Hướng dẫn cách chấm công tính lương từ A đến Z

bang cham cong va tinh luong

Chấm công tính lương là công việc thường làm hằng tháng trong mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có được quy trình về cách chấm công tính lương chính xác và hiệu quả.Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá quy trình chấm công và các phương pháp tính lương phổ biến. Từ việc lập bảng chấm công và thanh toán tiền lương đến tính toán lương đến cách chấm công tính lương một cách chi tiết nhất. Cùng AZTAX tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về cách chấm công nhân viên nhé!

1. Những căn cứ và nguyên tắc khi chấm công tính lương

Quy định chấm công tính lương về Việc chấm công tính lương không chỉ đơn thuần là việc ghi nhận số giờ làm việc của nhân viên mà còn phản ánh sự công bằng và minh bạch trong quản lý nhân sự. Để thực hiện công việc này một cách hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc và căn cứ chặt chẽ.

Những căn cứ và nguyên tắc khi thực hiện quy trình chấm công tính lương
Những căn cứ và nguyên tắc khi thực hiện quy trình chấm công tính lương

1.1 Những yếu tố để căn cứ khi tính lương

Có một số yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp thường căn cứ vào khi tính toán lương cho nhân viên:

  • Bảng chấm công ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên theo giờ hoặc ngày
  • Hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện làm việc
  • Phiếu xác nhận công việc hoàn thành thường áp dụng khi tính lương theo doanh số bán hàng hoặc hoa hồng
  • Các chính sách về lương thưởng và lương tháng 13 của doanh nghiệp dành cho nhân viên
  • Mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động bắt buộc phải trả cho người lao động tại khu vực đó.
  • Tỷ lệ phần trăm được trích từ lương để xác định số tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ đóng các khoản bảo hiểm cho người lao động

1.2 Các nguyên tắc cơ bản khi tính lương

Quy định chấm công tính lương cho nhân viên, các doanh nghiệp thường tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tiền lương theo chế độ cấp bậc: Được tính dựa trên chất lượng công việc và cấp bậc của người lao động
  • Hệ số lương: Xác định dựa trên quy định của doanh nghiệp hoặc nhà nước, phản ánh đúng vị trí và chất lượng lao động của nhân viên
  • Mức lương: Là số tiền mà công ty phải trả cho người lao động trong một khoảng thời gian xác định, có thể đo bằng giờ, ngày, tuần hoặc tháng
  • Thang bảng lương: Trình bày sự tương đồng và khác biệt trong số tiền mà người lao động nhận được theo từng cấp bậc và nhiệm vụ
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật: Đối với các vị trí yêu cầu trình độ kỹ thuật chuyên môn, sẽ có quy định riêng về cách chấm công và tính lương

Xem thêm: Cách tính lương trong excel

2. Hướng dẫn cách chấm công tính lương chi tiết

Cách chấm công tính lương chi tiết
Cách chấm công tính lương chi tiết

Để có thể thực hiện quy trình chấm công tính lương một cách chính xác nhất chúng ta cần điều những thông tin theo thứ tự cột như sau:

  • Cột 1: STT và Cột 2: Họ và tên được điền dựa trên danh sách bảng chấm công.
  • Cột 3: Chức vụ của mỗi nhân viên được ghi rõ.
  • Cột 4: Lương cơ bản, là mức lương tối thiểu mà người lao động và doanh nghiệp đồng ý.
Vùng Mức lương tối thiểu Đối tượng lao động đã qua đào tạo được hưởng mức lương tối thiểu vùng
(1) (2) (3) = (2) x 107 %
Vùng I 4.680.000 VND 5.007.600 VND
Vùng II 4.160.000 VND 4.451.200 VND
Vùng III 3.640.000 VND 3.894.800 VND
Vùng IV 3.250.000 VND 3.477.500 VND
  • Cột 5 đến 7: Các khoản phụ cấp không thuộc diện đóng bảo hiểm như tiền hỗ trợ tăng ca, chi phí điện thoại và phụ cấp đi lại.
  • Cột 8: Phụ cấp trách nhiệm, có thể được tính vào lương đóng bảo hiểm.
    Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, có thể có các khoản phụ cấp khác như phụ cấp thâm niên, phụ cấp theo chức danh, v.v. Thường những người hưởng các khoản này là các nhân viên cấp quản lý như trưởng phòng hoặc giám đốc.
  • Cột 9: Tổng thu nhập được tính dựa trên mức lương cơ bản cộng với các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm.
  • Cột 10: Thể hiện số ngày làm việc của nhân viên, với sự xem xét đặc biệt đối với các ngày nghỉ lễ tết theo quy định của pháp luật lao động.
  • Cột 11: Cho biết tổng lương thực nhận của nhân viên, được tính bằng cách chia tổng thu nhập cho số ngày công theo quy định chấm công tính lương.
  • Cột 12: Các khoản đóng bảo hiểm được tính từ lương cơ bản cộng với các khoản phụ cấp trách nhiệm.
  • Cột 13 đến 16: Thể hiện các khoản trích trừ từ lương của nhân viên, được tính bằng cách nhân lương đóng bảo hiểm với tỷ lệ trích theo lương.
  • Cột 17 đến 20: Cho biết các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân như giảm trừ gia cảnh, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản từ thiện, khuyến học, v.v.
  • Cột 21: Dựa trên tổng thu nhập trừ đi các khoản phụ cấp để tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
  • Cột 22: Thể hiện thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân sau khi trừ các khoản giảm trừ khấu trừ.
  • Cột 23: Số tiền thuế thu nhập cá nhân.
  • Cột 24: Số tiền lương nhân viên đã được ứng tạm thời trong tháng.
  • Cột 25: Số tiền thực lĩnh mà doanh nghiệp phải trả cho nhân viên.
  • Cột 26: Cột chữ ký xác nhận, yêu cầu phải có chữ ký của trưởng bộ phận để bảng lương được coi là hợp pháp.

3. Các phương pháp chấm công và tính lương cho công nhân

Để đảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc thanh toán tiền lương, các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp và quy trình cụ thể. Trong đoạn văn dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu vềcách chấm công tính lương phổ biến như chấm công bằng tay và sử dụng phần mềm tính lương đơn giản, cùng những phương thức tính lương thường được áp dụng trong ngành công nghiệp, từ lương cơ bản đến các khoản thưởng và phụ cấp, nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc thanh toán cho lao động sản xuất.

Các phương pháp chấm công và tính lương cho công nhân
Các phương pháp chấm công và tính lương cho công nhân

3.1 Các phương pháp chấm công

3.1.1 Chấm công theo ngày

Nhân viên không phải lúc nào cũng thực hiện công việc cố định, mà có thể được giao thêm những nhiệm vụ khác từ cấp trên hoặc phát sinh do tình huống bất ngờ. Mỗi loại công việc như họp hành, tham gia hội nghị, đàm phán,… sẽ được chấm công bằng ký hiệu riêng cho ngày làm việc đó.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp một ngày có hai công việc diễn ra với thời gian tương đương nhau, việc chấm công sẽ dựa trên ký hiệu của công việc được thực hiện đầu tiên.
  • Nếu hai công việc có thời gian thực hiện khác nhau, ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất sẽ được dùng để chấm công cho ngày đó.

Ưu điểm:

  • Giúp quản lý chi tiết từng công việc trong ngày, đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng.
  • Phù hợp cho các nhân viên thường xuyên có sự thay đổi trong lịch trình hoặc phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Nhược điểm:

  • Quy trình chấm công có thể trở nên phức tạp và dễ gây nhầm lẫn khi nhân viên phải thực hiện nhiều công việc trong cùng một ngày.
  • Nếu không theo dõi sát sao, việc xác định công việc tốn nhiều thời gian nhất có thể gây ra sai sót trong việc ghi nhận.

3.1.2. Chấm công theo giờ

Trong suốt một ngày làm việc, nhân viên sẽ được chấm công dựa trên từng nhiệm vụ họ phụ trách và thời gian cụ thể dành cho mỗi công việc. Theo phương pháp này, các ký hiệu quy định trước sẽ được sử dụng để ghi nhận công việc, kèm theo số giờ thực hiện tương ứng của từng nhiệm vụ bên cạnh mỗi ký hiệu.

