiểm, không thể chốt sổ BHXH cho người lao động. Trong tình huống này, người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tại quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để nhận sự can thiệp và hỗ trợ để hoàn tất quá trình chốt sổ Bảo hiểm xã hội.

Điều này giúp đảm bảo được quyền lợi của  người lao động và không gặp khó khăn trong việc duy trì đóng Bảo hiểm xã hội.

4. Thủ tục chốt sổ BHXH qua mạng 

Làm thủ tục chốt sổ BHXH qua mạng như thế nào
Làm thủ tục chốt sổ BHXH qua mạng như thế nào

Thủ tục chốt BHXH qua mạng bao gồm 2 bước

Bước 1: Thực hiện báo giảm BHXH, BHYT, BHTN trên cổng thông tin dịch vụ công

  • Đầu tiên, các doanh nghiệp cần truy cập vào trang web chính thức của Bảo Hiểm Xã hội tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/.
  • Sau đó, doanh nghiệp cần đăng nhập vào tài khoản đã được cung cấp trước đó.Nhấn chọn mục “Thông tin người lao động” và chọn “Trạng thái” để thực hiện các thay đổi trong tình trạng của người lao động. Kiểm tra kỹ thông tin đã thay đổi trước khi nhấn “Lưu.”
  • Tiếp theo,chuyển đến mục “Tình trạng” và chọn vào “Giảm hẳn”.  Sau đó quay lại mục “Kê khai hồ sơ” và chọn “Danh sách thủ tục.” Tìm mã thủ tục 600a và chọn vào biểu tượng “Kê khai”. Khi thấy cửa sổ kê khai hiện ra, thì chọn mục  “Kỳ kê khai” và nhấn “Xác nhận.”
  • Sau đó chọn vào người lao động muốn báo giảm đã tiến hành thay đổi tình trạng ở ban đầu rồi nhấn ” áp dụng”.

Bước 2: Thực hiện chốt sổ BHXH cho người lao động

Hồ sơ để thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Mẫu TK- TS
  • Danh sách lao động tham gia các loại bảo hiểm theo mẫu số D02-TS
  • Bảng kê thông tin Mẫu D01-TS
  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Các tờ rời bảo hiểm xã hội
  • Giấy tờ liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động
  • Thẻ BHYT (Còn thời hạn sử dụng)

Theo đó người sử dụng lao động cần tiến hành nộp hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội tại Cơ quan BHXH Quận, Huyện nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc nộp qua đường bưu điện.

Xem thêm: Cách chốt sổ bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Cách tính chốt sổ bảo hiểm xã hội 1 lần

5. Cách tra cứu xem quá trình tham gia BHXH đã được chốt sổ chưa?

Cách tra cứu xem quá trình tham gia BHXH đã được chốt sổ chưa
Cách tra cứu xem quá trình tham gia BHXH đã được chốt sổ chưa

Theo khoản 3, Điều 48, Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, sau đó trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của NLĐ.

Như các điều khoản đã nêu trên, công ty có trách nhiệm chốt sổ BHXH sau nhân viên khi nghỉ việc.

Cách 1: Xem trên tờ rơi do Cơ quan BHXH cấp

Thông thường, khi sổ BHXH đã được chốt thì tờ cuối cùng (có đóng dấu của cơ quan BHXH sẽ có các dòng “Tổng thời gian tham gia BHXH là …năm”

Cách 2: Tra cứu trên mạng internet 

  • Người lao động có thể tra cứu quá trình tham gia BHXH, bằng cách truy cập vào đường dẫn sau: https://baohiemxahoi.gov.vn.
  • Nhập chính xác đầy đủ tất cả các thông tin được yêu cầu và nhấn vào “ tôi không phải người máy”. Sau đó chọn vào lấy mã tra cứu, mã sẽ được gửi về số điện thoại dùng để đăng ký BHXH đã được nhập ở trên.
  • Sau đó tất cả thông tin liên quan đến BHXH sẽ hiện ra. Người lao động sẽ biết được sổ BHXH của mình đã chốt chưa thông qua việc tra cứu trên.
  • Ngoài 2 cách làm trên thì hiện nay, Bảo hiểm xã hội đã được phát triển thành app có tên là VssID. Có thể dowload tại CH Play hoặc AppStore. Và đăng nhập để xem thông tin BHXH.

6. Ai có nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

Ai có nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội
Ai có nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chốt sổ Bảo hiểm xã hội (trừ các trường hợp như công ty phá sản và nợ bảo hiểm nên không có khả năng chốt sổ cho người lao động).

Nếu doanh nghiệp không chốt sổ BHXH, người lao động có thể đến Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội ở quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được giải quyết chốt sổ

7. Chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội chậm cho người lao động thì có bị xử lý hay không?

Chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội chậm cho người lao động thì có bị xử lý hay không
Chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội chậm cho người lao động thì có bị xử lý hay không

Việc trả sổ chậm hoặc không trả sổ:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm:

Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo Khoản 4 Điều 29 Quy trình thu BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số

2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam thì thời hạn xác nhận sổ BHXH không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp doanh nghiệp không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 75.000.000 đồng.

Việc chốt số chậm:

Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.Khi doanh nghiệp chậm chốt sổ BHXH cho người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động…

Trong trường hợp khi nghỉ việc đã lâu mà công ty chưa chốt sổ BHXH thì bạn nên gửi đơn khiếu nại đến Phòng Lao động Thương binh Xã hội nơi Công ty bạn đặt trụ sở để yêu cầu Công ty thực hiện chốt và trả sổ BHXH. Công ty nếu thực hiện chậm chốt sổ BHXH cho người lao động sẽ bị phạt tiền phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem thêm: Gửi hồ sơ chốt sổ bhxh qua bưu điện

Xem thêm: Nghỉ ngang làm sao chốt sổ

Quá trình chốt sổ bảo hiểm xã hội qua mạng là một nhiệm vụ quan trọng để tuân theo quy định pháp luật. Không chỉ người sử dụng lao động mà cả người lao động đều có trách nhiệm và quyền lợi trong quá trình này. Việc chậm chốt hoặc không thực hiện quy trình này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Qua bài viết trên AZTAX hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn trong việc chốt sổ BHXH qua mạng và các vấn đề liên quan. Nếu cần giải đáp các thắc mắc liên quan đến chốt sổ BHXH thì bạn có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua HOTLINE : 0932 383 089 hoặc EMAIL : cs@aztax.com.vn để được hỗ trợ.

5/5 - (10 bình chọn)
5/5 - (10 bình chọn)