Quy định chế độ thai sản cho nam giới mới nhất năm 2024

Quy định chế độ thai sản cho nam giới mới nhất

Bảo hiểm thai sản không chỉ là khoản phúc lợi mà lao động nữ mới được hưởng. Chế độ thai sản cho nam cũng mang đến rất nhiều quyền lợi. Vậy, Luật Bảo hiểm Xã hội đã có những quy định gì liên quan đến vấn đề này? Có bao nhiêu chế độ thai sản mà lao động nam được hưởng? AZTAX sẽ thông tin cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

1. Những trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản

Theo quy định mới nhất của Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 thì người lao động được hưởng chế độ thai sản đối với những trường hợp:

– Người lao động mang thai và sinh con

– Người lao động mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

– Người lao động nhận nuôi nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi

– Người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản

– Người lao động nam đang đóng bảo hiểm có vợ sinh con

Như vậy, điểm qua các trường hợp trên thì chế độ thai sản cho nam giới bao gồm: 

– Lao động nam nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi

– Lao động nam thực hiện các biện pháp triệt sản

– Lao động nam có vợ sinh con

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn các chế độ này ở phần bên dưới.

Chế độ thai sản cho nam
Chế độ thai sản cho nam

2. Các chế độ thai sản cho nam

2.1 Chế độ thai sản khi nhận con nuôi

Người lao động (dù là nam hay nữ) khi nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì sẽ được cơ quan bảo hiểm cho phép nghỉ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội và đều đủ điều kiện hưởng thai sản thì chỉ có người vợ được nghỉ việc. Như vậy, lao động nam chỉ được hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi trong các trường hợp sau:

– Lao động nam đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và đang độc thân

– Lao động nam đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, có vợ chưa đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Nếu thoả điều điều kiện trên, lao động nam sẽ được nhận trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận con nuôi. Lương cơ sở căn cứ theo mức lương Nhà nước quy định. Bên cạnh đó, người lao động trong thời gian nghỉ việc nuôi con còn được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm Xã hội của 06 tháng liền kề trước trước khi thôi việc. Số tiền này được nhận theo tháng, nhân với tổng số tháng nghỉ.

Chế độ thai sản khi nhận con nuôi
Chế độ thai sản khi nhận con nuôi

2.2 Chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp triệt sản

Để thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nhiều lao động đã thực hiện các biện pháp triệt sản. Trong quá trình này, cơ quan bảo hiểm cũng hỗ trợ người lao động các chế độ nghỉ ngơi, trợ cấp như bình thường. Quy định dành cho lao động nam thực hiện triệt sản như sau:

– Hưởng 100% tiền lương bình quân đóng bảo hiểm trong 06 tháng gần nhất. Phương cách tính tương tự với lương thực tế làm việc. Tức là khoản trợ cấp trên chia cho số ngày làm việc nhân với số ngày thực tế nghỉ bằng số tiền thực nhận.

– Nghỉ tối đa 15 ngày khi thực hiện triệt sản. Thời gian nghỉ tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và biện pháp triệt sản mà người lao động lựa chọn. Đồng thời thời gian trên cũng bao gồm ngày lễ, nghỉ tết và nghỉ hàng tuần.

– Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí nếu lao động nam thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo hoặc được bảo trợ xã hội hoặc sinh sống tại xã thuộc tỉnh có tỷ suất sinh từ 2,3 con trở lên hoặc làm việc trên biển hơn 15 ngày.

2.3 Chế độ thai sản khi vợ sinh con

a) Điều kiện nghỉ thai sản cho nam giới khi có vợ sinh con

Luật Bảo hiểm Xã hội không quá khắt khe với lao động nam khi có vợ sinh con. Nếu lao động nữ cần đủ thời gian tham gia bảo hiểm thì lao động nam chỉ cần đang tham gia bảo hiểm. Thế nhưng nếu trong trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm, người mẹ không tham gia hoặc không đủ điều kiện thì lao động nam cần đáp ứng các điều kiện thai sản như sau:

– Phải tham gia bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con

– Phải có vợ sinh con (không tham gia BHXH)

b) Chế độ nghỉ phép

Nếu đạt đủ các điều kiện hưởng thai sản cho nam thì người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép như sau:

– Vợ sinh con thông thường: 5 ngày

– Vợ sinh con bằng phương pháp mổ: 7 ngày

– Vợ sinh con dưới 32 tuần tuổi: 7 ngày

– Vợ sinh đôi: 10 ngày

– Vợ sinh ba: 13 ngày

– Vợ sinh đôi trở lên phải phẫu thuật: 14 ngày

Thời gian nghỉ của lao động nam có vợ sinh con được tính trong khoảng 30 ngày đầu tính từ thời điểm vợ sinh. Không bao gồm ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần.