Ưu điểm:

  • Giúp quản lý chính xác thời gian làm việc của nhân viên theo từng nhiệm vụ, tạo sự minh bạch và rõ ràng.
  • Phù hợp cho những công việc đòi hỏi sự phân chia thời gian rõ ràng hoặc cần theo dõi chặt chẽ tiến độ công việc.

Nhược điểm:

  • Phương pháp này có thể gây phức tạp nếu nhân viên phải chuyển đổi nhiều công việc trong ngày, đòi hỏi ghi chép chi tiết và liên tục.
  • Dễ dẫn đến sai sót nếu không có hệ thống giám sát hoặc công cụ hỗ trợ hiệu quả.

3.1.3. Chấm công nghỉ bù

Phương pháp chấm công này được áp dụng trong trường hợp người lao động làm thêm giờ nhưng không được tính lương làm thêm (OT). Thay vào đó, thời gian làm thêm sẽ được bù bằng thời gian nghỉ sau này. Khi nhân viên nghỉ bù, bộ phận hành chính nhân sự sẽ ghi nhận thời gian nghỉ này và sử dụng ký hiệu “NB” để tính lương theo số giờ nghỉ bù thay vì trả lương làm thêm giờ.

Ưu điểm:

  • Giúp cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho nhân viên, đặc biệt là những người thường xuyên làm thêm giờ.
  • Giảm chi phí cho doanh nghiệp khi không phải trả lương làm thêm giờ, thay vào đó là bù bằng thời gian nghỉ.

Nhược điểm:

  • Có thể dẫn đến sự bất tiện cho nhân viên khi không được nhận lương OT mà chỉ được nghỉ bù, đặc biệt nếu nhu cầu tài chính của họ cao hơn nhu cầu nghỉ ngơi.
  • Quản lý và theo dõi thời gian nghỉ bù đòi hỏi sự chặt chẽ và minh bạch để tránh xảy ra nhầm lẫn hoặc bất công trong việc tính lương.

3.2 Các phương pháp tính lương

Có nhiều cách chấm công tính lương,và cách tính có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia, ngành nghề và công ty. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

3.2.1. Tính lương theo thời gian

Lương theo thời gian là phương pháp tính lương dựa trên thời gian làm việc mà người lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng. Có hai cách tính phổ biến:

Cách 1: Tính theo số ngày làm việc thực tế và quy định.

Lương tháng = (Lương cơ bản + phụ cấp) / Số ngày làm việc theo quy định x Số ngày làm việc thực tế

Trong đó: Số ngày làm việc theo quy định = Tổng số ngày trong tháng – Số ngày nghỉ.

Ví dụ: Trong tháng 09/2024, người lao động làm việc trong một tháng có 30 ngày, trong đó có 5 ngày chủ nhật được nghỉ. Vì vậy, số ngày làm việc theo quy định của tháng là 25 ngày.

Cách 2: Tính theo ngày công tiêu chuẩn cố định.

Lương tháng = (Lương cơ bản + phụ cấp) / 26 x Số ngày làm việc thực tế

Phương pháp này cho phép bộ phận hành chính nhân sự dễ dàng theo dõi và tính toán, bằng cách sử dụng 26 ngày công tiêu chuẩn thay vì tính toán dựa trên số ngày làm việc thay đổi mỗi tháng. Điều này giúp quá trình tính lương diễn ra nhanh chóng và nhất quán.

3.2.2. Tính lương theo sản phẩm

Đây là phương pháp tính lương dựa trên số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động hoàn thành. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất và chế tạo:

Tiền lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành

Tính lương theo sản phẩm không chỉ khuyến khích nhân viên nâng cao tay nghề và kỹ năng cần thiết mà còn thúc đẩy họ cải thiện năng suất lao động, góp phần vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.3. Tính lương theo doanh thu

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về Cách tính lương thưởng theo doanh thu, vì điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, mục tiêu cá nhân và tính chất công việc. Mỗi nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được áp dụng phương pháp tính lương thưởng khác nhau, dựa trên việc đánh giá hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra:

Lương theo doanh thu = Lương cứng gắn với mức doanh số tối thiểu + Lương thưởng theo tỷ lệ % doanh số

Trong đó: Lương cứng hàng tháng là khoản lương được thỏa thuận từ đầu theo chính sách của công ty.

3.2.4. Tính lương theo lương khoán

Phương pháp lương khoán tính căn cứ trên số lượng, khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Hình thức này có thể căn cứ vào đơn vị sản phẩm, thời gian hoặc doanh thu và thường dựa trên hợp đồng giao khoán và biên bản nghiệm thu:

Lương khoán = Mức khoán quy định x Tỷ lệ hoàn thành chất lượng tiến độ công việc

Doanh nghiệp cần xác định đơn giá hoặc tỷ lệ khoán phù hợp, với quy định rằng mức hoàn thành công việc cao hơn sẽ nhận được đơn giá khoán cao hơn. Ngoài ra, có thể bổ sung thưởng để khuyến khích nhân viên phát huy khả năng và ghi nhận thành tích.

Xem thêm: Cách tính tiền lương theo giờ

4. Cách lập bảng chấm công tính lương

Lập bảng chấm công là bước quan trọng trong quản lý nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Bằng cách theo dõi chính xác thời gian làm việc của nhân viên, bảng chấm công tiền lương cung cấp thông tin để thực hiện quy trình chấm công tính lương. Để thực hiện điều này, cần tuân thủ các quy định pháp lý và nội quy công ty, cũng như làm việc tỉ mỉ và kiên nhẫn. Dưới đây là 2 cách làm bảng lương chấm công mà AZTAX muốn gửi đến các bạn.

Cách lập bảng chấm công và thanh toán tiền lương
Cách lập bảng chấm công và thanh toán tiền lương

4.1 Tạo Bảng Chấm Công Truyền Thống

Trong bảng chấm công, cần lưu ý các nội dung sau:

  1. Cột “Thứ Tự, Họ và Tên” để xác định danh tính từng nhân viên.
  2. Cột “Chức Vụ” để thể hiện cấp bậc hoặc vị trí của mỗi nhân viên.
  3. Các cột từ 1 đến 31: Ghi lại số ngày làm việc từ đầu đến cuối tháng.
  4. Cột “Tổng Công”: Hiển thị tổng số giờ làm việc hoặc sản phẩm của từng nhân viên trong tháng.
  5. Cột “Tổng Cộng”: Tính tổng số ngày làm việc của mỗi nhân viên trong tháng.
  6. Cột “Ngày Nghỉ”: Ghi lại các ngày nghỉ không lương, nghỉ lễ và nghỉ phép.

Quy trình chấm công:

Sử dụng mẫu bảng chấm công và thanh toán tiền lương tiêu chuẩn để ghi lại thông tin hàng ngày. Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm theo dõi và điền thông tin cho từng nhân viên. Cuối tháng, trưởng bộ phận và người phụ trách chấm công ký xác nhận trên bảng chấm công.

Sau đó, bộ phận nhân sự gửi bảng chấm công và thanh toán tiền lương cùng các tài liệu liên quan đến kế toán để kiểm tra và xác nhận. Dựa trên thông tin này, ngày công tiêu chuẩn, lương thưởng và lương đóng bảo hiểm được xác định. Nếu tổng số giờ làm việc không chia hết cho 8 giờ một ngày, thì số giờ lẻ sẽ được ghi rõ, ví dụ 28 công 5 giờ sẽ được ghi là 28,5 công.

4.2 Cách lập bảng từ máy chấm công

Tối ưu quy trình xuất dữ liệu từ máy chấm công và tính lương từ bảng chấm công:

Bước 1: Xuất Dữ Liệu Từ Máy Chấm Công

Cách 1: Truy cập vào thiết bị chấm công trên máy tính, chọn mục chấm công, sau đó tải dữ liệu chấm công về máy tính. Hoặc truy cập vào phần mềm chấm công và thực hiện tương tự.

Truy cập vào phần mềm chấm công
Truy cập vào phần mềm chấm công

Cách 2: Truy cập vào hệ thống, máy chấm công, chọn thiết bị và tải dữ liệu điểm danh về máy tính. Có thể lựa chọn lọc dữ liệu theo thời gian cụ thể và lưu vào địa chỉ mong muốn.

Truy cập vào hệ thống, máy chấm công
Truy cập vào hệ thống, máy chấm công

Bước 2: Xuất Dữ Liệu Chấm Công Về Tệp Excel

Sau khi tải dữ liệu, mở tệp báo cáo và chọn mẫu báo cáo phù hợp như báo cáo chi tiết ngày hoặc tổng hợp tháng. Lưu ý chọn xuất file báo cáo tổng hợp tháng và lưu về dữ liệu điểm danh.

Xuất dữ liệu chấm công về tệp Excel
Xuất dữ liệu chấm công về tệp Excel

Bước 3: Cách chấm công tính lương trên excel

Dữ liệu từ bảng chấm công sẽ ghi nhận số ngày làm việc, ngày nghỉ, thời gian làm thêm giờ và thời gian đi muộn về sớm của mỗi nhân viên trong tháng.

Cách chấm công tính lương trên excel
Cách chấm công tính lương trên excel

Áp dụng các hàm Excel như AND, OR, IF, SUM, SUMIF, SUMIFS, LOOKUP hay VLOOKUP để tính lương tự động cho từng nhân viên, giúp bộ phận nhân sự hoặc kế toán viên tiết kiệm thời gian và tối ưu quy trình tính lương.

Xem thêm: Hàm tính lương, thưởng trong excel

5. Các khoản lương cơ bản

Các khoản lương cơ bản phải tuân thủ đúng quy định của luật lao động nhà nước. Dưới đây là các điều cơ bản trong cách chấm công tính lương cho người lao động:

  • Lương cơ bản hoặc lương cứng: Đây là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi công việc diễn ra thuận lợi như bình thường.
  • Lương đóng bảo hiểm xã hội: Đây là nghĩa vụ pháp lý của cả người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội thường dựa trên mức lương cơ bản.
  • Lương thử việc: Luật lao động quy định mức lương thử việc thường là 85% mức lương cơ bản mà doanh nghiệp trả cho nhân viên, nhưng có thể là 100% tùy vào quy định của từng doanh nghiệp.
  • Lương khoán: Đây là mức lương của nhân viên không ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp. Họ thường làm việc part-time, nên mức lương trung bình có thể cao hơn, nhưng các chế độ khác như bảo hiểm, trợ cấp thường bị cắt bỏ.
  • Trợ cấp và phụ cấp: Bao gồm các khoản tiền hỗ trợ như xăng xe, ăn trưa, tiền gửi xe, và còn nhiều loại khác. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể bắt buộc về mức lương cơ bản này.

6. Tại sao cần có quy trình chấm công tính lương chuẩn

tai sao phai xay dung bang cham cong
Tại sao phải xây dựng bảng chấm công và tính lương?

Chấm công và tính lương là hoạt động phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp, và quy trình này bao gồm các bước trước và sau khi chấm công. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể mà việc chấm công và tính lương mang lại:

  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự: Quy trình chấm công chuẩn giúp đảm bảo chính xác hoặc giảm thiểu sai sót trong việc ghi lại giờ làm việc, công việc của nhân viên. Điều này cũng giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho công ty trong việc quản lý nhân sự, bao gồm tổng hợp tiền lương và làm báo cáo.
  • Giảm thiểu sai sót: Chấm công là bằng chứng cho công sức của nhân viên và quyền lợi mà họ nhận được. Nếu quy trình không chính xác, có thể gây ra sai sót trong việc tổng hợp và quyết toán tiền lương, gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác của công ty.
  • Tiết kiệm nguồn lực và chi phí: Quy trình chấm công chuẩn giúp công ty thiết lập các quy định hợp lý để đảm bảo sự hiểu biết và tuân thủ của tất cả nhân viên. Điều này tạo ra kế hoạch chấm công liên tục, nâng cao chuyên nghiệp và tạo ra văn hóa làm việc tích cực.
  • Là cơ sở dữ liệu để tính lương dễ dàng hơn: Quy trình chấm công chuẩn giúp công ty dễ dàng xác định và tính toán tiền lương cho từng nhân viên. Điều này tạo ra sự rõ ràng và minh bạch về tiền lương, thưởng hoặc phạt. Bên cạnh đó, nó cũng tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa nhân viên và công ty, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững của doanh nghiệp.

