Khi mới khởi nghiệp kinh doanh không ít người thắc mắc về chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh bao nhiêu tiền? Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh ở Việt Nam có thể dao động tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và các yếu tố khác. Trong bài viết này AZTAX cung cấp những thông tin liên quan về chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn để chuẩn bị ngân sách cho việc khởi nghiệp của mình.
1. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, chi phí đăng ký kinh doanh được quy định cụ thể như sau:
1.1 Chi phí làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Đối với hộ kinh doanh cá thể, chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 VNĐ.
- Lệ phí cấp thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh: 50.000 VNĐ/lần.
- Lệ phí cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: 20.000 VNĐ/bản.
- Chi phí làm dấu: Nếu bạn cần làm con dấu cho hộ kinh doanh, chi phí có thể từ 200.000 đến 500.000 VNĐ tùy vào kích thước và loại dấu.
- Chi phí thuê dịch vụ: Nếu bạn sử dụng dịch vụ tư vấn hoặc hỗ trợ làm giấy phép, chi phí có thể từ 500.000 đến 1.500.000 VNĐ.
- Chi phí giấy tờ khác: Bao gồm phí sao y, công chứng, và các chi phí liên quan khác có thể từ 50.000 đến 100.000 VNĐ.
1.2 Chi phí làm giấy phép kinh doanh khi thành lập công ty/doanh nghiệp
Đối với thành lập công ty/doanh nghiệp, chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 100.000 VNĐ.
- Phí công bố thông tin doanh nghiệp: 500.000 VNĐ (áp dụng cho công ty cổ phần).
- Phí cấp giấy phép hoạt động (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện): Từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ/giấy phép.
- Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép: Khoảng 200.000 – 500.000 VNĐ/hồ sơ.
- Chi phí bảng hiệu công ty (kích thước 25×35 cm): 220.000 VNĐ.
- Chi phí ký quỹ mở tài khoản ngân hàng: 1.000.000 VNĐ.
- Chi phí mua chữ ký số: Dự kiến 1.600.000 VNĐ/năm (tùy vào thời gian sử dụng).
- Chi phí mua hóa đơn điện tử: Khoảng 830.000 VNĐ cho 100 số hóa đơn (tùy vào số lượng hóa đơn mua).
- Lệ phí môn bài cho công ty/doanh nghiệp: Năm đầu tiên được miễn, từ năm thứ hai sẽ đóng 3.000.000 VNĐ/năm cho doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ, và 2.000.000 VNĐ/năm cho doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống.
Lưu ý: Nếu giấy phép kinh doanh được cấp từ ngày 01/01 đến 30/06 thì công ty/doanh nghiệp phải đóng lệ phí môn bài cho 1 năm. Nếu cấp từ ngày 01/07 đến 31/12 thì chỉ đóng nửa năm.
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất 2024
Xem thêm: Làm giấy phép kinh doanh cần giấy tờ gì?
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh mất bao lâu?
2. Nộp chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?
Phí và lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển khoản vào tài khoản của phòng Đăng ký kinh doanh hoặc có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Các khoản phí và lệ phí khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh có thể được nộp theo hai hình thức:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.
- Chuyển khoản vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh với thông tin tài khoản được công khai tại trụ sở của cơ quan.
Ngoài ra, nếu đăng ký kinh doanh qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có thể nộp phí, lệ phí trực tuyến qua thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử.
Hãy kiểm tra kỹ hướng dẫn nộp lệ phí tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của địa phương để biết hình thức nộp cụ thể.
Xem thêm: Mẫu đơn xin giấy phép kinh doanh mới nhất 2024
3. Các đối tượng được miễn lệ phí làm giấy phép kinh doanh
Các đối tượng được miễn lệ phí đăng ký kinh doanh theo Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC bao gồm doanh nghiệp thay đổi thông tin địa giới hành chính, giải thể, tạm ngừng hoạt động, đăng ký qua mạng điện tử, và doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh.
Theo Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC, các đối tượng được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố thông tin bao gồm:
- Doanh nghiệp điều chỉnh thông tin do thay đổi địa giới hành chính sẽ không phải nộp lệ phí đăng ký và công bố thông tin doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đăng ký giải thể, tạm ngừng hoạt động, hoặc chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đều được miễn lệ phí đăng ký.
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử cũng được miễn toàn bộ lệ phí đăng ký.
- Cơ quan nhà nước yêu cầu thông tin phục vụ cho quản lý sẽ không phải trả phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin lần đầu.
Những trường hợp này được miễn phí trong lần đầu đăng ký kinh doanh. Với các lần thay đổi sau, doanh nghiệp vẫn phải nộp lệ phí 50.000 VNĐ/lần như quy định thông thường.
Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh qua mạng 2024
4. Trường hợp nào được hoàn trả phí đăng ký kinh doanh?
Phí đăng ký kinh doanh được hoàn trả trong các trường hợp sau: Hồ sơ đăng ký bị từ chối, nộp phí sai quy định, rút hồ sơ trước khi xử lý, lỗi từ phía cơ quan nhà nước.
Trong một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp có thể được hoàn trả phí đăng ký kinh doanh. Dưới đây là các trường hợp phổ biến:
- Hồ sơ đăng ký bị từ chối: Nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh không được chấp thuận do thiếu sót hoặc không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, doanh nghiệp có thể được hoàn trả phí nếu cơ quan tiếp nhận xác nhận không tiến hành xử lý hồ sơ.
- Nộp phí sai quy định: Khi doanh nghiệp hoặc cá nhân nộp thừa phí, nộp nhầm loại phí hoặc sai quy trình thanh toán, họ có thể yêu cầu hoàn trả phần phí đã nộp sai.
- Rút hồ sơ trước khi xử lý: Trong trường hợp người nộp đơn quyết định rút lại hồ sơ đăng ký trước khi cơ quan quản lý bắt đầu quá trình xử lý, doanh nghiệp có thể được hoàn lại toàn bộ hoặc một phần phí.
- Lỗi từ phía cơ quan nhà nước: Nếu lỗi phát sinh từ hệ thống hoặc quy trình của cơ quan nhà nước dẫn đến việc thu sai phí, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả khoản phí đã nộp.
Các trường hợp được hoàn trả phí sẽ phụ thuộc vào quy định của từng địa phương và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Thông thường, quy trình yêu cầu hoàn phí cần thực hiện bằng văn bản và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trên đây là những thông tin về chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh mà AZTAX đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đăng ký thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.
5. Câu hỏi thường gặp
5.1 Làm giấy phép kinh doanh ở đâu?
Đối với đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể: Phòng chức năng thuộc UBND cấp Quận/Huyện nơi cơ sở kinh doanh đặt địa chỉ.
Đối với đăng ký giấy phép thành lập công ty/doanh nghiệp: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
5.2 Lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể là bao nhiêu?
Theo Thông tư số 215/2016/TT-BTC quy định, lệ phí cấp đăng ký hộ cá thể là 100.000 VNĐ, phí cấp thay đổi nội dung đăng ký hộ cá thể là 50.000 VNĐ/lần, phí cấp thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký hộ cá thể là 20.000 VNĐ/bản.
5.3 Chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh bao nhiêu tiền?
Chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh cần phải nộp là 50.000 VNĐ/hồ sơ, bên cạnh đó bạn cần nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 300.000 VNĐ/hồ sơ.