Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp?

can bo cong vien chuc co duoc thanh lap doanh nghiep

Cán bộ, công, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Tại sao viên chức không được thành lập doanh nghiệp? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi năm 2019;

Luật Viên chức 2010;

Luật Doanh nghiệp 2020.

2. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức theo quy định

Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản mà chúng ta thường nghe hàng ngày, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dưới đây là những định nghĩa chính xác nhất về cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

khai niem can bo cong vien chuc la gi
Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức theo quy định

2.1 Cán bộ là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 về cán bộ như sau:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2.2 Công chức là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2.3 Viên chức là gì?

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức cụ thể như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

vien chuc co duoc thanh lap doanh nghiep khong
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền thành lập doanh nghiệp như sau:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

Theo đó có thể hiểu, theo quy định của pháp luật viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Bên cạnh đó tại Điều 14 Luật viên chức 2010 có quy định cụ thể về quyền hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian của viên chức như sau:

  • Viên chức được hoạt động ngoài kinh doanh ngoài thời gian làm việc được quy định trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Được quyền ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị, cơ quan, tổ chức khác mà không bị pháp luật cấm, nhưng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao và nhận được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Được quyền góp vốn nhưng không được tham gia điều hành, quản lý công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần, bệnh viện, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật chuyên ngành.

4. Vì sao cán bộ, công, viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp?

vi sao can bo cong vien chuc khong duoc thanh lap doanh nghiep
Vì sao cán bộ, công, viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp?

Cán bộ, công viên chức là những người nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng và có quyền hạn trong cơ quan, bộ máy Nhà nước. Do đó, pháp luật quy định cán bộ, công viên chức không được quản lý và thành lập doanh nghiệp là nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, tham nhũng có thể xảy ra.

Vì vậy, nếu không có những quy định này thì cán bộ, công chức, viên chức có khả năng lớn trong việc đan xen quyền lực, nhiệm vụ của mình trong cơ quan Nhà nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh, tư lợi cá nhân, xao nhãng trách nhiệm, thậm chí có thể dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

(*)Trong trường hợp nào cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại Điểm b và d Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2020 về trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp như sau:

2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.

5. Một số câu hỏi liên quan khác

mot so cau hoi lien quan
Một số câu hỏi liên quan khác

5.1 Viên chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức 2010, viên chức có quyền tham gia hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian được quy định. Tuy nhiên không được tham gia quản lý điều hành với chức danh Giám đốc tại doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, viên chức không được tham gia quản lý điều hành công ty TNHH, công ty hợp danh, hợp tác xã, công ty cổ phần.

5.2 Cán bộ, công chức, viên chức có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp không?

Tuy pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập doanh nghiệp nhưng có quyền góp vốn, mua cổ phần, vốn góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh. Tuy nhiên, vẫn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau khi góp vốn:

  • Nếu bản thân cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan Nhà nước thì không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó hoặc vợ/chồng, bố, mẹ, con hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.
  • Không được quyền tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được giới hạn góp vốn đối với những vị trí nhất định của một số loại hình doanh nghiệp:

  • Đối với công ty cổ phần: Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia góp vốn với tư cách là cổ đông góp vốn;
  • Đối với công ty hợp danh: Cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia góp vốn với tư cách là thành viên hợp vốn;
  • Đối với công ty TNHH: Theo quy định, nếu góp vốn vào công ty TNHH thì thành viên góp vốn sẽ trở thành người có quyền quản lý công ty. Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được góp vốn vào loại hình này.

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?” AZTAX vừa giải đáp vấn đề trên qua bài viết này. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu còn những vướng mắc liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp và tư vấn miễn phí.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post