7. Phần mềm chấm công tính lương

Phần mềm tính lương online là công cụ giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình tính lương, bao gồm:

  • Xây dựng công thức tính lương
  • Tự động tính lương từ bảng chấm công
  • Tính toán các khoản khấu trừ, phụ cấp, trợ cấp, khoản thưởng
  • Gửi phiếu lương cho nhân viên
  • Liên kết với phần mềm kế toán và ngân hàng điện tử
  • Lưu trữ lịch sử bảng lương

Lợi ích của việc sử dụng phần mềm tính lương online:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Giảm thiểu các tác vụ thủ công, giúp bộ phận nhân sự tập trung vào các công việc quan trọng khác.
  • Tăng độ chính xác: Hạn chế sai sót trong việc tính toán lương, đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho nhân viên.
  • Tuân thủ luật pháp: Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế và lao động.
  • Quản lý hiệu quả: Cung cấp các báo cáo chi tiết về tình hình lương bổng của doanh nghiệp, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định sáng suốt.

Một số phần mềm tính lương đơn giản phổ biến hiện nay:

  • MISA AMIS
  • CorePayroll
  • FastWork Payroll
  • DigiiC&B
  • Tanca
  • FTSHRM
  • Paradise HRM
  • Ecount ERP
  • 1Office
  • Base Payroll
  • Xero
  • Paycor
  • TRAXpayroll
  • Dsoft HRM
  • Bamboo Payroll

Lưu ý:

  • Nên chọn phần mềm phù hợp với nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp.
  • Cần cân nhắc các yếu tố như: tính năng, giá cả, hỗ trợ khách hàng,… trước khi quyết định mua phần mềm.

8. Lưu ý quan trọng trong quy trình chấm công tính lương

Một số lưu ý quan trọng trong quy trình chấm công tính lương bao gồm:

  • Chính xác và kỹ lưỡng: Đảm bảo rằng thông tin được chấm công và tính lương là chính xác và kỹ lưỡng. Sai sót có thể gây ra các vấn đề pháp lý và làm mất lòng tin của nhân viên.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Đảm bảo quy trình chấm công và tính lương tuân thủ đúng quy định của pháp luật lao động, bao gồm cả các quy định về lương cơ bản, các khoản trích trừ và thuế.
  • Bảo vệ thông tin cá nhân: Bảo vệ thông tin cá nhân của nhân viên khi thực hiện quy trình chấm công và tính lương, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin.
  • Đối xử công bằng: Đảm bảo rằng mọi nhân viên được đối xử công bằng trong quy trình chấm công và tính lương, không có sự phân biệt đối xử không công bằng.
  • Thông tin minh bạch: Tạo điều kiện cho nhân viên hiểu rõ về cách tính lương của họ bằng cách cung cấp thông tin minh bạch về các khoản thu nhập, trích trừ và thuế.
  • Giải quyết tranh chấp: Sẵn sàng giải quyết bất kỳ tranh chấp nào có thể phát sinh trong quá trình chấm công và tính lương một cách công bằng và minh bạch.

Như vậy AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng liên quan đến cách chấm công tính lương, cách lập bảng chấm công tinh lương cũng như các vấn đề liên quan. Hy vọng qua bài viết có thể mang đến một phần thông tin để giải đáp thắc mắc của quý doanh nghiệp về cách hướng dẫn chấm công tính lương trên. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tính lương trọn gói, AZTAX thấu hiểu vấn đề quan trọng này luôn là điểm chú ý của các doanh nghiệp. AZTAX tự tin mang lại giải pháp hữu hiệu và hợp lý cho các dịch vụ mà khách hàng đang mong muốn.

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon