Cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?

cá nhân tự đóng bhxh ở đâu

Đối với các đơn vị, doanh nghiệp khi đóng bảo hiểm xã hội sẽ đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH quận/huyện tại địa bàn nơi cấp phép kinh doanh. Còn đối với cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tham khảo ngay câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây.

1. Ai được tham gia BHXH tự nguyện?

Ai được tham gia BHXH tự nguyện
Ai được tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật. Trường hợp của Ông/Bà, đang làm tự do, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nên có thể tham gia BHXH tự nguyện.

2. Cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?

Cá nhân có thể tự đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi mình cư trú, bao gồm cả nơi tạm trú và thường trú. Ngoài ra, cá nhân cũng có thể đăng ký và đóng BHXH tự nguyện thông qua các đại lý thu được ủy quyền bởi cơ quan BHXH.

Cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu
Cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu

Căn cứ theo Điểm d tiết 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH, cá nhân có thể tự đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH cấp huyện, đại lý thu, nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

Cụ thể điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về phân cấp quản lý, như sau:

Điều 3. Phân cấp quản lý

Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

BHXH huyện

a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.

b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.

c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.

đ) Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý theo phân cấp của BHXH tỉnh.

BHXH tỉnh

a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của các đơn vị chưa phân cấp cho BHXH huyện.

b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH tỉnh trực tiếp thu.

c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước.

d) Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý.

BHXH Việt Nam

a) Thu tiền của ngân sách trung ương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, tiền hỗ trợ quỹ BHTN.

b) Thu tiền của ngân sách trung ương đóng BHXH cho người có thời gian công tác trước năm 1995.

Khi đến những địa điểm này, người tham gia Bảo hiểm xã hội sẽ nhận được sự hỗ trợ và sự hướng dẫn đầy đủ để kê khai thông tin cũng như hoàn thành các thủ tục liên quan đến việc đăng ký tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện.

3. Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách BHXH, nhằm mục đích bảo đảm an sinh xã hội. Việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại sự yên tâm cho người tham gia, nhờ vào việc nhận lương hưu khi họ không còn khả năng lao động hoặc đã hết tuổi lao động, qua đó giúp họ duy trì thu nhập và ổn định cuộc sống.
Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì
Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, cho phép người tham gia tự lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với tài chính và thu nhập của họ. Chế độ này đảm bảo quyền lợi về hưu trí và tử tuất cho người tham gia khi họ không còn khả năng lao động.

4. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Về mức đóng Bảo hiểm Xã hội tự nguyện, căn cứ vào Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 được ban hành bởi Chính phủ liên quan Luật Bảo hiểm Xã hội, mức đóng Bảo hiểm Xã hội tự nguyện hàng tháng được là 22% tổng thu nhập hằng tháng của người tham gia.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức thu nhập tháng tối thiểu mà người tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện có thể lựa chọn bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng/tháng), và mức thu nhập tháng tối đa mà họ có thể chọn không được vượt quá 20 lần so với mức lương cơ sở (hiện nay là 29.800.000 đồng/tháng).

Các phương thức tham gia BHXH, căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP. Hiện nay người tham gia có thể linh hoạt chọn một trong các phương thức sau đây:

  • Đóng hằng tháng;
  • Đóng 03 tháng một lần;
  • Đóng 06 tháng một lần;
  • Đóng 12 tháng một lần;
  • Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
  • Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện trong thời gian tối đa 10 năm được tính theo phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn:

3 mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

STT  

Đối tượng

Mức đóng thấp nhất hàng tháng

Nhà nước chưa hỗ trợ

Phần trăm (%)

Nhà nước hỗ trợ

Số tiền hỗ trợ năm 2023

Nhà nước hỗ trợ hàng tháng

Mức đóng thấp nhất

hàng tháng sau khi Nhà nước hỗ trợ

1

Người thuộc hộ nghèo

330.000 đồng

30%

99.000 đồng

231.000 đồng

2

Người thuộc hộ cận nghèo

330.000 đồng

25%

82.500 đồng

247.500 đồng

3

Người thuộc đối tượng khác

330.000 đồng

10%

33.000 đồng

297.000 đồng

Trong trường hợp người đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng Bảo hiểm Xã hội vẫn còn thiếu hơn 10 năm, họ vẫn có thể tiếp tục đóng theo một trong sáu phương thức được quy định trên, cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không vượt quá 10 năm. Sau khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm, họ sẽ được đóng một lần cho những năm còn thiếu theo phương thức thứ sáu.

5. Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn tham gia tại cơ quan BHXH hoặc các đại lý thu được ủy quyền, lựa chọn phương thức đóng phí và thực hiện thanh toán theo định kỳ. Sau khi hoàn thành thủ tục này, người tham gia sẽ nhận được sổ bảo hiểm xã hội tự nguyện để bảo đảm các quyền lợi sau này.

Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bước 1: Lập và Nộp Hồ Sơ Đăng Ký Mua

Người tham gia có hai lựa chọn:

  • Đối với cơ quan BHXH: Kê khai Tờ khai tham gia (Mẫu TK1-TS) và nộp tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công.
  • Đối với Đại lý thu: Kê khai Tờ khai tham gia và nộp cho Đại lý thu.

Bước 2: Nộp Phí Mua Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

Người tham gia có các cách đóng tiền:

  • Nộp tiền mặt cho cơ quan BHXH hoặc Đại lý thu.
  • Nộp tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh.

Bước 3: Cơ Quan BHXH Giải Quyết Hồ Sơ

Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 5 ngày từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 4: Nhận Kết Quả Giải Quyết – Sổ BHXH

Người tham gia có thể nhận kết quả theo cách sau:

  • Đối với cơ quan BHXH: Nhận tại Bộ phận Một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công, hoặc qua dịch vụ bưu chính.
  • Đối với Đại lý thu: Nhận tại Đại lý thu.
  • Đăng ký qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đã đăng ký.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội

6. Hướng dẫn cách đóng BHXH tự nguyện online ngay tại nhà

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hợp tác với Cổng dịch vụ công để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nhờ đó, cá nhân có thể đóng BHXH tự nguyện một cách trực tiếp thông qua cổng dịch vụ công quốc gia.

Hướng dẫn cách đóng BHXH tự nguyện online ngay tại nhà
Hướng dẫn cách đóng BHXH tự nguyện online ngay tại nhà

Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ Công quốc gia tại địa chỉ – dichvucong.gov.vn hoặc truy cập Cổng Dịch vụ Công của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tại – dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn.

Bước 2: Lựa chọn dịch vụ công trực tuyến đăng ký BHXH tự nguyện online

Bước 3: Thực hiện Kê Khai Thông Tin Tham Gia đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

*Lưu ý: Nếu bạn chọn nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích, thì người tham gia  sẽ tự chi trả chi phí dịch vụ này.

Bước 4: Sau khi hoàn tất việc điền đầy đủ thông tin, bạn cần nhập mã kiểm tra một cách chính xác để “Xác nhận”. Tiếp theo, bạn sẽ nhận được các hướng dẫn về việc thanh toán tiền Bảo hiểm Xã hội.

Bước 5: Sau khi thanh toán, bạn sẽ nhận được Biên lai sau khi thanh toán điện tử từ hệ thống ngân hàng hay từ trung gian thanh toán.

Bước 6: Bạn sẽ nhận thông báo về thời hạn trả sổ Bảo hiểm Xã hội.

Bước 7: Cuối cùng, bạn sẽ nhận được sổ Bảo hiểm Xã hội điện tử hay sổ Bảo hiểm Xã hội dạng văn bản giấy theo phương thức đã đăng ký.

Trên đây là bài viết trả lời cho câu trả lời cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu? Và các thông tin liên quan đến chủ đề này do AZTAX tổng hợp. Hy vọng rằng các thông trên sẽ hữu ích với độc giả. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi. 

Xem thêm: Ký hợp đồng bao lâu thì được đóng bảo hiểm

Xem thêm: Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Xem thêm: Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội là gì

Xem thêm: Thủ tục câp lại sổ bhxh bị mất

Xem thêm: Địa điểm lấy tiền bảo hiểm xã hội

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon