Báo cáo tài chính là một công việc phải làm và mang tính bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC các loại báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính có thể được lập và trình bày trên cơ sở hợp nhất hoặc không hợp nhất.
Dưới đây, công ty AZTAX sẽ cung cấp đến quý doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM những thông tin liên quan đến các loại báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cần phải làm.
1. Báo cáo tài chính hàng năm
Một trong các loại báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cần phải làm là báo cáo tài tài chính năm. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì hàng năm doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính theo mẫu cụ thể quy định trong luật và phải lập theo dạng đầy đủ. Một bộ báo cáo tài chính năm đầy đủ sẽ bao gồm những hồ sơ sau:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu B 01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B 02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B 03 – DN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu B 09 – DN
Cách tính kỳ kế toán nộp báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính sẽ tính theo năm dương lịch hoặc kỳ kế toán hàng năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế.
Doanh nghiệp được phép thay đổi kỳ kế toán năm. Tuy nhiên khi thay đổi doanh nghiệp cần phải lập riêng báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa hai kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới.
>>> Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về loại báo cáo tài chính này, xem ngay bài viết Quy trình làm báo cáo tài chính năm
2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
Báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo tài chính cho bốn quý của năm tài chính (trong đó quý bốn là quý cuối cùng trong năm); và báo cáo tài chính bán niên.
Báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lập theo mẫu cụ thể pháp luật quy định, lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.
2.1 Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ
Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu B 01a – DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu B 02a – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu B 03a – DN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu B 09a – DN
2.2 Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm
Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu B 01b – DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu B 02b – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu B 03b – DN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu B 09a – DN
Lưu ý:
- Doanh nghiệp nhà nước và công ty niêm yết bắt buộc phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
- Các loại hình doanh nghiệp khác được khuyến khích nhưng không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
3. Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất. Là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con.
Như vậy, khi một công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con thì được gọi là tập đoàn. Báo cáo tài chính của cả tập đoàn được gọi là báo cáo tài chính hợp nhất.
Trong đó:
- Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con.
- Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).
- Tập đoàn: Bao gồm công ty mẹ và các công ty con.
3.1 Báo cáo tài chính đối với công ty mẹ
Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây (Theo khoản 1 Điều 191 Luật doanh nghiệp 2014):
- Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán
- Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con
- Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.
3.2 Báo cáo tài chính đối với công ty con
Theo quy định của pháp luật về kế toán, công ty con được hiểu là công ty chịu sự kiểm soát bới công ty mẹ, theo đó công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được các lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
3.3 Báo cáo tài chính đối với công ty liên kết
Giống như mô hình công ty mẹ – công ty con, pháp luật về kế toán cũng yêu cầu báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ phải trình bày các khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty liên kết.
Công ty liên kết được hiểu là công ty mà trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể tuy nhiên không được coi là công ty con hay công ty liên doanh của nhà đầu tư.
Xem ngay kẻo lỡ: Hướng dẫn phương pháp quy trình cách làm báo cáo tài chính hợp nhất
4. Các kỳ lập các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp
4.1 Kỳ lập báo cáo tài chính năm
Kỳ lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch; hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế.
Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm; dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng; có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng; nhưng không được vượt quá 15 tháng.
4.2 Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
4.3 Kỳ lập báo cáo tài chính khác
Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác; (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…); theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
Trên đây là những thông tin về các loại báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mà công ty AZTAX đã cung cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty AZTAX chúng tôi hiện đang cung cấp dịch vụ nhận làm báo cáo tài chính cuối năm giá rẻ mang lại sự hài lòng cho doanh nghiệp.
>>> Nếu muốn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, hãy xem ngay:
[wptb id=9751] [wptb id=9754]