Một trong những yếu tố then chốt trong việc đảm bảo sự cân bằng này là quyền lợi nghỉ phép. Tuy nhiên liệu lương nghỉ phép có tính bảo hiểm không? Người lao động được nghỉ phép trong trường hợp nào? Nghỉ phép dài từ 14 ngày trở lên có đóng bảo hiểm không? Cùng AZTAX tìm hiểu qua bài viết bên dưới để trả lời câu hỏi nghỉ phép có được đóng BHXH không nhé!
1. Lương nghỉ phép có tính bảo hiểm không?
Căn cứ Điều 113 của Bộ luật Lao động 2019, đã được trình bày trước đó về quy định về lịch nghỉ hằng năm. Bên cạnh đó, Điều 114 Bộ luật này quy định về việc tăng số ngày nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc là cứ đủ 5 năm làm việc, người lao động sẽ được tăng thêm 1 ngày nghỉ hằng năm.
Đồng thời, Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 quy định:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Tức là nếu người lao động không làm việc, cũng không được nhận lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng, thì tháng đó không được tính đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho trường hợp nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, khi người lao động nghỉ phép và có nhận lương, thì tháng người lao động nghỉ phép vẫn được tính bảo hiểm xã hội. Có nghĩa là người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng các khoản bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật trong tháng đó.
2. Người lao động nghỉ 14 ngày làm việc tính như thế nào ?
Dựa trên quy định của Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, các trường hợp khi người lao động (NLĐ) nghỉ việc từ 14 ngày trở lên sẽ được xác định như sau:
- Trường hợp 1: NLĐ nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn nhận lương từ người sử dụng lao động, cả NLĐ và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT theo quy định.
- Trường hợp 2: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT, nhưng NLĐ vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
- Trường hợp 3: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH để tính hưởng BHXH đối với NLĐ. NLĐ không phải đóng BHYT, cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho NLĐ.
- Trường hợp 4: NLĐ nghỉ việc và không nhận lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, thời gian này không được tính vào hưởng BHXH đối với NLĐ.
Xem thêm: Nghỉ phép có được hưởng lương không?
3. Chế độ nghỉ phép theo bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14, quy định về việc nghỉ hằng năm của người lao động. Theo đó, người lao động được nghỉ phép trong trường hợp:
- Đã làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động, đồng thời được hưởng nguyên lương trong hợp đồng động. Cụ thể:
- Được nghỉ 12 ngày đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường;
- Được nghỉ 14 ngày đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Được nghỉ 16 ngày đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động, số ngày nghỉ phép năm sẽ tương ứng với số tháng làm việc.
- Đối với trường hợp thôi việc hoặc bị mất việc, nếu chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm, người sử dụng lao động phải thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng lương (quy định tại Khoản 3 Điều 101 Bộ luật này).
- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động di chuyển bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà thời gian di chuyển cả đi lẫn về trên 2 ngày, từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian di chuyển ngoài ngày nghỉ hằng năm (điều này chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm).
Tuy nhiên, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến người lao động và phải thông báo trước cho họ biết. Hơn nữa, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận để phân chia ngày nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc chọn cách nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
4. Lương nghỉ phép có ảnh hưởng đến mức trợ cấp thất nghiệp không?
Trợ cấp thất nghiệp được xác định dựa trên mức lương cơ bản của người lao động trước khi họ mất việc. Trợ cấp thất nghiệp không phụ thuộc vào mức lương nghỉ phép hay các khoản thu nhập khác trong thời gian làm việc.
Trợ cấp thất nghiệp hỗ trợ người lao động trong giai đoạn tìm kiếm việc làm sau khi mất việc. Vì vậy, mức lương nghỉ phép không ảnh hưởng đến mức trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
5. Đối tượng này mặt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội
Người lao động (NLĐ) ở Việt Nam cần tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả với người dưới 15 tuổi.
- NLĐ làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 1 đến dưới 3 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công an, và các công việc khác trong các tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công an, và những người có liên quan trong công việc như quân nhân.
- NLĐ làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam.
- Quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã, và những người được trả lương từ doanh nghiệp.
- Người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn.
Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, họ cũng phải tham gia BHXH khi có giấy phép lao động và hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên, trừ những trường hợp đặc biệt như di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hoặc đủ tuổi nghỉ hưu.
6. Người sử dụng lao động được tạm dừng đóng BHXH bắt buộc đối với quỹ hưu trí và tử tuất không?
Người sử dụng lao động có thể tạm dừng việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất trong một số trường hợp nhất định, theo quy định tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể, tạm dừng đóng vào quỹ này được quy định như sau:
- Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn và phải tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dẫn đến việc không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội, họ có quyền tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng.
- Sau khi hết thời gian tạm dừng, người sử dụng lao động và người lao động cần tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm cả khoản bù cho thời gian đã tạm dừng. Lưu ý rằng số tiền đóng bù sẽ không bị tính lãi chậm theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
- Tạm dừng đóng trong trường hợp người lao động bị tạm giam:
- Nếu người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tạm giam, cả người lao động và người sử dụng lao động có quyền tạm dừng việc đóng bảo hiểm xã hội. Nếu sau đó cơ quan có thẩm quyền xác định rằng người lao động bị oan, họ sẽ phải đóng bù bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian tạm giam, và số tiền này cũng không bị tính lãi chậm.
Như vậy AZTAX đã giải đáp thắc mắc về lương nghỉ phép có tính bảo hiểm không và các vấn đề liên quan. Hy vọng những nội dung trên sẽ hữu ích cho quý độc giải cũng giúp các bạn trả lời cho mình câu hỏi nghỉ phép có được đóng BHXH không. Nếu các bạn có gì thắc mắc vui lòng liên hệ AZTAX qua HOTLINE: 0932383089 để được tư vấn và giải đáp miễn phí nhé!
Xem thêm: Trích trước tiền lương nghỉ phép
Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ không lương 2024