Bên cạnh đó, cơ quan bảo hiểm còn quy định thêm một số trường hợp người mẹ sau sinh chẳng may qua đời thì người chồng sẽ được:

– Nếu cả hai vợ chồng đều tham gia BHXH thì người chồng được nghỉ tiếp toàn bộ thời gian nghỉ thai sản của vợ.

– Nếu người vợ có tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng thai sản thì chồng được nghỉ hưởng thai sản đến khi con đủ 06 tháng.

– Lao động nam có tham gia BHXH cũng có quyền nghỉ hoặc đi làm có lương kèm theo trợ cấp thai sản của vợ.

– Lao động nam có tham gia BHXH nhưng vợ qua đời sau sinh thì được hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 06 tháng.

c) Chế độ trợ cấp

Chế độ trợ cấp thai sản cho lao động nam được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp = BQ6T / 24 x Số ngày nghỉ

Trong đó BQ6T là mức bình quân tiền làm căn cứ đóng BHXH của lao động 06 tháng trước khi hưởng chế độ thai sản. Nếu chưa đóng đủ 06 tháng thì sử dụng mức bình quân tiền các tháng đã tham gia.

Nếu vợ lao động nam không tham gia BHXH thì lao động nam sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Chế độ thai sản cho nam khi vợ sinh con
Chế độ thai sản cho nam khi vợ sinh con

3. Thủ tục làm hồ sơ chế độ thai sản cho nam năm 2024

Để thực hiện các thủ tục làm thai sản cho nam giới, người lao động cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tuỳ thuộc vào chế độ thai sản phù hợp. Ở mỗi chế độ sẽ có yêu cầu giấy tờ khác nhau.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người lao động tiến hành nộp hồ sơ trong vòng 45 ngày kể từ khi đi làm trở lại (sau nghỉ thai sản). Người sử dụng lao động cần nộp thay người lao động.

Bước 3: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm

Đơn vị có quyền được tổng hợp hồ sơ trong vòng 10 ngày. Như vậy, tối đa 55 ngày kể từ khi 

người lao động quay lại làm việc thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm. Nếu quá thời hạn trên, cơ quan bảo hiểm có quyền từ chối chi trợ cấp.

Bước 4: Cơ quan bảo hiểm giải quyết hồ sơ

Người lao động nếu đã thôi việc nhưng vẫn hưởng chế độ thai sản thì vẫn có thể nộp trực tiếp. Thời hạn giải quyết hồ sơ khác nhau, từ 3-4 ngày đối với từng đối tượng nộp.

Hồ sơ chế độ thai sản cho nam
Hồ sơ chế độ thai sản cho nam

4. Dịch vụ làm chế độ thai sản cho nam

Để được thực hiện thay các thủ tục nhằm mục đích nhận trợ cấp nhanh nhất, bạn có thể liên hệ AZTAX để được hỗ trợ. Với nhiều năm trong nghề, sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên trách, AZTAX cam kết thực hiện tất tần tật các chế độ thai sản cho nam. Chúng tôi chịu trách nhiệm với toàn bộ hồ sơ và cam kết chính xác về thời gian hoàn thành.

Chúng tôi vừa nêu rõ chế độ thai sản cho nam trong bài viết này. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về quy định của bảo hiểm thai sản. Hãy theo dõi trang thông tin của AZTAX để được cập nhật những tin tức mới nhất. Liên hệ ngay theo thông tin bên dưới để được tư vấn kỹ hơn về các gói dịch vụ của chúng tôi. AZTAX – Sự khởi đầu vững chắc cho hành trình khởi nghiệp.

Xem thêm: Tư vấn bảo hiểm thai sản

Xem thêm: Quyền lợi của lao động nữ mang thai và nuôi con

Xem thêm: Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon