Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Cán bộ - Công chức - Viên chức có được thành lập doanh nghiệp?

Nhiều người hiện nay băn khoăn liệu các vị trí làm việc trong cơ quan nhà nước như viên chức có được thành lập doanh nghiệp không và lý do vì sao. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết về vấn đề liệu công chức có được thành lập doanh nghiệp hay không qua bài viết dưới đây.

1. Công viên chức là gì?

Viên chức là người công dân Việt Nam được tuyển chọn cho các vị trí công việc tại các cơ quan, tổ chức công lập, thường thông qua việc ký kết hợp đồng lao động và nhận lương từ nguồn quỹ lương của cơ quan, tổ chức công lập theo quy định của pháp luật.

Công viên chức là gì?
Công viên chức là gì? Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Viên chức được xác định dựa trên những tiêu chí sau:

  • Là công dân Việt Nam.
  • Được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc.
  • Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Nơi làm việc chính: Đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Tại Việt Nam, cán bộ, công chức và viên chức không được phép thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp. Việc công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật. Họ chỉ được quyền góp vốn, nhưng không được tham gia quản lý trong công ty TNHH, công ty cổ phần, hay công ty hợp danh.

Viên chức chỉ đươc phép đầu tư và hưởng lợi từ các doanh nghiệp. Trước khi bạn đăng ký kinh doanh, hãy nghiên cứu cẩn thận quy định pháp luật để tránh vi phạm và bị xử phạt.

Công viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020 về quyền thành lập doanh nghiệp như sau:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Vậy, cán bộ, công chức và viên chức có được đứng tên kinh doanh không? Theo quy định của pháp luật Việt Nam, họ không được phép thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp. Do đó, việc đứng tên kinh doanh đối với cán bộ, công chức và viên chức là không được phép.

Xem thêm: Đảng viên là công chức thì có được phép thành lập

3. Tại sao cán bộ, công chức không được thành lập doanh nghiệp?

Cán bộ, công chức, viên chức là những người nắm giữ những chức trách, quyền hạn quan trọng trong cơ quan, bộ máy Nhà nước. Do đó, pháp luật quy định cán bộ, công viên chức không được quản lý và thành lập doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, làm quyền có thể xảy ra.

Vì vậy, nếu không có những quy định này thì cán bộ, công chức, viên chức có khả năng lớn trong việc đan xen quyền lực, nhiệm vụ của mình trong cơ quan Nhà nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh, tư lợi cá nhân, xao nhãng trách nhiệm, thậm chí có thể dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

nhân viên nhà nước có được mở công ty? Vì sao?
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Vì sao?

Trong trường hợp nào cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại Điểm b và d Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2020 về trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp như sau:

2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.

4. Khi phát hiện một viên chức tham gia thành lập doanh nghiệp cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ làm gì?

Khi phát hiện viên chức tham gia thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xác minh, thông báo vi phạm, yêu cầu khắc phục, xử phạt hành chính, và thông báo cho cơ quan quản lý viên chức để xử lý theo quy định.

Cơ quan xử lý tình huống này theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, các bước xử lý có thể bao gồm:

  • Xác Minh Thông Tin: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xác minh thông tin liên quan đến viên chức và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà viên chức đó tham gia thành lập.
  • Thông Báo Vi Phạm: Nếu xác định được viên chức đã vi phạm quy định về việc không được thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo vi phạm cho cá nhân đó và doanh nghiệp liên quan.
  • Yêu Cầu Khắc Phục Vi Phạm: Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu viên chức và doanh nghiệp liên quan phải khắc phục vi phạm. Viên chức có thể phải từ chức hoặc rút khỏi việc thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp.
  • Xử Phạt Hành Chính: Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với viên chức và doanh nghiệp nếu vi phạm được xác định rõ ràng.
  • Thông Báo Cơ Quan Quản Lý Viên Chức: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho cơ quan quản lý viên chức (ví dụ: cơ quan chủ quản của viên chức đó) để cơ quan này có biện pháp xử lý nội bộ theo quy định.
  • Các Biện Pháp Khác: Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể áp dụng các biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

Việc viên chức tham gia thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn liên quan. Do đó, các biện pháp xử lý thường nghiêm khắc để đảm bảo tuân thủ pháp luật và ngăn ngừa xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ.

5. Cán bộ, viên chức, công chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp không?

Khoản 3 Điều 18 Luật Doanh Nghiệp 2014 có quy định rằng cán bộ, công chức, viên chức vẫn có quyền góp vốn vào các doanh nghiệp, cụ thể là góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Chỉ ngoại trừ trường hợp là đối tượng bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định.

Cán bộ, công chức và viên chức có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp không?
Cán bộ, công chức và viên chức có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp không?

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân.

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Tuy pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập doanh nghiệp nhưng có quyền góp vốn, mua cổ phần, vốn góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh. Tuy nhiên, vẫn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau khi góp vốn:

  • Nếu bản thân cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan Nhà nước thì không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó hoặc vợ/chồng, bố, mẹ, con hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.
  • Không được quyền tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được giới hạn góp vốn đối với những vị trí nhất định của một số loại hình doanh nghiệp:

  • Đối với công ty cổ phần: Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia góp vốn với tư cách là cổ đông góp vốn.
  • Đối với công ty hợp danh: Cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia góp vốn với tư cách là thành viên hợp vốn.
  • Đối với công ty TNHH: Theo quy định, nếu góp vốn vào công ty TNHH thì thành viên góp vốn sẽ trở thành người có quyền quản lý công ty. Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được góp vốn vào loại hình này.

Xem thêm: Sĩ quan quân đội có được thành lập doanh nghiệp

5. Viên chức muốn mua cổ phần hoặc góp vốn vào doanh nghiệp phải tuân theo điều kiện nào?

Như đã đề cập trước đây, viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp, nhưng có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc đầu tư vào công ty cổ phần hoặc TNHH trong các điều kiện sau:

  • Không được tham gia vào quản lý hoặc điều hành công ty, theo quy định tại Điều 20, Khoản 2 của Luật phòng chống tham nhũng năm 2020.
  • Trường hợp là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước, thì không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoặc nghề mà người đó đang trực tiếp thực hiện công việc quản lý nhà nước.

Điều kiện cho viên chức mua cổ phần hoặc góp vốn vào doanh nghiệp phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Đây là những hạn chế và quy định cụ thể:

  • Với công ty cổ phần, viên chức được phép tham gia dưới tư cách cổ đông góp vốn.
  • Với công ty hợp danh, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn cá nhân.
  • Với công ty trách nhiệm hữu hạn, viên chức không được phép góp vốn vào loại hình này.
Viên chức muốn mua cổ phần hoặc góp vốn vào doanh nghiệp phải tuần theo điều kiện nào?
Viên chức muốn mua cổ phần hoặc góp vốn vào doanh nghiệp phải tuần theo điều kiện nào?

 Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Câu hỏi “Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?” AZTAX vừa giải đáp vấn đề trên qua bài viết này. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu còn những vướng mắc liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp và tư vấn miễn phí.

8. Những câu hỏi thường gặp về công viên chức trong kinh doanh

Công chức có được kinh doanh không?

Theo quy định của pháp luật, cán bộ và công chức không bị hạn chế trong việc thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Những điều công chức không được làm là gì?

Theo Điều 18 của Luật Cán bộ công chức năm 2008, cán bộ và công chức không được thực hiện những hành vi liên quan đến đạo đức công vụ như:

  • Trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ đã được giao, gây xung đột hoặc suy yếu đoàn kết, tự ý bỏ công việc hoặc tham gia đình công.
  • Sử dụng trái pháp luật tài sản của Nhà nước và nhân dân.
  • Lợi dụng hoặc lạm dụng nhiệm vụ và quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến công việc để thu lợi cá nhân.
  • Tạo ra phân biệt đối xử dựa trên dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, dưới mọi hình thức.
  • Nhân viên nhà nước có được mở công ty hay không?

Nhân viên nhà nước không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Họ chỉ được phép góp vốn và không tham gia vào quản lý hoặc điều hành các loại doanh nghiệp, trừ khi có quy định khác theo luật chuyên ngành.

Công an có được kinh doanh không?

Công an nhân dân không được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu họ không thuộc đối tượng tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, thì họ được quyền góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh theo quy định.

Viên chức có được làm giám đốc doanh nghiệp?

Viên chức không được thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh…). Theo các quy định này, viên chức không được phép làm giám đốc doanh nghiệp.

Viên chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?

Tương tự như câu hỏi về viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Rất nhiều người vẫn đạt ra câu hỏi liệu viên chức có được điều hành doanh nghiệp không? AZTAX xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức 2010, viên chức có quyền tham gia hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian được quy định. Tuy nhiên không được tham gia quản lý điều hành với chức danh Giám đốc tại doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, viên chức không được tham gia quản lý điều hành công ty TNHH, công ty hợp danh, hợp tác xã, công ty cổ phần.

Cán bộ công chức có được kinh doanh không?

Dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, cán bộ, công chức không bị cấm thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Xem thêm: Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp

3/5 - (2 bình chọn)
3/5 - (2 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon