Ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới là gì?

uu nhuoc diem cua thanh lap doanh nghiep moi

Các doanh nhân trẻ ngày nay đều rất quan tâm đến ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới. Việc các doanh nghiệp mới được thành lập với số lượng lớn đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, song cũng gia tăng thêm sức cạnh tranh vô cùng gay gắt. Vậy, ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới là gì? Cần lưu ý những gì khi tiến hành mở công ty? Mời các bạn cùng AZTAX tìm hiểu và giải đáp.

1. Cơ sở pháp lý

Thông tin trong bài viết được căn cứ trên những quy định từ bộ Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

2. Ưu điểm của thành lập doanh nghiệp mới

Thành lập doanh nghiệp mới đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu từ con số không. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ hoàn toàn gặp bất lợi và muôn vàn khó khăn. Khi các doanh nhân trẻ thành lập công ty mới, những ưu điểm có thể kể đến như sau.

2.1 Lợi ích về mục tiêu kinh doanh

nhung loi ich ve muc tieu kinh doanh
Các lợi ích về mục tiêu kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp mới là gì?

Đầu tiên, thành lập doanh nghiệp mới sẽ có thể giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Hiện nay, theo quy định, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như môi giới bất động sản, luật sư, dịch vụ hàng không,… đều yêu cầu thành lập doanh nghiệp. Nói như vậy cũng đồng nghĩa với việc các cá nhân sẽ không thể đáp ứng điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực này.

Như vậy, thành lập doanh nghiệp mới chính là yêu cầu tối thiểu để các cá nhân có thể tham gia vào các lĩnh vực siêu lợi nhuận hay ngành nghề đặc thù. Mặt khác, cá nhân không đăng ký thành lập doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn cho các kế hoạch kinh doanh dài hạn hoặc cần nhiều thủ tục, yêu cầu.

2.2 Lợi ích về mặt pháp lý

Công ty là một loại hình doanh nghiệp mà pháp luật thừa nhận, đồng thời có các chế tài giúp cho hoạt động của doanh nghiệp công khai, minh bạch và tin tưởng hơn nữa.

Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp là một pháp nhân với cơ cấu tổ chức rõ ràng, được hoạt động theo quy định và quản lý bởi các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể nhân danh tham gia vào các hoạt động pháp luật.

Pháp luật cũng quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên, bộ phận bên trong doanh nghiệp. Việc đó giúp cho các giao dịch trở nên minh bạch, tránh được những tranh cãi không cần thiết.

2.3 Lợi ích trong hoạt động kinh doanh

loi ich ve hoat dong kinh doanh khi thanh lap doanh nghiep moi
Các lợi ích về hoạt động kinh doanh

Khi tiến hành đăng ký thành lập với cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân kinh doanh. Đồng thời, tổ chức kinh doanh cũng được cấp mã số doanh nghiệp, con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký cũng như các tài liệu kèm theo. Điều này đã giúp cho công ty bạn tăng thêm độ tin cậy, uy tín đối với các khách hàng cộng tác. Đặc biệt, đối với các ngành nghề có điều kiện, điều này càng có ý nghĩa to lớn hơn.

Ngoài ra, một quyền lợi của doanh nghiệp là được sử dụng hóa đơn tài chính. Đây là điều mà các cá nhân hay tổ chức khác không làm được. Do đó, khách hàng sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp hơn các cá nhân, đặc biệt khi họ cần hóa đơn để minh bạch, sao kê chi phí. Song song đó, việc thành lập doanh nghiệp tạo ra khả năng thu hút vốn, trở thành một phần của thị trường. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng tạo ra lợi nhuận lớn hơn so với các loại hình khác.

Thành lập doanh nghiệp mới, chủ sở hữu sẽ đồng thời tạo nên một thương hiệu riêng. Đây chính là bước đầu của phát triển doanh nghiệp, tạo nên thế cạnh tranh trên thị trường. Chủ doanh nghiệp có thể từng bước xây dựng ấn tượng và tác động đến nhận thức của người tiêu dùng và mở rộng quy mô.

2.4 Lợi ích cho xã hội

Một doanh nghiệp kinh doanh ổn định sẽ tạo ra lợi nhuận, góp phần đóng góp cho các loại thuế của nhà nước. Song song đó, doanh nghiệp mới thành lập cũng mở ra nhiều cơ hội làm việc cho người lao động. Như vậy, tỷ lệ GDP nền kinh tế tại Việt Nam có thể tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ chung.

3. Nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới

Bên cạnh những ưu điểm, doanh nghiệp mới thành lập cũng gặp rất nhiều bất lợi khi vận hành.

3.1 Sức ép và khối lượng công việc quá lớn

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Việc xây dựng, lên kế hoạch ngay từ những ngày đầu có thể sẽ tạo nên một khối lượng công việc quá lớn. Điều này có thể vô tình gây ra những sức ép đến tinh thần, thể chất khi đối diện với áp lực công việc.

3.2 Phải tự mình làm mọi thứ

phai tu minh lam moi thu khi thanh lap doanh nghiep moi
Các chủ đầu tư phải tự mình làm mọi thứ khi thành lập doanh nghiệp mới.

Xây dựng nên một doanh nghiệp mới đồng nghĩa với việc bạn phải tự chủ làm tất cả mọi thứ. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, những doanh nhân trẻ cũng phải không ngừng trau dồi, học hỏi, tự khám phá ở thực tiễn. Hơn hết, tỷ lệ mắc sai lầm của họ càng tăng lên khi không có người cạnh bên hướng dẫn.

Mỗi chủ doanh nghiệp đều phải tự giải đáp cho tất cả các vấn đề của mình. Đặc biệt ở những giai đoạn đầu tiên, họ bắt buộc phải thử nghiệm và có thể mắc sai lầm. Từ đó, những kinh nghiệm được đúc kết và họ sẽ tìm được các lối đi phù hợp cho doanh nghiệp.

3.3 Xây dựng mọi thứ từ con số không

Để thành lập một doanh nghiệp, bạn bắt buộc phải xây dựng nền móng từ những bước đầu tiên như lên ý tưởng kinh doanh, loại hình doanh nghiệp,.. Tiếp đến, họ chắc chắn phải hoàn thành các thủ tục pháp lý về đăng ký doanh nghiệp, các kế hoạch phát triển nội bộ và xây dựng công ty. Điều này chắc chắn sẽ gây nên một sức ép vô cùng lớn đến các doanh nhân trẻ.

Để có thể giảm bớt sức ép, bạn có thể lựa chọn sử dụng các dịch vụ như thành lập doanh nghiệp, thủ tục thuế ban đầu,… từ các công ty cung cấp. Điều này sẽ tối ưu chi phí đồng thời giúp bạn có thêm thời gian phát triển các kế hoạch khác.

3.4 Sức ép về tài chính tăng cao

doi mat voi suc ep tai chinh tang cao khi thanh lap doanh nghiep moi
Các chủ đầu tư phải đối mặt với sức ép khủng khiếp về tài chính doanh nghiệp.

Là một nhân viên, bạn chỉ cần làm việc, cống hiến và sẽ luôn được đảm bảo trả lương hàng tháng. Tuy nhiên, với vị trí là chủ doanh nghiệp, bạn chắc chắn phải làm điều ngược lại và chi trả rất nhiều tiền cho chi phí văn phòng, nhân sự, văn phòng phẩm,… Do đó, các chủ thành lập dễ dàng gặp phải nhiều áp lực về mặt tài chính ở giai đoạn đầu tiên.

Chắc chắn rằng, điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp chính là bạn phải sở hữu số tiền đủ lớn để chi trả các chi phí và duy trì những tháng tiếp theo. Hiện nay, Nhà nước cũng đã có các chính sách hỗ trợ vay vốn, miễn giảm thuế để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp mới, thúc đẩy kinh tế thị trường.

3.5 Luôn tiềm ẩn nguy cơ thất bại

Kinh doanh trên thương trường luôn tiềm ẩn những rủi ro. Đặc biệt, nguy cơ thất bại càng lớn hơn khi các doanh nghiệp mới được phát triển, mở rộng mô hình kinh doanh. Đối với các chủ thành lập, thất bại là cụm từ rất nặng nề. Họ có thể mất đi toàn bộ tài sản, gây nên những sức ép lớn về vật chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, những nguy cơ rủi ro luôn song hành cùng thành công. Do đó, chủ thành lập cần có đủ kiến thức chuyên môn và trải nghiệm thực chiến. Bên cạnh đó, họ còn phải tư duy nhạy bén, có thể nhìn xa để đề ra những hướng đi phù hợp phát triển doanh nghiệp.

4. Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

4.1 Cần tránh chọn sai loại hình doanh nghiệp với tiềm lực thực tế của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tìm hiểu những ưu, nhược điểm của từng loại hình kinh doanh để có thể lựa chọn phù hợp với tình hình tài chính thực tế của mình.

4.2 Lưu ý về cách đặt tên doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 37, 38, 39, 41 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/20020/QH14, tên doanh nghiệp bắt buộc là tên riêng, không được trùng lặp với các cơ quan, tổ chức đã đăng ký. Bên cạnh đó, tên không được chứa các từ ngữ mang tính xúc phạm, phỉ báng theo quy định. Ngoài ra, tên doanh nghiệp cần phải được cấu thành từ hai yếu tố bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

4.3 Lưu ý về cách đặt địa chỉ doanh nghiệp

cac luu y khi dat dia chi doanh nghiep
Những lưu ý khi đặt địa chỉ công ty.

Căn cứ tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, trụ sở chính đặt công ty phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định rõ ràng, cụ thể. Cần lưu ý, doanh nghiệp không được phép đặt địa chỉ tại các khu nhà tập thể hay nhà chung cư không phục vụ cho mục đích kinh doanh.

4.4 Lưu ý chọn mức vốn phù hợp

Mức vốn điều lệ doanh nghiệp đề ra ảnh hưởng trực tiếp đến phí thuế môn bài phải nộp. Do đó, chủ thành lập cần đề ra mức vốn phù hợp khả năng tài chính công ty, đồng thời gia tăng uy tín với khách hàng. Thời hạn hoàn thành vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4.5 Lưu ý về các quy trình sau khi thành lập

Sau khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp mới thành lập cần nhanh chóng hoàn thành các hoạt động sau:

– Công bố nội dung đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia;

– Tiến hành khắc con dấu và thông báo mẫu cho cơ quan;

– Kê khai và hoàn thành mức thuế cho doanh nghiệp;

– Mua chữ ký điện tử và mở tài khoản ngân hàng giao dịch;

– Treo bảng hiệu công ty và phát hành hóa đơn doanh nghiệp;

– Thực hiện góp vốn đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Pháp luật.

Trên đây là những thông tin về ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới. AZTAX rất mong đã có thể cung cấp và giải đáp các thắc mắc của các chủ doanh nghiệp. Dưới đây là một số bài viết cùng chuyên mục mà quý độc giả có thể tham khảo.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post