Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: Những điều cần làm trước khi nộp đơn

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đang là việc làm quan trọng của các doanh nghiệp. Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp sở hữu một tài sản có giá trị. Bên cạnh đó là tăng lợi thế cạnh tranh khi khách hàng có thể phân biệt được sản phẩm của mình. Để đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần làm những việc sau đây trước khi nộp đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT).

1. Tìm hiểu điều kiện nhãn hiệu được bảo hộ

Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu là dấu hiệu để nhận biết hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác (theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam). Điều kiện nhãn hiệu được bảo hộ:

– Nhãn hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình vẽ, chữ cái, từ ngữ, hình ảnh (kể cả 3 chiều)… Các yếu tố này có thể kết hợp với một hoặc nhiều màu sắc.

– Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu này với chủ thể khác.

Doanh nghiệp sẽ thiết kế nhãn hiệu riêng để gửi lên Cục SHTT theo các điều kiện nêu trên.

2. Tra cứu nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam

Tra cứu và chọn thiết kế để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Tra cứu và chọn thiết kế để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Sau khi có được thiết kế nhãn hiệu riêng, doanh nghiệp phải tiến hành tra cứu nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam. Doanh nghiệp phải tra cứu để xác định được nhãn hiệu của mình có bị trùng lặp hay gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trên thị trường hay không. Trong trường hợp bị trùng lặp hay gây nhầm lẫn, doanh nghiệp phải sửa đổi thiết kế nhãn hiệu đến khi nhãn hiệu hoàn toàn khác biệt với thị trường.

3. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

3.1. Tài liệu tối thiểu

Doanh nghiệp bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (số lượng: 2 tờ)

– Mẫu nhãn hiệu kèm theo (số lượng: 5 mẫu)

– Chứng từ nộp phí, lệ phí (sau khi hoàn thành đóng lệ phí tại nơi đăng ký)

Trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, cần có thêm các tài liệu:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể;

– Bản thuyết minh về chất lượng, tính chất đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;

– Bản đồ khu vực địa lý;

– Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.

3.2. Tài liệu khác (nếu có)

– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp;

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

4. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam của AZTAX

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam của AZTAX
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam của AZTAX

Công ty AZTAX chúng tôi cung cấp trọn gói dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, cùng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao sẽ đảm bảo dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng thực hiện:

– Tra cứu nhãn hiệu được bảo hộ

– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết theo quy định

– Tiến hành làm thủ tục tại Cục SHTT thay mặt cho chủ sở hữu

– Bồi hoàn nhanh chóng khi có hồ sơ trả về

– Nhận và bàn giao văn bằng cho khách hành nhanh chóng

Thông tin về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam – những điều cần làm trước khi nộp đơn đã được AZTAX cung cấp cụ thể trên đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi tới nhiều thông tin hơn để giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và miễn phí về dịch vụ cũng như giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng theo địa chỉ:

5/5 - (10 bình chọn)
5/5 - (10 bình chọn)