Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề bảo hộ nhãn hiệu là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Quy định về nhãn hiệu được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi năm 2009. Đại đa số các doanh nghiệp mới thành lập chưa nắm rõ các quy định, điều khoản thường sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tiết kiệm thời gian. Vậy còn cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không? là mối quan tầm của nhiều người hiện nay.
1. Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không?
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ,… có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu này với chủ sở hữu khác. Khi đăng ký nhãn hiệu thì chủ thể đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ, không một tổ chức hoặc cá nhân nào có thể sử dụng nhãn hiệu giống bạn trong cũng một lĩnh vực từ đó giúp sản phẩm của bạn trở nên độc nhất trên thị trường.
Chính vì điều này, rất nhiều chủ thể mong muốn có thể đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Nhưng hiện nay, chủ thể đăng ký nhãn hiệu đa phần là các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của mình từ đó nhiều người đưa ra câu hỏi liệu rằng cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu hay không?
Căn cứ vào Điều 87 quy định về Quyền đăng ký nhãn hiệu của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì;
– Tổ chức,cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức,cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Như vậy, chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu không bị giới hạn là tổ chức hay cá nhân. Miễn là hàng hóa, dịch vụ đó do tổ chức hay cá nhân đó sản xuất hoặc cung cấp thì có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Kể cả trong trường hợp cá nhân đó chưa thành lập công ty thì vẫn đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền
2. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Sau câu hỏi “Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không?” thì nội dung tiếp theo mà chủ sở hữu nhãn hiệu thường thắc mắc đó là Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì, bao gồm những giấy tờ gì? Để có thể đăng ký thành công và sở hữu xác nhận bảo hộ nhãn hiệu là cá 1 quá trình, vì vậy để có thể dễ dàng thành công thì chúng ta cần phải nắm rõ các quy định cũng như kiến thức liên quan.
Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và được thay đổi vào năm 2009, tại Điều 1 Mục 2 quy định “Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm xác nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, quyền đối với giống cây trồng.
2.1 Các loại văn bằng bảo hộ
Không chỉ có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu), theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định văn bằng bảo hộ còn bao gồm:
– Bằng độc quyền sáng chế
– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
– Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
Tìm hiểu thêm: Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam
2.2 Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Với mỗi loại văn bằng bảo hộ đều có thời hạn hiệu lực, và đến khi hết thời hạn chủ sở hữu phải đi gia hạn lại để được duy trì chứng nhận
Hiệu lực của các loại văn bằng bảo hộ:
– Bằng độc quyền sáng chế: 20 năm kể từ ngày nộp đơn (không được gia hạn)
– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: 10 năm kể từ ngày nộp đơn (không được gian hạn)
– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: 5 năm kể từ ngày nộp đơn (có thể gia hạn)
– Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (không được gian hạn)
+ Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn
+ Kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới
+ Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 10 năm kể từ ngày nộp đơn (có thể gian hạn)
– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý: Vô thời hạn kể từ ngày cấp
Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước madrid
3. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có thể ủy thác hoặc từ mình nộp đơn theo các bước sau:
Bước 1: Đăng ký nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của cục tại TPHCM và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Ở bước này Cục sẽ kiểm tra việc tuân thủ những quy định về hình thức đơn và đưa ra kết luận hợp lệ hoặc không hợp lệ:
– Hợp lệ: Cục ra quyết định chấp nhận đơn.
– Không hợp lệ: Cục ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn và nêu rõ các lý do, thiếu sót và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không có phản hồi hoặc sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa, phản đối, ý kiến không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố tên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Tại bước này đơn sẽ được đánh giá khả năng được bảo hộ của các đối tượng theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Tại bước này người nộp đơn sẽ nhận được 1 trong 2 trường hợp sau:
– Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ
– Nếu đáp ứng được yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bài viết trên AZTAX đã gửi đến bạn đọc thông tin về câu hỏi “Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu không?” và những vấn đề liên quan khác về văn bằng bảo hộ. Người trực tiếp đăng ký nhãn hiệu cần phải nắm rõ các quy định cũng như có kiến thức cơ bản. Trong quá trình tham gia đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quý doanh nghiệp có gặp khuất mắc hoặc khó khăn hãy liên hệ ngay đến Hotline AZTAX. Chúng tôi với đội ngũ nhân sự chuyên môn sẽ hỗ trợ mọi vấn đề của khách hàng trong thời gian sớm nhất.