Ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới là điều được nhiều doanh nhân trẻ quan tâm. Việc các doanh nghiệp mới được thành lập với số lượng lớn đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, song cũng gia tăng thêm sức cạnh tranh vô cùng gay gắt. Vậy, ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới là gì? Cần lưu ý những gì khi tiến hành mở công ty? Mời các bạn cùng AZTAX tìm hiểu và giải đáp.
1. Cơ sở pháp lý
Nội dung phân tích về ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới trong bài viết được căn cứ trên những quy định từ bộ Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.
2. Ưu điểm của thành lập doanh nghiệp mới
Thành lập doanh nghiệp mới đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu từ con số không. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ hoàn toàn gặp bất lợi và muôn vàn khó khăn. Vậy thành lập công ty có lợi gì cho doanh nhân. Khi các doanh nhân trẻ thành lập công ty mới, những ưu điểm có thể kể đến như sau:
- Lợi ích về mục tiêu kinh doanh
- Lợi ích về mặt pháp lý
- Lợi ích trong hoạt động kinh doanh
- Lợi ích cho xã hội
2.1 Lợi ích về mục tiêu kinh doanh
Thành lập doanh nghiệp mới không chỉ là yêu cầu bắt buộc đối với các ngành nghề đặc thù hoặc siêu lợi nhuận, mà còn đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động kinh doanh lâu dài.
Theo quy định hiện hành, nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện như môi giới bất động sản, luật sư, dịch vụ hàng không và nhiều lĩnh vực khác đều yêu cầu phải thành lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng các cá nhân không thể hoạt động trong các lĩnh vực này nếu không thành lập doanh nghiệp.
Tóm lại, việc thành lập doanh nghiệp mới là điều kiện tối thiểu để cá nhân có thể tham gia vào các lĩnh vực có tiềm năng lợi nhuận cao hoặc các ngành nghề đặc biệt. Nếu không thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, cá nhân có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh dài hạn hoặc phải đối mặt với nhiều thủ tục và yêu cầu phức tạp.
2.2 Lợi ích về mặt pháp lý
Công ty là một loại hình doanh nghiệp mà pháp luật thừa nhận, đồng thời có các chế tài giúp cho hoạt động của doanh nghiệp công khai, minh bạch và uy tín hơn.
Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp là một pháp nhân với cơ cấu tổ chức rõ ràng, được hoạt động theo quy định và quản lý bởi các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể nhân danh tham gia vào các hoạt động pháp luật.
Khi doanh nghiệp được thành lập, pháp luật sẽ chính thức công nhận và bảo vệ nó theo các quy định hiện hành. Các quy định pháp lý sẽ xác định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên và cổ đông, từ đó đảm bảo rằng tất cả các giao dịch diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, minh bạch và dễ dàng kiểm soát.
2.3 Lợi ích trong hoạt động kinh doanh
Khi tiến hành đăng ký thành lập với cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân kinh doanh.
Tổ chức kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp hợp pháp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp, con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký cũng như các tài liệu kèm theo. Điều này đã giúp cho công ty bạn tăng thêm độ tin cậy, uy tín đối với các khách hàng cộng tác. Đặc biệt, đối với các ngành nghề có điều kiện, điều này càng có ý nghĩa to lớn hơn.
Ngoài ra, một quyền lợi của doanh nghiệp là được sử dụng hóa đơn tài chính. Đây là điều mà các cá nhân hay tổ chức khác không làm được. Do đó, khách hàng sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp hơn các cá nhân, đặc biệt khi họ cần hóa đơn để minh bạch, sao kê chi phí. Song song đó, việc thành lập doanh nghiệp tạo ra khả năng thu hút vốn, trở thành một phần của thị trường. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng tạo ra lợi nhuận lớn hơn so với các loại hình khác.
Thành lập doanh nghiệp mới, chủ sở hữu sẽ đồng thời tạo nên một thương hiệu riêng. Đây chính là bước đầu của phát triển doanh nghiệp, tạo nên thế cạnh tranh trên thị trường. Chủ doanh nghiệp có thể từng bước xây dựng ấn tượng và tác động đến nhận thức của người tiêu dùng và mở rộng quy mô.
2.4 Lợi ích cho xã hội
Một doanh nghiệp kinh doanh ổn định sẽ tạo ra lợi nhuận, góp phần đóng góp cho các loại thuế của nhà nước.
Song song đó, doanh nghiệp mới thành lập cũng mở ra nhiều cơ hội làm việc cho người lao động. Như vậy, tỷ lệ GDP nền kinh tế tại Việt Nam có thể tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ chung.
3. Nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới
Bên cạnh những ưu điểm, doanh nghiệp mới thành lập cũng gặp rất nhiều bất lợi khi vận hành. Đây là một số nhược điểm, khó khăn khi thành lập doanh nghiệp mới:
- Sức ép và khối lượng công việc quá lớn
- Phải tự mình làm mọi thứ
- Xây dựng mọi thứ từ con số không
- Sức ép về tài chính tăng cao
- Luôn tiềm ẩn nguy cơ thất bại
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp là gì?
3.1 Sức ép và khối lượng công việc quá lớn
Điều này là hoàn toàn dễ hiểu đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Việc xây dựng, lên kế hoạch ngay từ những ngày đầu có thể sẽ tạo nên một khối lượng công việc quá lớn. Điều này có thể vô tình gây ra những sức ép đến tinh thần, thể chất khi đối diện với áp lực công việc.
3.2 Phải tự mình làm mọi thứ
Xây dựng nên một doanh nghiệp mới đồng nghĩa với việc bạn phải tự chủ làm tất cả mọi thứ. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, những doanh nhân trẻ cũng phải không ngừng trau dồi, học hỏi, tự khám phá ở thực tiễn. Hơn hết, tỷ lệ mắc sai lầm của họ càng tăng lên khi không có người cạnh bên hướng dẫn.
Mỗi chủ doanh nghiệp đều phải tự giải đáp cho tất cả các vấn đề của mình. Đặc biệt ở những giai đoạn đầu tiên, họ bắt buộc phải thử nghiệm và có thể mắc sai lầm. Từ đó, những kinh nghiệm được đúc kết và họ sẽ tìm được các lối đi phù hợp cho doanh nghiệp.
3.3 Xây dựng mọi thứ từ con số không
Để thành lập một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng nền móng từ những bước đầu tiên như lên ý tưởng kinh doanh, loại hình doanh nghiệp,.. Tiếp đến, họ chắc chắn phải hoàn thành các thủ tục pháp lý về đăng ký doanh nghiệp, các kế hoạch phát triển nội bộ và xây dựng công ty. Điều này chắc chắn sẽ gây nên một sức ép vô cùng lớn đến các doanh nhân trẻ.
Để có thể giảm bớt sức ép, bạn có thể lựa chọn sử dụng các dịch vụ như thành lập doanh nghiệp, thủ tục thuế ban đầu,… từ các công ty cung cấp dịch vụ tương ứng. Điều này sẽ tối ưu chi phí đồng thời giúp bạn có thêm thời gian phát triển các kế hoạch khác.
3.4 Sức ép về tài chính tăng cao
Là nhân viên, bạn chỉ cần làm việc và nhận lương hàng tháng. Ngược lại, khi trở thành chủ doanh nghiệp, bạn phải chịu nhiều chi phí như văn phòng, nhân sự, và văn phòng phẩm, dẫn đến áp lực tài chính ngay từ giai đoạn đầu.
Vì vậy, việc có đủ vốn để trang trải các chi phí ban đầu và duy trì hoạt động trong những tháng tiếp theo là điều kiện tiên quyết khi thành lập doanh nghiệp. Hiện tại, Nhà nước đã đưa ra các chính sách hỗ trợ như vay vốn và miễn giảm thuế để giúp doanh nghiệp mới khởi nghiệp thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tuân thủ việc kê khai thuế hàng quý và hàng năm. Ngoài các loại thuế cơ bản như lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp còn có thể phải đóng thêm thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh.
3.5 Luôn tiềm ẩn nguy cơ thất bại
Kinh doanh trên thương trường luôn tiềm ẩn những rủi ro. Đặc biệt, nguy cơ thất bại càng lớn hơn khi các doanh nghiệp mới được phát triển, mở rộng mô hình kinh doanh. Đối với các chủ thành lập, “thất bại” là cụm từ rất nặng nề. Họ có thể mất đi toàn bộ tài sản, gây nên những sức ép lớn về vật chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, những nguy cơ rủi ro luôn song hành cùng thành công. Do đó, chủ thành lập cần có đủ kiến thức chuyên môn và trải nghiệm thực chiến. Bên cạnh đó, họ còn phải tư duy nhạy bén, có thể nhìn xa để đề ra những hướng đi phù hợp phát triển doanh nghiệp.
Quý khách đang mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Để tối ưu hoá thời gian và chi phí thành lập công ty, quý khách hàng kết nối ngay với AZTAX để được tư vấn giải pháp hiệu quả nhất. Chúng tôi cung cấp giải pháp thành lập doanh nghiệp chỉ từ 1.000.000 đồng. Kết nối ngay với chúng tôi để được nhận ưu đãi tốt nhất.
4. Có nên thành lập công ty
Trong cuộc hành trình đầy thách thức của các startup tại Việt Nam, câu hỏi về việc nên hay không nên thành lập công ty luôn được đặt ra để cân nhắc. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp mà còn đến tương lại của chính bạn sau này.
Thành lập một công ty mang lại nhiều lợi ích rất rõ rệt. Điều này giúp bạn dễ dàng để mở rộng quy mô kinh doanh, cũng như tạo cơ hội quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình, từ đó xây dựng lòng tin đối với khách hàng, tạo nền tảng cho lợi nhuận bền vững. Doanh nghiệp pháp nhân sau khi thành lập sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ, giúp tránh xa khỏi những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế để vận hành một doanh nghiệp rất là khó khăn, đòi hỏi chủ sở hữu phải am hiểu nhiều lĩnh lực khác nhau như tài chính, phát lý chuyên sâu. Do đó chúng ta có thể cân nhát hợp tác để cùng nhau xây dựng doanh nghiệp. Nhằm giảm bớt áp lực cũng như các rủi ro trong quá trình vận hành.
Ví dụ: công ty A kinh doanh một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, thì việc sở hữu tư cách pháp nhân sẽ trở nên cần thiết khi khách hàng yêu cầu việc xuất hóa đơn đỏ hoặc sử dụng con dấu công ty. Lúc đó, việc thành lập một công ty là bước quan trọng để đáp ứng yêu cầu pháp lý và khách hàng.
5. Một số lưu ý về ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới
5.1 Cần tránh chọn sai loại hình doanh nghiệp với tiềm lực thực tế của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tìm hiểu những ưu, nhược điểm của từng loại hình kinh doanh để có thể lựa chọn phù hợp với tình hình tài chính thực tế của mình.
5.2 Lưu ý về cách đặt tên doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 37, 38, 39, 41 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/20020/QH14, tên doanh nghiệp bắt buộc là tên riêng, không được trùng lặp với các cơ quan, tổ chức đã đăng ký. Bên cạnh đó, tên không được chứa các từ ngữ mang tính xúc phạm, phỉ báng theo quy định. Ngoài ra, tên doanh nghiệp cần phải được cấu thành từ hai yếu tố bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
5.3 Lưu ý về cách đặt địa chỉ doanh nghiệp
Căn cứ tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, trụ sở chính đặt công ty phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định rõ ràng, cụ thể. Cần lưu ý, doanh nghiệp không được phép đặt địa chỉ tại các khu nhà tập thể hay nhà chung cư không phục vụ cho mục đích kinh doanh.
5.4 Lưu ý chọn mức vốn phù hợp
Mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty đề ra ảnh hưởng trực tiếp đến phí thuế môn bài phải nộp. Do đó, chủ thành lập cần đề ra mức vốn phù hợp khả năng tài chính công ty, đồng thời gia tăng uy tín với khách hàng. Thời hạn hoàn thành vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5.5 Lưu ý về các quy trình sau khi thành lập
Sau khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp mới thành lập cần nhanh chóng hoàn thành các hoạt động sau:
- Công bố nội dung đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia
- Tiến hành khắc con dấu và thông báo mẫu cho cơ quan
- Kê khai và hoàn thành mức thuế cho doanh nghiệp
- Mua chữ ký điện tử và mở tài khoản ngân hàng giao dịch
- Treo bảng hiệu công ty và phát hành hóa đơn doanh nghiệp
- Thực hiện góp vốn đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Pháp luật
6. Dịch vụ thành lập công ty trọn gói AZTAX tại TP.HCM
AZTAX là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu về lĩnh vực kinh doanh và pháp lý doanh nghiệp. Dịch vụ của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng hoàn tức thủ tục thành lập công ty mà bạn mong muốn mà không phải lo lắng về các vấn đề pháp phức tạp.
Với AZTAX, bạn có thể yên tâm bước vào thế giới kinh doanh mà không cần lo lắng về các thủ tục phức tạp. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn dịch vụ thành lập công ty trọn gói chất lượng và uy tín, giúp bạn khởi đầu một hành trình kinh doanh thành công. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từ đầu đến cuối quy trình, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, và đảm bảo rằng bạn tuân theo tất cả các quy định pháp lý.
Trên đây là những thông tin về ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới. Chúng tôi rất mong đã có thể cung cấp và giải đáp các thắc mắc của các chủ doanh nghiệp. Dưới đây là một số bài viết cùng chuyên mục mà quý độc giả có thể tham khảo.
Xem thêm: Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp
Xem thêm: Câu hỏi về thành lập doanh nghiệp